Giáo án Thực hành về hàm ý ngữ văn 12 chi tiết nhất

Giáo án Thực hành về hàm ý

Giáo án Thực hành về hàm ý giúp HS hiểu và lí giải được hàm ý trong giao tiếp và trong văn bản, nhất là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật;

Tham khảo: Soạn Bắt sấu rừng U Minh Hạ ngữ văn 12 ngắn gọn nhất

A: Xác định vấn đề cần giải quyết

I. Tên bài học: Thực hành về hàm ý

II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp

III. Chuẩn bị của thầy và trò

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

B: Xác định nội dung- chủ đề bài học (Giáo án Thực hành về hàm ý)

-Khái niệm hàm ý

-Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng

-Một số tác dụng của cách nói hàm ý.

C: Mức độ cần đạt

1. Kiến thức (Giáo án Thực hành về hàm ý)

a/ Nhận biết: HS nhận biết khái niệm, cách thức tạo hàm ý thông dụng;

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hàm ý trong giao tiếp và trong văn bản, nhất là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật;

c/Vận dụng thấp: Phân tích được hàm ý trong văn bản đã học;

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về hàm ý để phân tích ý nghĩa hàm ý trong tất cả văn bản;

2. Kĩ năng

a/ Biết làm: bài tiếng Việt liên quan đến xác định hàm ý;

b/ Thông thạo: các bước làm bài hàm ý;

3.Thái độ

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản để tìm hàm ý;

b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày hàm ý trong văn bản;

c/Hình thành nhân cách:

– Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thông qua hàm ý.

– Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh, tình huống truyện… trong truyện hiện đại Việt Nam .

D : Tổ chức dạy và học (Giáo án Thực hành về hàm ý)

