Tổng hợp đề so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm theo dạng đề năm 2023

Tổng hợp đề so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm theo dạng đề năm 2023

Tổng hợp đề so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm theo dạng đề năm 2023

Theo thông báo mới đây của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thì cấu trúc của kì thi năm 2023 sẽ giữ ổn định của năm 2023. Vậy nên rất có thể cấu trúc đề, cách ra đề của năm nay sẽ gần giống với năm ngoái. Đó là một thông tin tuyệt vời giúp chúng ta phần nào định hướng được cách học, cách ôn thi của bản thân. Vậy nên rất có thể đề thi năm nay vẫn giữ nguyên dạng đề so sánh 2 chi tiết trong cùng một tác phẩm.

Tổng hợp đề so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm theo dạng đề năm 2023

Với dạng đề này hocvan12 đã có một bài hướng dẫn chi tiết rồi các bạn có thể xem lại trên hocvan12 hoặc tại đây: Dàn ý so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm

Vậy nên trước khi đọc tiếp bài viết này các bạn hãy xem lại trước hướng dẫn cách làm dạng bài so sánh 2 chi tiết trong cùng một tác phẩm. Sau đó hãy bắt đầu với Tổng hợp đề so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm theo dạng đề năm 2023.

Một số đề so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm theo dạng đề năm 2023

Bài làm

Tổng hợp đề so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm theo dạng đề năm 2023

Đề 1: Đề minh hoạ 2023

 Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hom trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”.

Đọc thêm: Đề thi Đất Nước theo hướng mới năm 2023 được trích trong cuốn sách Knock out

      Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

Bài làm

     Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn tiêu biểu và nổi tiếng nhất trong nền văn học nước ta. Những tác phẩm của ông thường hướng đến đời sống nông thôn và tập trung vào hình tượng người nông dân. Người nông dân trong những trang văn của Kim Lân là những người nghèo khổ, bị đặt trong những tình huống éo le nhưng vẫn bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp, đó là tình thương, là khát khao hạnh phúc, là niềm tin vào tương lai. Một trong những truyện ngắn điển hình cho phong cách sáng tác của Kim Lân, đó là “Vợ nhặt. Trong tác phẩm, bên cạnh nhân vật chính là Tràng, nhân vật Thi – người vợ nhặt cũng được tập trung miêu tả để làm nổi bật chủ đề tác phẩm. 

     Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cách ăn uống của người vợ nhặt. Chiều hom trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” và sáng hôm sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”. Qua sự thay đổi của nhân vật người vợ nhặt trước và khi lấy Tràng, đó chính là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật xuất sắc, của tác giả với những giá trị cao đẹp bên trong mỗi con người.

     Lần đầu tiên miêu tả cách ăn của thị, đó là vào chiều hôm trước, khi được Tràng đãi bánh đúc ở ngoài chợ “thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Thị và Tràng gặp nhau khi Tràng kéo xe thóc liên tình, Tràng thì hò chơi cho vui “Muốn ăn cơm trắng mấy giò. Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì!” còn thị lại tưởng thật, “lon ton” chạy ra đẩy cùng. Rồi sau đó, Tràng thất hẹn với thị. Để rồi vào cái “chiều hôm trước ấy”, thị chạy xềnh xệch đến trước mặt Tràng mà mắng. Sau mấy ngày kể từ ngày gặp nhau, thị nhìn “gầy sọp hẳn đi”. Gặp lại Tràng, thị chủ động đòi ăn và khi được Trang mời ăn, “thị ngồi sà xuống, ăn thật. 

Đọc thêm: Cảm nhận vẻ đẹp cây xà nu trong các đoạn trích

     Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Thị khi ấy là một người đà bà chao chát, chỏng lỏm lại thêm hành động sỗ sàng có phần vô duyên ấy đã làm cho thị trở nên trơ trẽn. Phải chăng là cái đói đã không chỉ vắt kiệt sự sống mà còn đánh mất ở thị phẩm giá của con người, phẩm giá của một người phụ nữ. Tuy vô duyên, chỏng lỏn là thế nhưng nếu nhìn vào cách chị ta ăn có thể thấy chị ấy đã bị đói nhiều ngày rồi, hành động chủ động đòi ăn hay “xin ăn” của thị suy cho cùng cũng xuất phát từ bản năng ham sống đến mãnh liệt. Trước sự sống và cái chết, chị phải đề lòng tự trọng lùi lại phái sau để với lấy sự sống.  Trong hoàn cảnh éo le, nghiệt ngã đến như vậy, sâu thăm bên trong người đàn bà chao chát, chỏng lỏm này đó chính là khát vọng sống mãnh liệt, mạnh mẽ.

