giáo án mùa lá rụng trong vườn lớp 12 chi tiết nhất

giáo án mùa lá rụng trong vườn giúp HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

 Tham khảo: Soạn Bài viết số 5 lớp 12 ngắn gọn nhất                                    

A: Xác định vấn đề cần giải quyết

I. Tên bài học: giáo án mùa lá rụng trong vườn

II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp

III. Chuẩn bị của thầy và trò

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏiTranh ảnh về nhà văn Ma Văn Kháng và Tết cổ truyền của dân tộc.

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

B: Xác định nội dung – chủ đề bài học

-Không khí ngày Tết cổ truyền trong gia đình ông Bằng.

– Những nét tính cách đối lập.- Nghệ thuật kể chuyện, thể hiện tâm lí nhân vật…

C: Mức độ cần đạt

1. Kiến thức

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm truyện sau 1975;

2. Kĩ năng

a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học

3.Thái độ

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản truyện;

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản truyện;

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của truyệnhiện đại Việt Nam trong lích sử văn học dân tộc

-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà truyện đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện hiện đại Việt Nam .

D : Tổ chức dạy và học giáo án mùa lá rụng trong vườn

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng  cần đạt, năng lực cần phát triển
– B1: GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả Ma Văn Kháng
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Xem trang ảnh về cảnh cúng tất niên, cách đón năm mới trong thời kì những năm 80 của thế kỉ XX;
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức và giới thiệu Vào bài: Trong truyện Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi, chúng ta đã thấy được sức mạnh của truyền thống gia đình khi đất nước có chiến tranh. Vậy truyền thống đó có tiếp tục phát huy, giữ gìn hay bị lung lạy khi đất nước chuyển mình bước sang thời kì mới, thời kỳ của nền kinh tế thị trường? Để thấy rõ điều này, chúng ta cùng tìm hiểu một đoạn trích trong tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng.
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.  – Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 35 phút) giáo án mùa lá rụng trong vườn

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
– Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả.
B1: GV giao nhiệm vụ:
HS đọc SGK, tóm tắt nét chính về tác giả.
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
I. TIỂU DẪN
1. Tác giả
-Ma Văn Kháng, tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, là người có nhiều đóng góp tích cực cho sự vận động và phát triển nhiều mặt của văn học nghệ thuật. Ông được tặng giải thưởng văn học ASEAN năm 1998 và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
-Tác phẩm chính (SGK)
2. Mùa lá rụng trong vườn      
Tiểu thuyết được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Thông qua câu chuyện xảy ra trong gia đình ông Bằng, một gia đình nền nếp, luôn giữ gia pháp nay trở nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài, nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc .
Thao tác 1: Hướng dẫn tìm hiểu giá trị nội dung của đoạn trích
– B1: GV giao nhiệm vụ: GV tổ chức cho HS đọc, tóm tắt và tìm hiểu nhân vật chị Hoài. Có thể nêu câu hỏi: Anh (chị) có ấn tượng gì về nhân vật chị Hoài? Vì sao mọi người trong gia đình đều yêu quí chị?
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức              
– B1: GV giao nhiệm vụ GV tổ chức cho HS tìm hiểu cảnh sum họp gia đình trước giờ cúng tất niên bằng các câu hỏi:
a) Phân tích diễn biến tâm lí hai nhân vật ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại trước giờ cúng tất niên.
b) Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta? (GV gợi dẫn: Tìm những chi tiết miêu tả về khung cảnh ngày tết, cử chỉ, lời khấn của ông Bằng trong đoạn văn cuối)
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức                
– Thao tác 3: Tìm hiểu ý nghĩa của việc cúng tổ tiên trong ngày tết.
– B1: GV giao nhiệm vụ Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho anh (chị) cảm xúc và suy nghĩ gì về truyền thống văn hoá riêng của dân tộc ta?
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức  
II. Hướng dẫn đọc thêm:
1. Nhân vật chị Hoài:
– Dù hiện tại đã có gia đình riêng, có một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh, nhưng chị vẫn quan tâm đến những biến động của họ. Là Tình nghĩa, thuỷ chung.
– Mọi người trong gia đình đều yêu quý chi Hoài:
+ Chị có một tấm lòng nhân hậu: đột ngột trở về sum họp cùng gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm những món quà quê giản dị của chị chứa đựng những tình cảm chân thành. Quan tâm cụ thể, mộc mạc và nồng hậu tất cả thành viên trong gia đình bố chồng.
+ Chị trở kại khi gia đình ấy có những thay đổi không vui, rạn vỡ trong quan hệ do biến động xã hội.Và Sự có mặt của chị gắn kết mọi người, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc, khiến cho bữa cơm tất niên “sang trọng và hân hoan khác thường” trong thời buổi khó khăn.
2. Diễn biến tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại:
– Ông Bằng:
+ “nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên”,
+ “ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khó oà”,
+ “giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: Hoài đấy ư, con? “. Và Nỗi vui mừng, xúc động không dấu giếm của ông khi gặp lại người đã từng là con dâu trưởng mà ông rất mực quí mến.
– Chị Hoài:
+ “gần như không chủ động được mình, lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản… kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”.
+ Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc “ông!” và Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương đau buồn, lo lắng trước những biến động không vui của gia đình. Và Sự có mặt của chị Hoài khiến nỗi cô đơn của ông Bằng được giải toả, như có thêm niềm tin trong cuộc đấu tranh gìn giữ những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình.
3. Ý nghĩa của việc cúng tổ tiên trong ngày tết:
– Gợi nhớ về cội nguồn, về các giá trị truyền thống của dân tộc.
– Phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.  
– Thao tác 4: Tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản B1: GV giao nhiệm vụ: Nêu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?  
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức    
III/ Tổng kết giáo án mùa lá rụng trong vườn
1/ Nghệ thuật          
Cách kể chuyện tự nhiên, miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, sâu sắc.
2/ Ý nghĩa văn bản          
Qua đoạn trích người đọc cảm nhận được những nét đẹp của truyền thống văn hóa DT, để không đánh mất chính mình trước sự tác động của nền kinh tế thị trường.

