Giáo Án Chữ Người Tử Tù định hướng phát triển năng lực

Giáo Án Chữ Người Tử Tù
Giáo Án Chữ Người Tử Tù

Giáo Án Chữ Người Tử Tù định hướng phát triển năng lực

Giáo Án Chữ Người Tử Tù

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả:

a) Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại, song đặc biệt thành công ở thể loại tùy bút.

b) Tác phm: Ch ngưi t rút ra từ tập truyện ngắn Vang bóng mt thi (1940), là“một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”(Vũ Ngọc Phan)

2. Nội dung:

Nhân vật Huấn Cao:

+ Mang cột cách của một nghệ sĩ tài hoa; có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt; sáng ngời vẻ đạp trong sáng của người có thiên lương,…

+ vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sang1 ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ-một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.Ở đó, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người đã chiến thắng, tỏa sáng.

=> Qua hình tuợng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.

– Nhân vật quản ngục: Có sở thích cao quý, biết say mê và quý trọng cái đẹp, biết cảm phục tài năng, nhân cách và biệt nhỡn liên tài. Qua nhân vật này, nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất, nhân cách.

Liên quan: Sơ đồ tư duy chữ người tử tù tóm tắt tác phẩm

Nghệ thuật:

+ Tạo tình huống độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao).

+ Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.

+ Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao-con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

+ Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

Ý nghĩa văn bn: Chữ người tử tù” khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.

II. LUYỆN ĐỀ

Đề 1: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn (dựa vào Giáo Án Chữ Người Tử Tù )

Tuân.

* Gi ý:

I. M bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm…

– Là nhà văn “duy mỹ”, suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết mang đến cho người đọc bao hình tượng đẹp. “Vang bóng một thời” có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ, đánh thơ…Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí.

Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy và Huấn Cao là nhân vật được ông miêu tả đặc sắc nhất. Đó là anh hùng thời loạn hội tụ những phẩm chất tài năng: tài hoa, khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng.

Liên quan: Tuyển tập văn mẫu ngữ văn lớp 12

II. Thân bài:

1. Huấn Cao là một người tài hoa :

– Phương diện Nho sỹ: Viết chữ đẹp nổi tiếng một vùng.

– Phương diện người tù: kẻ phản nghịch có tài bẻ khóa vượt ngục -> Quản ngục phải lấy thêm lính canh, giam vào buồng trong cùng.

– Thái độ của viên quản ngục:

+ Nể phục: khao khát có được chữ của Huấn Cao. ” Chữ ông Huấn Cao…. vật báu trên đời”.

+ Khép nép, ngưỡng mộ: “Ngài là người có nghĩa khí”. -> Biệt đãi Huấn Cao.

– Huấn Cao khinh bạc – quản ngục không nổi giận mà còn lễ phép cáo lui “xin lĩnh ý”

Biệt nhỡn liên tài.

=> Trước cái đẹp con người không thể dùng uy vũ để khuất phục “uy vũ bất năng khuất” mà phải thành kính cúi mình.

=> Thể hiện thái độ đề cao và trân trọng cái đẹp trong cuộc sống của tác giả.

2. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất:

– Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình thất bại nhưng vẫn hiên ngang.

– Ngay khi đặt chân vào nhà ngục:

+ Trong sáu tên tù án chém giải đến nhà lao Huấn Cao ở vị trí đầu.

+ Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp. + Thản nhiên rũ rệp trên thang gông: “Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen”

–> Đó là khí phách, tiết tháo của nhà Nho bản lĩnh ngang tàng.

– Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”.

–> Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.

– Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn …vào đây” và sẵn sàng chờ đợi những đòn báo thù. .

=>Không quy luỵ trước cường quyền. Đó là khí phách của một người anh hùng.

Ý nghĩ: đến cái chết chém ta còn không sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”

=> Bản lĩnh của người anh hùng chốn lao tù  Huấn Cao coi thường cái chết, chết chỉ tiếc chưa thực hiện được nghĩa lớn.

3. Một nhân cách, một thiên lương cao cả – Xây dựng tình huống kịch tính:

+ Nơi gặp gỡ: Nhà tù.

+ Cuộc gặp gỡ hai người:

* Huấn Cao – Người tử tù và quản ngục – đại diện cho chính quyền nhà Nguyễn.

* Người nghệ sỹ (viết chữ đẹp) với người khao khát có được chữ đẹp. -> Hai bình diện:

+ Nghệ thuật: Họ là tri kỷ.