     Liệu thị có thật sự là một người đàn bà chao chát, chỏng lỏm, vô duyên như chúng ta vẫn nhìn thấy hay không? Lần thứ hai nhà văn Kim Lân miêu tả cách ăn của thị là khi thị nhận bát chè khoán từ bà cụ Tứ, hay cũng chính là mẹ chồng của thị. “Chè khoán” là món quà đặc biệt của bà cụ Tứ trong buổi sáng đầu tiên con dâu về nhà. Khi ấy, Thị đã trở thành vợ của anh Tràng, là con dâu của bà cụ Tứ. Lúc này, ở thị, không còn những hành động táo bạo, vô duyên, vội vã trước miếng ăn như khi ở chợ huyện nữa. Thị nhận bát chè khoán từ mẹ chồng, “mắt thị tối lại”. Gọi là chè khoán nhưng đó chỉ một bát cám, đắng, chát và làm người ta cảm thấy nghẹn bứ ở cổ họng khi ăn. 

     Thị nhận lấy bát “chè khoán” từ mẹ chồng và điềm nhiên và vào miệng, và dù miếng cháo đắng chát, nghẹn ứ nơi cổ thì chị ta vẫn tỏ ra bình thường để làm vui lòng mẹ chồng.  Hành động này của nhân vật Thị đã thể hiện được sự biến chuyển rõ ràng trong hành động, qua đó bộc lộ được nét tính cách thật của chị ta. Trước miếng cháo đắng nghẹn, đôi mắt chị ta tối lại vì những lo lắng, buồn bã khi cái đói, cái nghèo vẫn vây hãm. Thị theo không Tràng về làm vợ để chạy trốn khỏi cái nghèo. Nhưng ở đây, ta có thể thấy, bát chè khoán chính là đại diện cho cái đói, cái nghèo, cái khổ. Ba con người nghèo đói này, liệu có sống qua nổi hay không đây. Ngay sau đó thị đã lấy lại tinh thần, điềm nhiên và vào miệng ăn. Thị chấp nhận cái hiện thực nghiệt ngã. Chấp nhận hiện thực đầy đau khổ này đã thể hiện niềm tin mãnh liệt của người đàn bà ấy vào tương lai. Chị ta chấp nhận đương đầu với cái đói, cái nghèo để xây dựng hạnh phúc gia đình nhỏ bé của mình. Đằng sau một người đàn bà chao chát, chỏng lỏm ấy, là một người phụ nữ khao khát sống, khao khát hạnh phúc mãnh liệt 

     Truyện ngắn “Vợ nhặt” với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tài tình của nhà văn Kim Lân đã xây dựng lên hình tượng nhân vật “người vợ nhặt” một cách độc đáo. Thị là một người có hiểu biết, có khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc gia đình mãnh liệt. Thế nhưng chỉ vì cái đói mà thị bỗng hoá một người đàn bà trơ trẽn, vô duyên. Sự chao chát, chỏng lỏm của thị suy cho cùng cũng do khát vọng sống của thị, một khác vọng mà ai cũng có. Và khi có mái ấm gia đình rồi, chính tình thương và hạnh phúc mà thị hằng khao khát ấy đã giúp chị ta trở về đúng với con người thực của mình, một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực. Qua hình ảnh nhân vật “người vợ nhặt”, nhà văn Kim Lân đã cho chúng ta thấy hiện thực xã hội tăm tối lúc bấy giờ và qua đó là sự trân trọng giá trị cao đẹp tiền ẩn trong mỗi con người. 

Liên quan: Phân tích sông hương qua hai đoạn trích sau được trích từ cuốn KNOCK OUT xem chi tiết tại đây:

Đề 2: đề thi tây tiến theo hướng mới năm 2023

     Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người chiến sĩ: 

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

     Và:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

(Trích Tây Tiến, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2023) 

     Anh/ chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ trên để thấy được bức tranh thiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.

Bài Làm:

     Quang Dũng là một nhà thơ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Điều đó được thể hiện rõ nét khi ông viết về nguời lính Tây Tiến. Bài thơ “Tây Tiến” là một trong những tác phẩm hay và xuất sắc nhất của nhà thơ Quang Dũng được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi mà ông chuyển sang đơn vị khác. Trong bài thơ, bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình đã được Quang Dũng tái hiện lại qua hai khổ thơ:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

     Tây Tiến là một đơn bị quân đội thành lập đầu năm 1047, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh sơn La, Lai châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa của Lào. Cuối năm 1948, Quang dũng chuyển sang đơn bị khác.

