Soạn bài Một người Hà Nội ngữ văn lớp 12 hay nhất

Soạn bài Một người Hà Nội

Soạn bài Một người Hà Nội giúp HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Tham khảo: Soạn Nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi hay nhất 

A: Xác định vấn đề cần giải quyết

I. Tên bài học: Một người Hà Nội

II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp

III. Chuẩn bị của thầy và trò

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

 Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh về cây si Hà Nội

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

B: Xác định nội dung- chủ đề bài học

-Nếp sống văn hoá và phẩm chất tốt đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền.

-Niềm tin vào con người và mảnh đất Hà Nội.

-Nghệ thuật lựa chọn tình tiết, xây dựng tính cách nhân vật, giọng văn đượm chất triết lí.

C: Mức độ cần đạt

1. Kiến thức

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Khái quát được đặc điểm phong cách tác giả từ tác phẩm.

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện;

2. Kĩ năng

a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học

3.Thái độ

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản truyện hiện đại;

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản truyện hiện đại;

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của truyện hiện đại Việt Nam trong lích sử văn học dân tộc

-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống mà truyện hiện đại đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện hiện đại Việt Nam .

D : Tổ chức dạy và học

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và tròChuẩn kiến thức kĩ năng  cần đạt, năng lực cần phát triển
– B1: GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn Khải
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Xem video về cuộc sống của người Hà Nội trong thời chống Mỹ và những năm sau giải phóng…
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức và giới thiệu Vào bài: Chúng ta đã rất ấn tượng với nhân vật chị Hoài trong truyện Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng. Một người phụ nữ khác tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Tràng An, có cốt cách, người Hà Nội được gọi là “hạt bụi vàng của Hà Nội”là cô Hiền- nhân vật chính trong truyện ngắn Một người hà Nội của Nguyễn Khải.
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.  – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.    
– Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 35  phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
– B1: GV giao nhiệm vụ : HS đọc phần Tiểu dẫn và tóm tắt tiểu sử, quá trình sáng tác cùng các đề tài chính của Nguyễn Khải. Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm Một người Hà Nội qua phầ Tiểu dẫn.  
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
– Trước cách mạng, sáng tác của Nguyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới:
+ Mùa lạc(1960),
+ Một chặng đường (1962),
+ Tầm nhìn xa (1963),
+ Chủ tịch huyện (1972)….và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ:
+ Họ sống và chiến đấu (1966),
+ Hoà vang (1967),
+ Đường trong mây (1970),
+ Ra đảo (1970),
+ Chiến sĩ (1973)….
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
– Nguyễn Khải (1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi.
– Nguyễn Khải viết văn từ năm 1950, bắt đầu được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột.
– Sau năm 1975, sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề xã hội – chính trị có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống:
+ Cha và con, và …. (1970),
+ Gặp gỡ cuối năm (1982)…
2. Tác phẩm:
– Một người Hà Nội in trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990).
– Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước.
* Thao tác 1: Hướng dẫn đọc – hiểu nhân vật cô Hiền
– B1: GV giao nhiệm vụ
1. GV tổ chức cho HS suy nghĩ, thảo luận, phát biểu nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh các vấn đề sau:
a) Tính cách cô Hiền- nhân vật trung tâm của truyện, đặc biệt là suy nghĩ, cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước.
b) Vì sao tác giả cho cô Hiền là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội?  
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
+ Việc hôn nhân: thời còn trẻ, cô giao thiệp với nhiều loại người, nhưng cô chọn bẳntm năm “là một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ”
+ Việc sinh con: Sinh năm đứa con, đến con gái út, cô quyết định “chấm dứt chuyện sinh đẻ để sau này có thể lo cho các con chu đáo.
+ Việc dạy con: Cô dạy cho con cháu cách sống làm người Hà Nội lịch sự, tế nhị, hào hoa, biết giữ gìn phẩm chất, giá trị của người Hà Nội.
+ Chiêm nghiệm lẽ đời: Trước niềm vui thắng lợi, cô Hiền nhận xét “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều”, “chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá” ….  
Cô chỉ làm những việc gì có lợi cho đất nước, cho lí tưởg xã hội.
Cô mở cửa hàng lưu niệm và tự mình làm ra sản phẩm.
Không đồng ý việc mua máy in và thợ làm vì muốn thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ.  
– Kháng chiến chống Mĩ cứu nước: Cô vô cùng thương xót, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những bà mẹ, thanh niên Việt Nam khác: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”…      

