Soạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ ngữ văn 12 ngắn gọn nhất

Soạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Soạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ giúp HS hiểu được hoàn cảnh sáng tác và nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Tham khảo: Giáo án Một thời đại trong thi ca Ngữ văn 11 ngắn gọn nhất

A. Xác định vấn đề cần giải quyết

I. Tên bài học: Bắt sấu rừng U Minh Hạ

II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp

III. Chuẩn bị của thầy và trò

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

 -Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Đất Phương Nam;;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

B.: Xác định nội dung- chủ đề bài học

– Nhân vật ông Năm Hên ngay thẳng, chất phác thuần hậu, mưu trí, dũng cảm, có tài bắt sấu trừ họa cho mọi người.

– Ngôn ngữ văn xuôi đạm chất Nam Bộ, lối kể chuyện ngắn gọn, mang màu sắc huyền thoại

C: Mức độ cần đạt

1. Kiến thức

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm .

2. Kĩ năng

a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học;

3.Thái độ

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản truyện tự sự

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản nghệ thuật

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của truyện hiện đại Việt Nam vùng địch chiếm;

-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà truyện hiện đại đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện hiện đại Việt Nam .

D : Tổ chức dạy và học

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và tròChuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
– B1: GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả Sơn Nam
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Xem đoạn phim về Đất phương Nam, nghe 1 bản nhạc về miền tây Nam Bộ;
– B2:  HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
– B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và giới thiệu Vào bài: Trong văn học kháng chiến chống Mĩ, có một bộ phận văn học đáng chú ý là văn học vùng địch chiếm. Nhà văn Sơn Nam với tác phẩm Hương rừng Cà Mau là một trong những tác giả đáng chú ý. Hãy cùng ông trở về vùng đất Phương Nam để hiểu hơn về thiên nhiên và con người Nam Bộ qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh hạ…
– Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.   – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.  
– Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(  30  phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
– B1: GV giao nhiệm vụ: đọc tiểu dẫn và rút ra những ý chính.
B2:  HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
– B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
+ Sáng tác của Sơn Nam chia thành 3 giai đoạn: kháng chiến chống Pháp, 54 – 75, sau 75.
+ Tập truyện Hương rừng Cà Mau.
Bổ sung: Những năm kháng chiến chống Pháp, tác giả Sơn Nam ở  Nam Bộ. Do đó, nhà văn có điều kiện hiểu biết kĩ về thiên nhiên, lịch sử, con người của vùng đất mũi Cà Mau. Chính vì thế Sơn Nam có nhiều tác phẩm.  
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
– Tên bút danh, năm sinh, quê quán.
– Quá trình sáng tác.
– Các tác phẩm tiêu biểu.
– Đặc điểm sáng tác.  
2. Văn bản:
– Nội dung: viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minh với những người lao động có sức sống mãnh liệt, sâu đậm ân nghĩa và tài ba can trường.   – Nghệ thuật: Dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm, nhân vật và ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.
 – B1: GV giao nhiệm vụ:  Qua đoạn trích, anh (chị) nhận thấy thiên nhiên vùng U Minh Hạ có những đặc điểm nổi bật nào?
– Tìm dẫn chứng“rừng tràm xanh biếc, những cỏ cây hoang dại, cá sấu nhiều như trái mù u”…
– Qua đoạn trích, anh (chị) còn nhận thấy con người vùng U Minh Hạ có những đặc điểm nổi bật nào?
– B2:  HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
