Soạn Bài viết số 5 lớp 12 ngắn gọn nhất

Soạn Bài viết số 5

Soạn Bài viết số 5 giúp học sinh vận dụng các thao tác lập luận phân tích khi viết bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.

Tham khảo: Giáo án Tóm tắt văn bản nghị luận lớp 11 hay nhất

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

   – Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 12.

   – Đề kiểm tra bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12 học kì 2 theo các nội dung Văn học, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

    Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh  theo các chuẩn sau:

   – Đọc văn:

    + Nhớ và hiểu được những kiến thức cơ bản về tác phẩm.

   – Làm văn:

    + Nắm vững thao tác lập luận phân tích.

    + Nghị luận một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

      Hình thức : tự luận.

      Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm trong 90 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

   – Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 12, học kì.

   – Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên).

 – Xác định khungma trận.

MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5- MÔN NGỮ VĂN 12

THỜI GIAN 90 PHÚT

            Cấp độ  Tên chủ đề            Nhận biết   Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
Chủ đề 1 Đọc hiểu
– Văn bản trong hoặc ngoài chương trình             
– Nhận biết được thể loại, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ …– Hiểu được nội dung, ý nghĩa của các biện pháp tu từ, chi tiết, sự kiện, thông tin, … trong văn bản.  – Đánh giá về nội dung và hình thức của văn bản theo quan điểm cá nhân.        
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu:1 Số điểm:0,5  Tỉ lệ:5% Số câu :2 Số điểm:1,5 Tỉ lệ:15% Số câu :1 Số điểm:1,0 Tỉ lệ:10% Số câu :0 Số điểm:0 Tỉ lệ:0 Số câu: 4 Số điểm:3 Tỉ lệ:30%
Chủ đề 2 Nghị luận văn học(  Ai đã đặt tên cho dòng sông; Vợ chồng A Phủ)    – Nhận biết những nét chính về tác giả, tác phẩm.
– Xác định được vấn đề cần cảm nhận, bàn luận, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận cơ bản.
– Hiểu được đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ…trong tác phẩm.
– Lí giải được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo đặc trưng thể loại, mối quan hệ giữa văn học và đời sống, phong cách nghệ thuật tác giả.
– Vận dụng kiến thức văn học và kĩ năng tạo lập văn bản để viết một bài nghị luận văn học về một trích đoạn trích văn xuôi,  một ý kiến văn học, …  – Bày tỏ được cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về vấn đề cần bàn luận.
– Liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn cuộc sống.
 
Số câu:   1Số câu :1  
Số điểm: Tỉ lệ:    Số điểm:7
Tỉ lệ:70%  
Tổng số câu:   Tổng số điểm: Tỉ lệ TS câu: 1     TS câu :1     TS câu :1     TS câu:2    Tổng số câu: 4 Tổng số điểm:10,0 Tỉ lệ: 100%

IV. BIÊN SOẠN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5

ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5 – LỚP 12

THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng”.

Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: “Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?”. Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: “Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?”. Học trò đồng thanh đáp: “Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!”.

Nhà hiền triết nói: “Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?”. Các học trò nhìn nhau hết sức    ngạc nhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế.

Một người lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!”.

Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.

Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!”.

Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.

Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.

Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: “Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong  hết!”.

Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau”.

Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới.

(Sưu tầm)

Câu 1. Văn bản trên viết về chuyện gì?

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 3. Giải thích ý nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh: cỏ dại, ngô lúa.

Câu 4. Theo anh (chị), nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học nào?

Phần II. Làm văn (7,0 đim)

Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài .

HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
1Văn bản viết về chuyện nhà hiền triết và các học trò bàn cách diệt trừ cỏ dại. 0,75
2          Phong cách ngôn ngữ của văn bản: nghệ thuật 0,25
3Trong văn bản này, cỏ dại ẩn dụ cho cái xấu, cái ác, cho những tâm trạng tiêu cực,…; ngô lúa ẩn dụ cho cái đẹp, cái thiện, niềm vui, hạnh phúc, sự bình yên,… trong tâm hồn mỗi con người và trong cuộc sống. 1,00
4Đoạn văn đảm bảo các ý: Nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học :
-Nuôi dưỡng, bảo vệ cái đẹp, cái thiện chính là cách tốt nhất để loại bỏ cái xấu, cái ác   
– Muốn tâm hồn bình yên, thư thái hãy vun trồng, gìn giữ những suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng đẹp đẽ, tốt lành
1,00
II            Cảm nhận của anh chị về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài .     5,0
   a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50
Hành động Mị chạy theo A Phủ trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài .      
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. 3.50
c.1/- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: hành động Mị chạy theo A Phủ    
c.2 / Phân tích hành động Mỵ chạy theo A phủ
– Vài nét về nhân vật Mỵ:
+Là cô gái xinh đẹp, con dâu gạt nợ, bị bóc lột, đày đọa về thể xác và tâm hồn
+Cô sống vật vờ y một cái bóng “lùi lũi như 1 con rùa nuôi xó cửa”…
– Lí giải hành động Mị chạy theo A Phủ:
+Nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫn còn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ . Ngay sau khi bị rơi vào cảnh làm con dâu gạt nợ cô định tự tử vì ý thức được cuộc sống tủi nhục của mình và không chấp nhận cuộc sống ấy. Nhưng sự uất ức đến nỗi muốn chết ấy lại là một biểu hiện của lòng ham sống và khát vọng tự do, vì không muốn tiếp tục một cuộc sống đầy đoạ nên cô đã tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát
+Tuy nhiên với tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông, nhà văn vẫn nhận ra rằng khát vọng hạnh phúc trong Mị có thể bị vùi lấp, lãng quên đâu đó nhưng không thể bị tiêu tan .Vào một đêm tình mùa xuân trong ngày Tết, những yếu tố ngoại cảnh  đánh thức kí ức và gợi lại kỉ niệm yêu đương bị lùi vấp bấy lâu trong tâm hồn lầm lũi thường ngày, trở thành tiếng gọi của sự sống mỗi lúc một rõ, một tha thiết. Thế là từ ngoại cảnh đã tác động đến cảm xúc, tâm trạng và cuối cùng là hành động .
+Trong cái trạng thái nửa say, nửa tỉnh, lại thêm sự thôi thúc của tiếng sáo réo rắt đã dẫn Mị đến một hành động chưa từng thấy kể từ khi cô bước chân vào nhà thống lý Pá tra “cô quấn lại tóc và với tay lấy váy mới, chuẩn bị đi chơi”.Nhưng khi bị trói Mị bỗng ý thức được cảnh ngộ hiện tại của mình và trong lòng lại trào lên một nỗi đau xót, tủi nhục. Mị lại thổn thức, miên man nghĩ về thân phận không bằng con trâu, con ngựa của mình rồi dần thiếp đi .
+ Khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói ,ban đầu Mị thật thản nhiên. Mị dường như đã trở nên vô cảm trước tất cả. Nhưng khi Mị lé mắt trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại…”thì Mị lại chợt bừng tỉnh “trông người lại nghĩ đến ta”. Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyện rùng rợn về những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí cũng trên cái cọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính mình bị đánh, bị trói trước đây…Ý nghĩ A Phủ rất có thể sẽ bị chết trong đêm nay đã hoàn toàn đánh thức tình thương và lòng căm hận trong long Mị. Từ thương người đến thương thân và tình thương ấy cứ lớn dần, lớn dần để rồi dẫn Mị đến với ý thức ngày càng rõ rệt hơn về một sự thật thật tàn bạo và vô lí, bất công .Ý thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo anh, cùng trốn khỏi Hồng Ngài
+ Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do sự thúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ “ ở đây thì chết mất”. Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng thời đó cũng vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm của cô trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả nội tâm rất tinh tế…
3. Đánh giá chung:
– Nhân vật Mỵ, A Phủ có số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đây, các nhà văn đã tô đậm vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn người phụ nữ.
-Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ, họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc           
– Nhà văn Tô Hoài đã góp lên tiếng nói chung- tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm, đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ-luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp .
0,50   2,25                                                                                     0,75
d. Sáng tạo 0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.  
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Xem thêm: Giáo án luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận ngữ văn 11 hay nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-20 16:53:07.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*