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM 1. Nhân vật cô Hiền:
a) Tính cách, phẩm chất:
– Cô Hiền cũng như những người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách người Hà Nội.    
– Cô sống thẳng thắn, không giấu giếm quan điểm, thái độ với mọi hiện tượng xung quanh.                                  
+ Cô hoà mình cùng dân tộc, cùng đất nước                    
+ Cô luôn đề cao lòng tự trọng                
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn”.
b) Cô Hiền – “một hạt bụi vàng của Hà Nội”
– Nói đến hạt bụi, người ta nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường. Có điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bé nhưng có giá trị quí báu.
– Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cô thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành những “áng vàng” chói sáng áng vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống cốt cách người Hà Nội.
* Một so sánh độc đáo nằm trong mạch trữ tình ngoại đề của người kể chuyện. Bản sắc Hà Nội, văn hoá Hà Nội là chất vàng 10 là mỏ vàng trầm tích được bồi đắp, tính tu từ biết bao hạt bụi vàng như là Hiền.
2. Các nhân vật khác trong truyện:
– Nhân vật Dũng – con trai đầu của cô Hiền:
+ Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Anh cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước.
+ Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội.
– Bên cạnh đó, còn có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội.
+  Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xe người ta suýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”…,
+ là những người mà nhân vật tôi quên đường phải hỏi thăm… và Đó là những “hạt sạn”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của người Tràng An. Cuộc sống của người Hà Nội nay cần phải làm nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội.
3. Ý nghĩa của câu chuyện “cây si cổ thụ”
+ Hình ảnh … nói lên qui luật bất diệt của sự sống. Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sống được cây si.
+ Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: Hà Nội có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đất nước.
Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa văn bản    
– B1: GV giao nhiệm vụ:  nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm? nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong tác phẩm.
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
III/ Tổng kết
1) Nghệ thuật          
Ngôi kể theo kiểu nhân vật hóa, quan sát tinh tế, triết luận sâu sắc; cái nhìn đằm thắm, nhân hậu.
2) Ý nghĩa văn bản          
Cuộc sống mỗi ngày được nâng cao về vật chất, đòi hỏi con người phải có lòng tự trọng, biết giữ gìn nếp sống văn hóa tốt đẹp của ông cha. Mỗi người hãy góp phần phát huy, giữ gìn truyền thống, vẻ đẹp của văn hóa dân tộc.

3.LUYỆN TẬP (Soạn bài Một người Hà Nội ) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
– B1: GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Tuổi thơ Nguyễn Khải gắn bó nhất với nơi nào?
a. Hà Nội – nơi ông được sinh ra.
b. Nam Định – Quê nội.
c. Hưng Yên – Quê ngoại .
d.Sài Gòn – nơi hiện tại gia đình ông đang sống
Câu hỏi 2: Nguyễn Khải thực sự bước vào con đường sáng tác văn học và bắt đầu được bạn đọc chú ý từ thời gian nào?
a. 1945.     .
b. 1954.
c. 1959.
d. 1962.
Câu hỏi 3: Điều nào chưa nói đúng lý do khiến cô Hiền trong truyện lại chọn bạn trăm năm là một ông giáo Tiểu học?
a. Vì ước mơ có một người chồng giới văn nghệ sĩ đã không thành.        
b. Vì cô muốn có một người chồng hiền lành, chăm chỉ.
c.  Vì cô biết đó là người lí tưởng giúp cô làm mẹ làm vợ tốt nhất.
d. Vì cô muốn thật thuận lợi trong việc tạo dựng một gia đình nề nếp, gia giáo.
Câu hỏi 4: Qua cung cách bà Hiền thu xếp việc nhà và dạy con cho thấy bà là người như thế nào?
a. Khôn ngoan.      
b. Gia giáo, khuôn phép.
c. Nhân hậu, vị tha.
d. Cả A, B và C.
Câu hỏi 5: Nét đẹp nhất trong lối sống của bà Hiền là gì?
a. Sang trọng và kiêu hãnh.
b.Thanh lịch, nề nếp truyền thống.
c.Lạc quan yêu đời, tin tưởng ở tương lai.
d.Thanh đạm, bình dị.
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
ĐÁP ÁN [1]=’c’ [2]=’c’ [3]=’a’ [4]=’d’ [5]=’b’  

4.VẬN DỤNG (Soạn bài Một người Hà Nội ) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tàn cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chỏng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời. Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thể. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dần lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm : “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. ( Trích Một người Hà Nội-Nguyễn Khải)
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của ai ?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
3. Nêu ý nghĩa hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
1. Đoạn văn trên được viết theo giọng kể của bà Hiền ( nhân vật) và tác giả ( xưng hô tôi)
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : kể về hình ảnh cây si ở Hà Nội bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh.
3. Hình ảnh cây si qua câu văn : Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống.
– Cây si: biểu tượng của văn hóa, nét cổ kính, linh thiêng của đất kinh kì ngàn năm văn hiến. –  Cây si hồi sinh: lại sống. lại trổ ra lá non gợi niềm tin, lạc quan vào sự phục hồi những giá trị tinh thần của Hà Nội.
– Câu chuyện bà Hiền kể về cây si cổ thụ vừa là lời cảnh báo về sự mất mát gia tài văn hóa, lại vừa như khẳng định niềm tin vào sự sáng suốt của lương tri con người.  

5.MỞ RỘNG, SÁNG TẠO ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Viết đoạn văn 200 từ bàn về lòng tự trọng của con người.
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Viết đoạn văn theo yêu cầu.
5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-22 00:18:30.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*