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và tròChuẩn kiến thức kĩ năngcần đạt, năng lực cần phát triển
-B1: GV giao nhiệm vụ:  Tổ chức Trò chơi ô chữ liên quan đến hàm ý
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức giới thiệu Vào bài:
Trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, đôi khi con người trao đổi với nhau một vấn đề, một ý tưởng gì đó nhưng con người không diễn đạt trực tiếp ra bằng từ ngữ, mà chủ ý nói bằng một lối khác, để người nghe suy ra nội dung cốt làm cho lời nói có ý vị, tế nhị hơn, có ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là cách nói hàm ý. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành thực hiện bài học Thực hành về Hàm ý để khắc sâu kiến thức đã học.
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.  
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.    
– Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(  30 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
Thao tác 1: Tổ chức ôn lại khái niệm về hàm ý
B1: GV giao nhiệm vụ: nào là hàm ý?
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
I. Ôn lại khái niệm về hàm ý (Giáo án Thực hành về hàm ý)            
Hàm ý: Là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.
Thao tác 1:
B1: GV giao nhiệm vụ:  
+ Nhóm 1: Bài tập 1
+ Nhóm 2: Bài tập 2
+ Nhóm 3: Bài tập 3
+ Nhóm 4: Bài tập 4  
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức    
+ Nhóm 1: Bài tập 1  
+ Nhóm 2: Bài tập 2                                      
+ Nhóm 3: Bài tập 3:                                                                      
+ Nhóm 4: Bài tập 4:                
Thao tác 2: Tổ chức rút ra kết luận về cách thức tạo câu có hàm ýB1: GV giao nhiệm vụ:  
Qua những phần trên, anh (chị) hãy xác định: để nói một câu có hàm ý, người ta thường dùng những cách thức nói như thế nào? Chọn phương án trả lời thích hợp (SGK)
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
II. Thực hành về hàm ý
Bài tập 1:
– Lời đáp của A Phủ thiếu thông tin cần thiết nhất của câu hỏi: Số lượng bò bị mất (mất mấy con bò?). A Phủ đã lờ yêu cầu này của Pá Tra.
– Lời đáp có chủ ý thừa thông tin so với yêu cầu của câu hỏi: A Phủ không nói về số bò mất mà lại nói đến công việc dự định và niềm tin của mình (Tôi về lấy súng thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm)
– Cách trả lời của A Phủ có độ khôn khéo: Không trả lời thẳng, gián tiếp công nhận việc để mất bò. Nói ra dư định “lấy công chuộc tội” (bắn hổ chuộc tội mất bò); chủ ý thể hiện sự tin tưởng bắn được hổ và nói rõ “con hổ này to lắm”. Cách nói hòng chuộc tội, làm giảm cơn giận dữ của Pá Tra . Câu trả lời của A Phủ chứa nhiều hàm ý.
Bài tập 2:
a) Anh thanh niên đi chệch ra ngoài đề tài “hỏi đường- chỉ đường” bằng cách đọc thụôc lòng cả một bài dài đến dăm trang giấy về “cuộc trường kì kháng chiến”. Nghĩa là anh ta vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại đồng thời vi phạm cả phương châm về lượng (nói thừa lượng thông tin).
– Các thông tin về cuộc kháng chiến không hề liên quan đến đề tài “hỏi đường – chỉ đường”.
b) Hàm ý của anh thanh niên
– Chủ ý tuyên truyền một cách hồn nhiên cho đường lối kháng chiến.
– Muốn bộc lộ sự kiêu hãnh, tự hào khi được tham gia vào một công cuộc lớn lao mà ở nông thôn vào thời điểm bấy giờ ít có dịp và ít có người làm được. Đó là cách thể hiện bầu nhiệt huyết, niềm say mê đối với cuộc kháng chiến. Đó là điểm đáng trân trọng, đáng ca ngợi tuy sự bộc lộ không được đúng chỗ (không phù hợp với cuộc thoại) và hơi quá mức độ (nói dài dòng) thừa lượng thông tin mà cuộc thoại cần đến.
c) Kết luận: Khi người nói chủ ý vi phạm phương châm quan hệ trong giao tiếp, để hàm ý có tác dụng cần: nói đúng chỗ, phù hợp với cuộc hội thoại và diễn đạt ngắn gọn, dung lượng thông tin mà cuộc thoại cần đến.
Bài tập 3:
a) Câu nói của Bá Kiến với Chí Phèo: “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý: Từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo (cái kho – biểu tượng của của cải, tiền nong, sự giàu có. Tôi không có nhiều tiền)
Cách nói vi phạm phương châm cách thức (không nói rõ ràng, rành mạch. Nếu nói thẳng thì nói: Tôi không có tiền để cho anh luôn như mọi khi.
b) Trong lượt lời thứ nhất của Bá kiến có câu với hình thức hỏi: “Chí Phèo đấy hử?”Câu này không nhằm mục đích hỏi không yêu cầu trả lời, vì Chí Phèo đã đứng ngay trước mặt Bá Kiến. Thực chất, Bá Kiến dùng câu hỏi để thực hiện hành vi hô gọi, hướng lời nói của mình về đối tượng báo hiệu cho đối tượng biết lời nói đang hướng về đối tượng (Chí Phèo) hay là một hành động chào kiểu trịch thượng của kẻ trên đối với người dưới. Thực hiện hành vi ngôn ngữ theo kiểu giao tiếp như vậ cũng là hàm ý.
– Trong lượt lời thứ nhất của Bá Kiến, câu mang hình thức câu hỏi là: “Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?”. Thực chất câu này không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích thúc giục, ra lệnh: hãy làm lấy mà ăn. Đó cũng là câu nói thực hiện hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp, có hàm ý.
c) ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình, Chí Phèo không nói hết ý, chỉ bác hỏ hàm ý trong câu nói của Bá Kiến: “Tao không đến đây xin năm hào”, “Tao đã bảo tao không đòi tiền”.Vậy đến đây để làm gì? Điều đó là hàm ý. Hàm ý này được tường minh hoá, nói rõ ý ở lượt lời cuối cùng: “Tao muốn làm người lương thiện”. Cách nói vừa để thăm dò thái độ của Bá Kiến vừa tạo ra kịch tính cho cuộc thoại.                 
Bài tập 4 (Giáo án Thực hành về hàm ý)
a) Lượt lời thứ nhất bà đồ nói: “Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?. Câu nói có hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ. Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ trong lượt lời thứ nhất của bà có hàm ý: Khuyên ông nên sử dụng giấy cho có ích lợi; cho rằng ông đồ viết văn kém, ông dùng giấy để viết văn chỉ thêm lãng phí, hay bỏ phí giấy, vứt giấy đi một cách lãng phí.
b) Bà đồ chọn cách nói có hàm ý vì lí do tế nhị, lịch sự đối với chồng, bà không muốn trực tiếp chê văn của chồng mà thông qua lời khuyên để gợi ý cho ông đồ lựa chọn.
III. Cách thức tạo câu có hàm ý          
Để có một câu có hàm ý, người ta thường dùng cách nói chủ ý vi phạm một (hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó, sử dụng các hành động nói gián tiếp (Chú ý vi phạm phương châm về lượng (nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu; chủ ý vi phạm phương châm quan hệ, đi chệch đề tài cuộc giao tiếp; chủ ý vi phạm phản cách thức, nói mập mờ, vòng vo, không rõ ràng rành mạch.

