Giáo án Trả bài viết số 3 Ngữ văn 10 ngắn gọn nhất

Giáo án Trả bài viết số 3

Giáo án Trả bài viết số 3 giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung.

Tham khảo: Giáo án Tại lầu hoàng hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi quảng lăng

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

– Tên bài học: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3

Hình thức dạy: Dạy học trên lớp

Chuẩn bị của GV và HS:

I. Chuẩn bị của GV: GV chấm bài, nhận xét, chuẩn bị đáp án…

II. Chuẩn bị của HS: HS lập dàn ý tổng quát của đề văn.

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học

Văn nghị luận

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học.

1.Kiến thức

– Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận

– Tích hợp với tiếng Việt ở bài Văn bản bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ; phần văn học dân gian

2. Kĩ năng

– Kĩ năng viết văn nghị luận

– Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung

3.Thái độ, phẩm chất

– Thái độ: Có tình cảm chân thành trước những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt.
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chiếumột vài hình ảnh về việc thi cử và những hình ảnh gian lận khi thi của học sinh. Yêu cầu HS xem hình ảnh đoán sự việc diễn ra. Nhóm nào đoán đúng sẽ là nhóm thắng cuộc.  
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ trả lời câu hỏi
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
– Từ đó GV giới thiệu vào bài mới:
Ở tiết  trước, các em đã được viết bài văn nghị luận xã hội. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được nhìn nhận lại những điểm mạnh và điểm yếu trong bài viết của mình.
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  
Hoạt động 2: Luyện tập (Giáo án Trả bài viết số 3)
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm văn.
Mục tiêu: Học sinh biết cách nhận biết và sửa chữa lỗi trong bài làm của mình.
– Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin – phản hồi
– Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chép đề lên bảng, yêu cầu học sinh phân tích đề và lập dàn ý , từ đó, giúp học sinh nhận biết được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: phân tích đề, lập dàn ý, đối chiếu với bài làm của mình để nhận ra ưu, khuyết điểm và tự sửa chữa.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS nêu lên những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm của mình.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét bài làm của học sinh, giúp học sinh chữa lỗi.  
I. Sửa chữa bài làm:
1. Yêu cầu.  
– Đề bài yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận xã hội – Các ý phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý; phân tích triển khai các ý để bài viết không đơn điệu, khô khan.  
– Lời văn phải đạt yêu cầu về ngữ pháp, tránh lặp từ.
2. Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
* Thân bài:
1.  Giải thích ý kiến  
– Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin-côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. 
– Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người.  
2.  Bàn luận về trung thực trong khi thi và trong cuộc sống   
– Trong khi thi 
+ Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất. 
+ Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù bị rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả.  
– Trong cuộc sống
+ Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quí.
+ Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội
3. Bài học nhận thức và hành động   
– Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực.
– Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực, mà hành động cụ thể lúc này chính là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến trong xã hội.
Kết bài: Khái quát lại vấn đề  
Hoạt động 3: Vận dụng (Giáo án Trả bài viết số 3)
Giáo viên rút kinh nghiệm về cách làm bài văn nghị luận xã hội
Mục tiêu: Giúp học sinh rút kinh nghiệm, có kĩ năng làm bài tốt hơn.
– Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu
– Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin – phản hồi
– Hình thức tổ chức: học sinh hoạt động độc lập.
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề để học sinh tự nhận thức được những ưu, khuyết điểm, đưa ra những kinh nghiệm làm bài văn nghị luận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Tự rút ra những kinh nghiệm mình có được qua phần sửa chữa, nhận xét của giáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày những kinh nghiệm để rèn kĩ năng làm bài văn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv: Nhận xét. Chốt kiến thức
II. Nhận xét về ưu khuyết điểm (Giáo án Trả bài viết số 3)
1. Ưu điểm:
– Một số bài viết thể hiện được suy nghĩ cá nhân sâu sắc.
– Nhiều bài trình bày cẩn thận, chữ viết sạch đẹp.  
2. Khuyết điểm:  
– Một số bài viết rất chung chung, không có dấu ấn cá nhân.  
– Nhiều bài trình bày cẩu thả, chữ viết không cẩn thận, sai nhiều lỗi viết câu dùng từ.
3. Đọc bài làm tốt.
4. Trả bài:  
– Tiếp thu ý kiến của HS.
– Chỉnh sửa (nếu có)
Hoạt động 5: Mở rộng
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS (thực hiện ở nhà)
Sưu tầm những câu ca dao, câu thơ về việc học tập và thi cử để làm tư liệu học tập. B2: HS làm bài tập ở nhà
B3: HS nộp sản phẩm trong tiết học sau.
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  

Xem thêm: Giáo án thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ ngắn gọn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-13 23:31:43.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*