+ Xã hội: Họ ở vị thế đối lập. -> Việc xin chữ khó xảy ra. Vì:

+ Tính Huấn Cao vốn “Khoảnh” – Ít khi cho chữ nhất là những kẻ tiểu nhân thi oai.

+ Quản ngục là người trấn áp tội phạm – Đối xử tần nhẫn với kẻ tử tù.

– Tấm lòng “Biệt nhỡn liên tài” của quản ngục khiến Huấn Cao xúc động – Quyết định cho chữ:

+ “Ta nhất sinh ko vì …ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ngươi”. + ” Thiếu chút nữa …thiên hạ”.

=> Huấn Cao lấy tấm lòng đáp lại tấm lòng. Thiên lương cao cả trong Huấn Cao và sự trân trọng thiên lương lành vững của quản ngục.

Liên quan: So sánh ánh sáng và bóng tối trong chữ người tử tù và hai đứa trẻ

4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Xây dựng tình huống truyện độc đáo cuộc gắp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục – cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”

– Nghệ thuật tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn (cảnh cho chữ)

– Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt.

III. Kết bài:

 Giáo Án Chữ Người Tử Tù
Giáo Án Chữ Người Tử Tù

Đề 2: Có ý kiến cho rằng “Cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ý kiến của anh (chị)? (dựa vào Giáo Án Chữ Người Tử Tù )

* Gợi ý:

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả và vấn đề nghị luận.

– “Chữ người tử tù” là ánh sáng lung linh nhất, ngời chói nhất, đa màu sắc nhất để tô điểm cho tuyệt tác “Vang bóng một thời”. “Chữ người tử tù” đã thể hiện một bút pháp thật sắc sảo với từng câu văn, nét chữ như chất chứa cả đại dương ý nghĩa của nhà văn Nguyên Tuân.

–  Trong tác phẩm “Chữ người tử tù” gây ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi Nguyễn Tuân xây dựng thành công một nhân vật điển hình – Huấn Cao. Đặc biệt là ông dùng tài lực dụng công xây dựng cảnh Huấn Cao cho chữ “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

II. Thân bài:

1. Nghệ thuật thư pháp – thú chơi tao nhã của người xưa.

– Nghệ thuật viết chữ đẹp: chữ Hán, thứ chữ khối vuông, viết bằng bút lông nên có nét đậm nhạt vừa mềm mại vừa sắc sảo, rắn rỏi, tạo hình và mang dấu ấn cá nhân, tính cách con người.

– Bốn kiểu chữ là: Chân, thảo, triện, lệ đều có yêu cầu thẩm mĩ riêng.

– Người viết chữ đẹp trở thành người nghệ sĩ và viết chữ đẹp là một nghệ thuật. Chép thơ, viết câu đối, viết đại tự trên hoành phi. trung đường, tứ bình ..được dùng trên các chất liệu như bức lụa, phiến gỗ, … là những sảm phẩm mĩ thuật của nghệ thuật thư pháp. Người nghệ sĩ có bút pháp tinh sẽ được lưu danh, người  thưởng thức là những tao nhân, mặc khách, có văn hoá, có khiếu thẩm mĩ: biết cái đẹp và nghĩa của chữ.

– Nơi cho chữ phải ở những nơi trăng thanh gió mát, hoa hương ngào ngạt, ly rượu nồng nàn chếnh choáng hơi men… Có như thế thì viết chữ mới hay, cho chữ mới đáng được thưởng thức và mới đạt đến trình độ thẩm mỹ tuyệt vời.

Liên quan: Phân tích nhân vật huấn cao trong chữ người tử tù ngắn gọn

2. Cảnh Huấn Cao cho chữ trong “Chữ người tử tù là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

a. Không gian cho chữ: nhà tù, buồng tối trật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, đất đầy phân chuột, phân gián.

b. Thời gian:

+ Vào lúc đêm hôm khuya khoắt màn đêm buông xuống chỉ còn văng vẳng tiếng mõ trên vọng canh.

+ Đêm cuối cùng – trước khi Huấn Cao thi hành án tử.

c. Nghệ thuật tượng phản:

* Giữa bóng tối và ánh sáng:

– Không gian bóng tối bao trùm:

+ Ngoài nhà tù đã tối thì bước chân vào nhà tù kín mít hẳn phải “sẫm đen hơn nữa”.

+ Trong phòng giam có một bó đuốc sáng rực lan tỏa khắp bốn bề. Và không khí lúc đó mới “tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực” , rồi “lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo” – Hình ảnh bó đuốc “sáng rực” được Nguyễn Tuân nhắc đến hai lần.