3.LUYỆN TẬP (Giáo án Thực hành về hàm ý) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HSKiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1:  Thế nào là hàm ý?
a. Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra được từ những từ ngữ ấy.
b. Là những ý ẩn trong câu nói (viết) mà người nói (viết) tin tưởng rằng người nghe (đọc) sẽ suy đoán ra được .
c.  Là ý ẩn kín trong câu nói.
d.Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nói. 
Câu hỏi 2: Khi nào thì người nói (người viết) có thể sử dụng hàm ý?
a. Khi thấy cần phải nói thẳng ra những điều muốn nói.
b. Khi thấy không cần thiết phải cho người nghe (người đọc) hiểu được hết ý của mình.
c. Khi không muốn thể hiện trực tiếp cái ý của mình nhưng biết người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán được điều đó.
d. Khi không muốn chịu trách nhiệm về lượng thông tin mà mình thông báo.
Câu hỏi 3: Cho câu hỏi: “Cậu có thích truyện Chí Phèo của Nam Cao không?”
a. Rất thích.
b. Ai mà chẳng thích.
c. Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam.
d. Không thích lắm.
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
Trả lời:
[1]=’a’ [2]=’c’ [3]=’b’

4.VẬN DỤNG (Giáo án Thực hành về hàm ý) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ:
Xác định hàm ý các câu nói sau:
1. Bạn Sơn có tiến bộ đáng kể về môn Toán.
2.Anh Ba đã bỏ hẳn thuốc lá.   – B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
1. Bạn Sơn có tiến bộ đáng kể về môn Toán.    
− Sơn có uy tín hơn đối với các bạn trong lớp     
− Sơn đã học giỏi môn Văn, nay giỏi Toán nữa là toàn diện     
− Sơn có thể sớm được kết nạp vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
− Sơn có thể đạt danh hiệu HS giỏi     
− Bố mẹ Sơn sẽ rất phấn khởi     
− Có thể bố mẹ Sơn sẽ mua xe máy cho Sơn…     
2. Anh Ba đã bỏ hẳn thuốc lá.     
− Anh Ba sẽ khoẻ hơn     
− Anh Ba sẽ tiết kiệm được một khoản chi không nhỏ     
− Anh Ba đã làm gương cho các em trai     
− Anh Ba sẽ được chị Hoa chấp nhận lời tỏ tình (điều kiện của chị Hoa là anh Ba phải cai thuốc lá!)     
− Anh Ba là người trọng lời hứa
− Anh Ba là người có nghị lực đáng nể

5.MỞ RỘNG, SÁNG TẠO ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
-B1: GV giao nhiệm vụ:
Chỉ ra hàm ý trong các nhan đề sau:
– Vợ nhặt
– Hồn Trương Ba, da hàng thịt
– B2: HS thực hiện nhiệm vụ
– B3: HS báo cáo kết quả
– B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
Nêu đúng các hàm ý mà nhan đề tác phẩm gợi ra.

Xem thêm: Giáo án Rừng xà nu ngữ văn lớp 12 đầy đủ nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-22 00:15:40.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*