Mở bài kết bài Nỗi Thương Mình hay nhất

Mở bài kết bài Nỗi Thương Mình hay nhất sẽ giúp các bạn giải quyết được những khó khăn trong việc viết mở bài kết bài nỗi thương mình.

Top 4 mở bài Nỗi Thương Mình

Mở bài trực tiếp Nỗi Thương mình

ơn 250 năm trước từ đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, một trong những người Việt Nam vĩ đại nhất đã ra đời: Nguyễn Du. Ông là môt đại thi hào trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam. Với kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều), Nguyễn Du đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc bao thế hệ. Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một trong những đoạn trích tiêu biểu, để lại ấn tượng trong lòng bạn đọc. “Nỗi thương mình” là tâm trạng xót xa, ê chề của nàng Kiều khi rơi vào hoàn cảnh éo le đầy nhục nhã tại lầu Ngưng Bích và bắt đầu những ngày tháng trở thành kỹ nữ, chứng kiến cảnh mua vui trụy lạc, mà rớt nước mắt xót thương

Liên quan: Sơ đồ tư duy Độc tiểu thanh kí ngữ văn 10

Mở bài gián tiếp nỗi thương mình

Mộng Liên Đường chủ nhân đã từng nhận xét: “Nguyễn Du có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Quả thật con mắt ấy, suy nghĩ ấy đã giúp ông nhìn thấu mọi rối ren, mọi vấn đề của xã hội đương thời – một xã hội mục nát đầy biến chất, nơi con người tài hoa, những khát vọng chính đáng bị vùi dập bất công thể hiện qua kiệt tác “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh). Đoạn trích “Nỗi thương mình” là một trong những đoạn trích tiêu biểu miêu tả sâu sắc tâm trạng tủi hổ, bi ai nhất về nàng Kiều khiến người đọc không khỏi xót xa.

Mở bài nâng cao Nỗi Thương mình

Nhắc đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, hẳn không ai trong số những con dân Việt Nam là không biết tới một kiệt tác, áng thơ bất hủ đã có sức sống mãnh liệt hơn 200 năm và không hề có dấu hiệu tàn lụi. Và quả vậy, từ khi Truyện Kiều được khắc in và truyền bá, thì từ vua quan cho tới thứ dân ai cũng đọc Kiều, mê Kiều. Người ta coi việc biết Truyện Kiều là tiêu chuẩn của một người biết sống: “Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống trà mạn hảo, xem nôm Thuý Kiều”. Một trong những đoạn trích tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn nhất trong truyện Kiều đó là “Nỗi thương mình” (nằm từ câu 1229 đến câu 1248), đoạn trích kể về chuỗi ngày nhiều đau đớn và nước mắt của Thúy Kiều khi cuộc đời bị đẩy vào chốn lầu xanh.

Đọc thêm: Mở bài kết bài Cảnh Ngày Hè hay nhất

Mở bài nỗi thương mình hay

Xã hội phong kiến với bao luật lệ hà khắc và sự chi phối của đồng tiền, “cả xã hội chạy theo đồng tiền” đã chèn ép thân phận người phụ nữ, dòn họ vào những hoàn cảnh éo le. Sống trong xã hội bất công ấy, bằng tất cả tấm lòng, tài năng nghệ thuật của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, Nguyễn Du đã cho ra đời kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) mà tiêu biểu là đoạn trích “Nỗi thương mình”. Đoạn trích nằm từ câu 1229 đến câu 1248, trong phần lưu lạc của Kiều với chuỗi ngày nhiều đau đớn và đầy nước mắt của nàng Kiều khi bị đẩy vào chốn lầu xanh, tâm trạng tủi hổ, xót xa của Kiều.

Top 3 kết bài Nỗi thương mình

Kết bài trực tiếp nỗi thương mình

“Nỗi thương mình” có thể coi là một đoạn trích tiêu biểu thể hiện tài năng nghệ thuật độc đáo, tinh thần nhân đạo mới mẻ của đại thi hào nguyễn Du. Đoạn trích chứa đựng ý nghĩa sầu sắc về quá trình tự ý thức của người phụ nữ trong văn học trung đại có ý nghĩa “cách mạng”. Với tài năng miêu tả tâm lí nhân vật, nội tâm độc đáo, nàng Kiều – đại diện cho người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du không chỉ biết hi sinh, nhẫn nhục, cam chịu mà bước đầu đã có ý thức về phẩm giá, nhân cách, tức là ý thức về quyền sống của bản thân. Đó chính là giá trị nhân đạo mang ý nghĩa nhân văn, làm nên sức sống, giá trị cao cả cho một kiệt tác của dân tộc

Đọc thêm:Mở bài kết bài Phú Sông Bạch Đằng hay nhất

Kết bài gián tiếp nỗi thương mình

Đoạn trích chỉ vỏn vẹn hai mươi câu nhưng bằng tài năng nghệ thuật xuất chúng của mình, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức sâu sắc về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh. Chỉ khi con người ý thức được hoàn cảnh đau đớn của chính mình thì mới có thể cảm thông, giúp đỡ người khác. Đó cũng chính là cái nhìn mới của Nguyễn Du về người phụ nữ, mang một hơi thở nhân đạo sâu sắc, vượt thời đại.

Kết bài nâng cao nỗi thương mình

Đoạn thơ đầy chất bi thương nhưng lại không hề yếu đuối. Tâm trạng đau đớn, tủ hổ của Kiều khi bị lừa vào chốn lầu xanh chính là lời tố cáo mãnh liệt tội ác của xã hội với bao lạc hậu, hủ tục và thủ đoạn đã đè nèn bao nhiêu đau khổ lên một kiếp người. Qua đó, người đọc càng thêm cảm phục, yêu thương khôn xiết người con gái tài hoa mà bất hạnh. Thể hiện nỗi thương mình của Thúy Kiều, Nguyễn Du cũng thể hiện được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật với ngôn ngữ nửa trực tiếp, lời tác giả và nhân vật như hòa vào nhau tạo nên sự đồng cảm giữa tác giả-nhân vật- người đọc.

Đọc thêm:

Mở bài kết bài Chữ Người Tử Tù hay nhất

Sơ đồ tư duy Tây Tiến ngắn gọn dễ hiểu

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-12-23 22:06:30.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*