Soạn văn Trả bài viết số 4 lớp 10 ngắn gọn nhất

Soạn văn Trả bài viết số 4

Soạn văn Trả bài viết số 4 giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức về văn đọc hiểu và văn nghị luận văn học trong chương trình Ngữ văn 10 học kì I.

Tham khảo: Giáo án Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Ngữ Văn 10

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

– Tên bài học: Trả bài viết số 4

Hình thức dạy: Dạy học trên lớp

Chuẩn bị của GV và HS:

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có).

+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học

Ôn tập, củng cố kiến thức về văn đọc hiểu và văn nghị luận văn học

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

1.Kiến thức

– Ôn tập, củng cố kiến thức trong chương trình ngữ văn lớp 10 học kì I

– Tích hợp với tiếng Việt

2.Kĩ năng

– Kĩ năng làm văn đọc hiểu

– Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung

3.Thái độ, phẩm chất

– Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

Bước 4: Thiết kế bài học

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1: Khởi động
GV: Chiếu một vài hình ảnh về bài văn học sinh đã làm
– Từ đó GV giới thiệu vào bài mới: Ở tiết  trước, các em đã làm bài kiểm tra. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nhìn nhận lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình.  
 
Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  
Hoạt động 2: Luyện tập (Soạn văn Trả bài viết số 4)  
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm văn.
Mục tiêu: Học sinh biết cách nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm của mình.
– Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin – phản hồi
– Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh phân tích đề và lập dàn ý, từ đó, giúp học sinh nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: phân tích đề, lập dàn ý, đối chiếu với bài làm của mình để nhận ra ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của mình.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét bài làm của học sinh, giúp học sinh chữa lỗi.  
I. Sửa chữa bài làm:
1. Yêu cầu.  
– Bài viết phải nêu được những nội dung yêu cầu  
– Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viết không đơn điệu, khô khan.  
– Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránh lặp từ.
2. Lập dàn ý:
Phần I: Đọc hiểu
1.Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/ Phương thức nghị luận
2.Ý nghĩa của câu văn:
– Thất bại, vấp ngã là điều thường thấy trong cuộc sống, trong cuộc đời không ai sống mà không một lần thất bại, vấp ngã trước những khó khăn, thử thách.
– Con người cần nhận thức được điều này để sẵn sàng chấp nhận thất bại và tìm cách vượt qua.
3. Từ câu văn: “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá” học sinh có thể rút ra một trong số các bài học
– Vấp ngã giúp ta hiểu được những yếu điểm của bản thân, hiểu tại sao mình không thành công…  
– Từ những kinh nghiệm, những bài học được rút ra con người sẽ tiến bộ, thành công…
4. Học sinh rút ra được một trong những bài học sau:
– Không nản lòng, bỏ cuộc khi thất bại
– Sau thất bại phải biết vươn lên
– Cuộc đời, tuổi trẻ của con người rất ngắn ngủi vì vậy phải sống hết mình để sau này không phải hối tiếc
Phần II: Tạo lập văn bản
* Vẻ đẹp của con người thời Trần trong tác phẩm
– Vẻ đẹp của người tráng sĩ và quân đội nhà Trần mang tầm vóc vũ trụ và sức mạnh thời đại
+ Tư thế hiên ngang, lẫm liệt sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Sức mạnh, khí thế chiến đấu hào hùng, tinh thần quyết chiến quyết thắng.
– Vẻ đẹp con người thời Trần còn được thể hiện qua quan niệm về chí làm trai và vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão
+ Là đấng nam nhi trong xã hội phong kiến phải trả món nợ công danh cho đất nước.
+ Nỗi thẹn thùng của một con người có nhân cách cao cả muốn cống hiến cho dân, cho nước.
* Khái quát, liên hệ:
– Vẻ đẹp sức mạnh và tinh thần của con người thời Trần mang đậm Hào khí Đông A
– Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh thơ kì vĩ, ngôn ngữ hàm súc, giàu sức biểu cảm
– Liên hệ rút ra bài học nhận thức cho bản thân
Hoạt động 3: Vận dụng (Soạn văn Trả bài viết số 4)
Giáo viên rút kinh nghiệm về cách làm bài văn nêu cảm nghĩ
Mục tiêu: Giúp học sinh rút kinh nghiệm, có kĩ năng làm bài tốt hơn.
– Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu
– Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin – phản hồi
– Hình thức tổ chức: học sinh hoạt động độc lập.
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề để học sinh tự nhận thức được những ưu, khuyết điểm, đưa ra những kinh nghiệm làm bài văn của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:  Tự rút ra những kinh nghiệm mình có được qua phần sửa chữa, nhận xét của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày những kinh nghiệm để rèn kĩ năng làm bài văn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: Nhận xét. Chốt kiến thức
II. Nhận xét về ưu khuyết điểm.
1. Ưu điểm:  
– Một số bài viết bộc lộ được những cảm xúc rất chân thành, biết dẫn dắt phân tích vấn đề.
 – Nhiều bài trình bày cẩn thận, chữ viết sạch đẹp.  
2. Khuyết điểm:  
– Một số bài viết rất chung chung, không có dấu ấn cá nhân.  
– Nhiều bài trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi viết câu dùng từ.
3. Đọc bài làm tốt.
4. Trả bài:  
– Tiếp thu ý kiến của HS.
– Chỉnh sửa (nếu có)
Hoạt động 4: Mở rộng
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở nhà)
Sưu tầm những bài viết khác để làm tư liệu học tập
B2: HS làm bài tập ở nhà
B3: HS nộp sản phẩm trong tiết học sau.
– Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  

Xem thêm: Giáo án bài Nhàn lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-13 16:47:09.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*