-> Ánh sáng và bóng tối cứ giằng co nhau quyết liệt. Bóng tối đặc quánh  như muốn nuốt tươi ánh sáng. Nhưng không, ánh sáng ở đây vẫn chói ngời  sáng tỏ.

=> Ánh sáng của sự lương tri, của nhân tâm, của thiên lương trong sáng đã chiến thắng bóng tối của cường quyền, bạo lực.

– So sánh với ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

+ Bóng tối dày đặc “…tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa…”

+  Ánh  sáng  nhỏ  bé  yếu  ớt  “…vệ  đom  đóm…những  hột  sáng…những  vì  sao  lấp lánh…quầng sáng của ngọn đèn nơi hàng nước của chị Tý…” , ánh sáng rực tỏa, chói lọi như đoàn tàu rồi lại chìm vào hư không của bóng đêm…

-> Bóng tối nuốt chửng ánh sáng -> Nổi bật những cảnh đời trước cách mạng.

* Cái đẹp với sự nhơ bẩn, phàm tục:

– Buồng giam “chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” bên cạnh đó là sự xuất hiện của phiếm lụa trắng, của lọ mực thơm.

– ”Thoi mực thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm của lọ mực bốc lên không?”… Ôi cái mùi thơm của thoi mực ấy nó ngào ngạt lan tỏa như “Dạ lan thơm nức lạ lùng – Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương”.

-> Nhà tù đã trở thành nơi tỏa sáng của thiên lương con người.

=> “Chữ người tử tù” khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương cao cả đó là chiến thắng tất yếu.

d. Cảnh cho chữ có 3 người:

– Người tù: cổ đeo gông chân vướng xiềng đang tô dậm nét chữ với dáng vẻ uy nghi lẫm liệt.

– Viên quản ngục: khúm núm.

– Thầy thơ lại: run run bưng chậu mực.

-> Trật tự kỷ cương thông thường bị đảo lộn bởi:

+ Huấn Cao – người tù hiện lên với tư thế hiên ngang lẫm liệt của người nghệ sỹ tài hoa đang ban phát cái đẹp.

+ Quản ngục, thơ lại – những kẻ coi tù hiện lên với tư thế là những người chịu ơn.

-> Huấn Cao hiện lên với phong thái uy nghi, lẫm liệt dù đã “sa cơ” mà chẳng yếu hèn, bản lĩnh đấng anh hùng “Thân thể ở trong lao – Tinh thần ở ngoài lao”, cái chết cận kề mà vẫn hướng về cái đẹp.

=> Không còn nhà tù tăm tối, không còn kẻ tử tù, không còn quản ngục mà chỉ có người nghệ sỹ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước sự ngưỡng mộ, sùng kính của những kẻ liên tài. Tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái cao cả của thiên lương và khí phách.

e. Lời khuyên của Huấn Cao đối với Quản ngục:

– Nên thay đổi chỗ ở vì “ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi”.

-> Ý nghĩa: Cái đẹp ko thể chung với cái xấu, cái ác. Cái đẹp bao giờ cũng đi liền với cái chân, cái thiện.

– Viên quản ngục vái người tù 1 cái, dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”  -> Tâm trạng xúc động trước lời khuyên chân thành của Huấn Cao, 1 nhân cách lớn.

– Hành động vái lạy 1 lần nữa cho thấy cái đẹp , cái thiện có sức chinh phục con nguời, cảm hoá và cải tạo con người.

-> Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn cho quản ngục một bài học về lẽ sống ở đời

-“Nhất sinh đề thú bái mai hoa” (Một đời chỉ biết cúi lạy trước vẻ đẹp của hoa mai).

=> Cảnh Huấn Cao cho chữ được Nguyễn Tuân khắc họa đậm nét trở thành “cảnh tượng xưa nay chưa từng có.

Liên quan: Hệ thống kiến thức Chữ Người Tử Tù ngắn gọn

III. Kết bài:

– “Chữ người tử tù” khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phàm tục, nhơ bẩn; là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa “mỹ” và “dũng” trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo quan điểm của Nguyễn Tuân, theo triết lý duy mỹ của Nguyễn Tuân.

– Cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm là đoạn văn hay nhất trong “Chữ người tử tù”. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo trong việc tạo dựng hình tượng nhân vật, chi tiết gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ góc cạnh,… tạo không khí trang nghiêm cổ kính, có phần bi tráng – một khung cảnh cổ xưa

Giáo Án Chữ Người Tử Tù

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-07-25 08:32:58.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*