– B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
– Tìm dẫn chứng: bắt sấu bằng lưỡi sắt, rồi móc con vịt sống, Năm Hên bắt sấu rừng bằng tay không, Tư Hoạch là một tay ăn ong rất rành địa thế vùng Cái Tàu, những người trai tráng đã từng gài bẫy cọp, săn heo rừng…        
– B1: GV giao nhiệm vụ: tìm hiểu nhân vật Năm Hên(Tính cách,  tài nghệ…)
– Bài hát của  Năm Hên gợi cho em những cảm nghĩ gì?
– B2:  HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
– B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức                                          
– B1: GV giao nhiệm vụ
Cảm nhận về vùng đất và con người vùng cực nam Tổ quốc?
– B2:  HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ – B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức .
II. Hướng dẫn đọc – hiểu
1. Thiên nhiên và con người U Minh Hạ
a) Thiên nhiên Thiên nhiên vùng U Minh Hạ là một thế giới bao la, lì thú:
+ “U Minh đỏ ngòm Rừng tràm xanh biếc”
+ “Sấu lội từng đàn”, “những ao sấu”, “Miền Rạch Giá, Cà Mau có những con lạch ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu”. Đó là những nơi ghê gớm.
b) Con người
+ Con người vùng U Minh Hạ là những người lao động có sức sống mãnh liệt, đậm sâu ân nghĩa và cũng đầy tài ba trí dũng, gan góc can trường.
+ Tất cả những điều đó tập trung ở hình ảnh ông Năm Hên, một con người sống phóng khoáng giữa thiên nhiên bao la kì thú. Tài năng đặc biệt của ông là bắt sấu. Sự xuất hiện của ông Năm cùng một con xuồng, lọn nhang trần và một hũ rượu, vừa bơi xuồng mà hát: “Hồn ở đâu đây. Hồn ơi! Hồn hỡi!” vừa huyền bí vừa mang đậm dấu ấn con người đất rừng phương Nam.
2. Nhân vật ông Năm Hên:
– Ông là “người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiêng Giang”, “bắt sấu bằng hai tay không”.
– Ông tình nguyện bơi xuồng đến bắt sấu giúp dân làng Khánh Lâm chỉ với một bó nhang và một hũ rượu:
+ Nhang: để tưởng niện những người bị sấu bắt.
+ Rượu: để uống tăng thêm khí thế.
– Mưu kế kì diệu, bất ngờ mà hiệu quả, bắt sống 45 con sấu:
+ Đào rãnh cạn dần, đốt lửa dẫn dụ cá sấu lên bờ
+ Chặn sấu lại và khoá miệng chúng băng một khúc mốp làm “dính chặt hai hàm răng”
+ Dùng mác sắn lưng cá sấu, cắt gân đuôi, trói hai chân sau và bắt chúng về Và Giàu lòng thương người, mộc mạc, khiêm nhường  và cũng rất mưu trí, gan góc.
b. Bài hát của ông Năm Hên:
– “Tiếng như khóc lóc, nài nỉ. Tiếng như phẫn nộ, bi ai” – Tưởng nhớ linh hồn những người bị sấu bắt, chết oan ức, trong đó có người anh ruột của ông.
– Bài hát nói về cuộc sống gian khổ khắc nghiệt của những người dân mở đất, mong giải oan cho họ. Và Tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đồng loại, đồng bào, thương tiếc những người xấu số.
3. Cảm nhận về vùng đất và con người vùng cực nam Tổ quốc qua truyện ngắn:
Đọc truyện ta như thám hiểm những vùng đất xa lạ với bao điều bí ẩn của thiên nhiên và con . Xa lạ nhưng rất đỗi thân thuộc, đó vẫn là quê hương mình cần cù, dũng cảm, tài trí và lạc quan yêu đời trong đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng đất nước. Qua đó người đọc thêm yêu quí nhân dân, đất nước mình.
– B1: GV giao nhiệm vụ  Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Sơn Nam có gì đáng chú ý? Nêu ý nghĩa văn bản?
– B2:  HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
– B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức .
III/ Tổng kết (Soạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ )
1/ Những nét đặc sắc về nghệ thuật
– Nghệ thuật kể chuyện: đơn giản mà li kì, thu hút, dễ nhớ
– Cảnh vật, tính cách nhân vật: được thể hiện bằng vài nét đơn sơ nhưng giàu chất sống.
– Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương Nam Bộ nhưng được sử dụng vừa phải, thích hợp, khắc họa sâu đậm thiên nhiên và con người sông nước Cà Mau.
2/ Ý nghĩa văn bản          
Truyện giúp người đọc nhận thức trước hiểm họa phải có lòng dũng cảm, mưu trí để vượt qua. Sức mạnh của con người phải xuất phát từ lòng yêu thương con người.