Đọc thêm: Đề bài Tây Tiến theo hướng mới năm 2023 được trích từ cuốn KNOCK OUT xem chi tiết tại đây:

Bài thơ “Tây Tiến” được ra đời khi đó như để thể hiện tình cảm của Quang dũng với những người đồng đội cũ khi nhớ về những kỉ niệm khi còn cùng nhau hoạt động trong cùng một đơn vị. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo của cà bài thơ là nỗi nhớ. Cả bài thơ là những hồi tưởng của nhà thơ về những người anh em đồng đội và những cuộc hành quân. Trong dòng hồi tưởng ấy, thiên nhiên Tây Bắc được tái hiện dần dần trước mắt ta:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

     Quang Dũng đã sử dụng nghệ thuật đối kết hợp với phép điệp thật hoàn hảo “ngàn thước lên cao” – “ngàn thước xuống” đã lột tả cho ta thấy sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc đã gây cho quân đội ta những khó khăn gì. Không chỉ vậy, tác giả sử dụng hành loạt các từ chứa thanh trắc liên tục gợi ra những khó khăn gian khổ dồn dập, con đường hành quân vô cùng khó khăn, gian khổ, gồ ghề, hiểm trở. Và sau hàng loạt những câu thơ dử dụng thanh trắc thì câu thơ “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” lại sử dụng hàng loạt thanh bằng, như một tiếng thở dài, an tâm sau khi đã vượt qua những khó khăn. 

     Hình ảnh “mưa xa khơi” cho ta thấy sự mờ mịt của sương trời nơi đây như tan loãng trong biển mưa, cả không gian như mênh mang, xa vời, rộng lớn hơn. Dưới ngói bút của nhà thơ Quang Dũng, với tất cả tình yêu dành cho Tây Tiến, dành cho Tây Bắc, ông đã khắc hoạ cho ta thấy được vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú của núi rừng Tây Bắc. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở đã phần nào cho ta thấy nhũng gian khổ, nhọc nhằn của người lính trên những chặng đường hành quân.

     Với Quang Dũng, thiên nhiên núi rừng vùng Tây Bắc rất hùng vĩ, dữ dội và hiểm trở mà cũng lại rất thơ mộng, trữ tình:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

     Hình ảnh sông nước Tấy Bắc hoà trong chiều sương ấy đã tạo nên một không gian đẹp nhưng lại phảng phất sự u buồn. Giữa chiều sương mơ hồ, lau như cũng có tâm hồn, biết chia sẽ nỗi niềm với con người. Hình ảnh con người bỗng chợt xuất hiện nhưng đó chỉ là bóng dáng mờ ảo không thể thấy rõ được. “Hoa đong đưa” như để tô điểm thêm màu sắc cho thiên nhiên. Đó chính là sự lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Từng sự vật như đều được tác giả thổi ồn vào trong đó, nó là nỗi lo, sự khắc khoải của tác giả trước số mệnh dân tộc khi tình hình quân sự đang đến hồi cam go, quyết liệt. Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến. Đó cũng chính là sự thơ mộng, trữ tình trong thơ Quang dũng và cũng là sự thơ mộng, trữ tình của thiên Tây Bắc.

     Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lình Tây tiến qua những hồi tưởng của nhà thơ Quang dũng. Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ. Thiên nhiên Tây bắc dù có đẹp đẽ, hùng vĩ, dữ dội hay là nên thơ, lãng mạn thế nào thì suy cho cũng vẫn chỉ là nền cho vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của người lính. Hai đoạn thơ chính là những dòng cảm xúc chứa chan, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm.                 

Đọc thêm: Cảm nhận cách xây dựng không gian trong Vợ Nhặt qua các đoạn văn

    Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc hoạ không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói, sông nước. Ở đoạn thơ đầu, tác giả chủ yếu sử dụng thanh trắc kết hợp với các từ láy để khắc hoạ ấn tượng về địa hình hiểm trở của núi rừng Tây Bắc. Còn ở đoạn thơ thứ hai, tất cả như được dàn trải đều theo những thanh bằng như để tô rõ hơn để thấy được sự bình lặng của thiên nhiên nơi đây. Qua đó đã khẳng định cho chúng ta thấy tài hoa của nhà thơ Quang dùng.

     Hai khổ thơ miêu tả cảnh núi rừng Tây Bắc qua hoài niệm của Quang Dũng trích trong bài “Tây Tiến” là sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Với tất cả tình yêu dành cho Tây Tiến, dành cho Tây Bắc, ông đã khắc hoạ cho ta thấy được vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú của núi rừng Tây Bắc, không chỉ hùng vĩ, dữ dội mà còn rất thơ mộng, trữ tình.

Tổng hợp đề so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm theo dạng đề năm 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-11-01 20:15:06.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*