3.LUYỆN TẬP giáo án mùa lá rụng trong vườn

Hoạt động của GV – HSKiến thức cần đạt
B1: GV giao nhiệm vụ  
Câu hỏi 1: Dòng nào sau đây chưa nhận định đúng về tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”?
a. Tác phẩm đánh dấu bước chuyển về cảm hứng về đề tài của Ma Văn Kháng.
b. Đã được nhận giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1986.
c. Phản ánh sự bình yên trong những mái nhà cổ kính bất chấp nền kinh tế thị trường.
d.Thể hiện niềm lo lắng sâu sắc cũa nhà văn cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.
Câu hỏi 2: Các nhân vật Lí, Phượng, Hoài trong truyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
a. Chị em ruột trong một gia đình.
b. Chị em dâu trong gia đình.
c. Chị dâu và các em gái chồng.
d. Em dâu và các chị gái của chồng.
Câu hỏi 3: Nhân vật Hoài trong truyện là người như thế nào?
a. Nết na, thùy mị  
b. Nghĩa tình thủy chung.
c. Đảm đang.    
d. Cả A, B và C.
Câu hỏi 4: Tại sao chị Hoài chiều 30 Tết mới về sum họp với gia đình ông Bằng?
a. Vì chị là con gái ông Bằng đã đi lấy chồng ở xa.  
b. Vì chị vốn là con dâu của ông Bằng, do chồng chết nên đã đi bước nữa.
c. Vì chị là con gái ông Bằng đi công tác ở xa nay mới nghỉ phép về ăn Tết.
d. MVì chị là con dâu ông Bằng nhưng đã được ông cho ở riêng.
Câu hỏi 5: Nhân vật ông Bằng trong truyện được nhà văn tô đậm nhất ở phương diện nào?
a. Giàu nghị lực và yêu đời.
b. Mẫu mực, khuôn phép, gia giáo.
c. Sự cương trực, thẳng thắn.
d. Sự thông minh, tài hoa, uyên bác.
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
ĐÁP ÁN                 
[1]=’c’ [2]=’b’ [3]=’d’ [4]=’b’ [5]=’b’  

4.VẬN DỤNG giáo án mùa lá rụng trong vườn

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ:
Đọc đoạn văn sau: “Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại thể vẫn là một? Tết gia đình. Tết dân tộc. Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian nan. Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy. Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.”                   
( Trích Mùa lá rụng trong vườn-Ma Văn Kháng)
1. Đoạn văn trên khẳng định điều gì?
2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
3. Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ điều gì?
4,  Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên.
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
1.Đoạn văn trên khẳng định: Tết cổ truyền của dân tộc bao đời nay vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống và giàu bản sắc 
2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là điệp ( lặp) cấu trúc câu ( Tết…; Vẫn là…)
-Tác dụng: nhấn mạnh những nét đẹp truyền thống, những bản sắc của Tết cổ truyền dân tộc qua bao đời nay vẫn không thay đổi 3.Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ một năm cũ vừa qua đi và một năm mới đang sắp đến với bao gian nan,vất vả mà mỗi người đã và sẽ trải qua.
4. Tiêu đề cho đoạn văn: có thể có cách đặt tiêu đề khác nhau nhưng phải thể hiện được nội dung chính của đoạn văn ( Ví dụ: Tết cổ truyền của dân tộc; Tết cổ truyền và bản sắc dân tộc; Tết cổ truyền – hồn Việt xưa và nay…)    

5.MỞ RỘNG, SÁNG TẠO ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Viết một bài văn thuyết minh về Tết cổ truyền ở nước ta
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức  
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Tích hợp kiến thức văn thuyết minh để hoàn thành bài văn ngắn.

Xem thêm: Soạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ ngữ văn 12 ngắn gọn nhất giáo án mùa lá rụng trong vườn

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-22 00:17:42.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*