3.LUYỆN TẬP (Soạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ ) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 5:  Nhân vật Năm Hên trong truyện đã nhận ra mình là ai?
a. Thợ câu sấu    
b.Thợ săn sấu
c.Thợ bắt sấu 
d. Thợ bẫy sấu  
Câu hỏi 6:  Ông Năm Hên đã nói với người dân U Minh Hạ mình bắt sấu bằng gì?
a. Bằng lưới 
b. Bằng dây thừng
c. Bằng tay không
d. Bằng dưới câu sắt   
Câu hỏi 7: Vì sao ông Năm Hên lại làm nghề săn bắt cá sấu?
a. Để không còn ai bị cá sấu bắt như anh trai mình
b. Vì kế mưu sinh
c. Vì để làm giàu
d. Đễ không còn ai bị cá sấu bắt như cha mẹ mình  
Câu hỏi 8:  Dòng nào sau đây nói đúng nhất về vẻ đẹp của người dân lao động?
a. Dũng cảm, thủy chung, lãng mạn.
b. Lạc quan, lãng mạn, dũng cảm
c.Chất phác, dũng cảm, nghĩa tình
d. Nghĩa tình, yêu đời, dũng cảm
– B2:  HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
– B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
ĐÁP ÁN [5]=’c’ [6]=’c’ [7]=’a’ [8]=’c’  

4.VẬN DỤNG (Soạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ ) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ: “Ông Năm Hên đáp:Sáng mai sớm, … truông nhà Hồ của mình ngoài Huế.”(Trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ – Sơn Nam)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ gì?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Câu nói Nghề bắt sấu có thể làm giàu được ngặt tôi không mang thứ phú quới đó. thể hiện tính cách như thế nào của nhân vật Năm Hên?
4. Các địa danh Gò Quao, Ngã ba Ðình, Rạch Giá, Cà Mau, Ðầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, Rạch Cà Bơ He …đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
– B2:  HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
– B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Câu 1 : Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Bởi vì đây là lời đáp của ông Năm Hên, sử dụng ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ như: sấu rượt, ngặt, sanh, phú quới, nói thiệt… Câu 2 : Đoạn văn giải thích lí do nhân vật Năm Hên đi bắt cá sấu
Câu 3 : Câu nói Nghề bắt sấu có thể làm giàu được ngặt tôi không mang thứ phú quới đó. thể hiện tính cách của nhân vật Năm Hên: trọng nghĩa khinh tài. Ông bắt cá sấu không phải để làm giàu mà vì có ân tình sâu nặng với bà con, muốn trả thà cho anh mình do bị cá sấu ăn thịt. Đó cũng là tính cách của người dân Nam Bộ: khẳng khái mà ân nghĩa, cần cù mà hào phóng, hảo hớn mà trọng nghĩa hiệp.
Câu 4/ Các địa danh Gò Quao, Ngã ba Ðình, Rạch Giá, Cà Mau, Ðầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, Rạch Cà Bơ He …đạt hiệu quả nghệ thuật: chứng tỏ sự am hiểu tường tận các địa danh ở miền Tây Nam Bộ của nhà văn Sơn Nam, đưa bạn đọc đến vùng đất xưa hoang sơ, bí hiểm. Qua đó, tác giả thể hiện sự gắn bó ân tình, sâu nặng với thiên nhiên và con người.  

5. MỞ RỘNG, SÁNG TẠO ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Viết bài văn ngắn thuyết minh về Rừng U Minh
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
– B4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Tìm tài liệu, tổng hợp và viết bài thuyết minh ( có tích hợp kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá…)
5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-20 23:57:27.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*