Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong vợ chồng a phủ

Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong vợ chồng a phủ
Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong vợ chồng a phủ

Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong vợ chồng a phủ: Với cấu trúc đề thi năm nay thì ngoài việc nắm chắc cốt truyện, nội dung, nghệ thuật thì các em cần phải hiểu và nắm thật vững về nghệ thuật và nội dung của các chi tiết quan trọng trong mỗi tác phẩm. Chính vì vậy hôm nay Hocvan12 muốn các bạn tìm hiểu thêm về một số Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong vợ chồng a phủ.

Chi tiết nghệ thuật là gì?

Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết.

Chi tiết căn buồm Mị nằm

– Cần buồng ấy kín mít, có ô vuông bằng bàn tay. Hình ảnh đó giàu sức gợi, khiến người ta liên tưởng đến nhà tù, một thứ ngục thất đang giam hãm đời Mi. Đó là một không gian nhỏ bé, trơ trọi đối lập với cái mênh mông, rộng lớn của đất trời Tây Bắc.

– Chân dung số phận khổ đau của đời Mi được nhà văn khắc họa thật rõ nét: Mi sống câm lặng như đá núi ” không nói”, lầm lụi,chậm chạp trợ lì như “con rùa” quẩn quanh nơi có cửa. Nếu ở trên, Mị có lúc tưởng mình là “con trâu Con ngựa”

– Nhưng hình ảnh đó mới chỉ gợi nỗi khổ cực vì lao động vất vả thì hình ảnh “con rùa” có sức ám ảnh mang ý nghĩa về thân phận bị đè nén, bị bỏ quên. Mị mất hết ý niệm về không gian, thời gian, chỉ thầy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Cuộc sống của Mị không có sắc màu, âm thanh, không có cả ngắn dài thời gian, không chia biệt đêm ngay.

– Căn buồng ấy là biểu tượng cho ngục thất tinh thần, địa ngục trần gian giam cầm khát vọng sống, khát vọng tự do của đời Mi

– Nhà văn đã tổ cáo sâu sắc chế độ cai trị miền núi đã đầy đọa con người, làm tê liệt quyền sống, quyền khao khát hạnh phúc của họ.

Đọc thêm: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ

Chi tiết dòng nước mắt A Phủ

– Do sơ ý để hổ bắt mất bò, A Phủ bị thống lí Pá Tra trói đứng, bỏ mặc cho đói rét suốt mấy đêm liền giữa kì sương muối khắc nghiệt ở Hồng Ngài, còn Mị sau bao năm bị đọa đày cùng cực cũng đã trở nên chai lì. Những đêm trước, tuy vẫn trở dậy thổi lửa, hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói nhưng Mị chỉ dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, trong nỗi bất lực, bế tắc và hoàn toàn tuyệt vọng, A Phủ đã khóc, đúng lúc đó, Mị nhìn sang và bắt gặp dòng nước mắt của A Phủ.

– Trực tiếp bộc lộ những cảm xúc: đau đớn, tuyệt vọng… trong hoàn cảnh cùng đường của A Phủ

– Tạo ra bước ngoặt quan trọng trong tâm lí nhân vật Mị.

– Thúc đẩy xung đột truyện lên đến cao trào, là đầu mối của một loạt những hành động bất ngờ làm thay đổi cuộc đời các nhân vật, vừa tạo sự vận động, phát triển của tính cách nhân vật vừa tạo sự vận động cho cốt truyện.

– Góp phần thể hiện giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm -Thể hiện biệt tài phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài.

Đọc thêm: Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ: “Hình mẫu lý tưởng của mọi chàng trai”

Chi tiết tiếng sáo đêm xuân

– Nằm ở phần giữa tác phẩm -Tiếng sao được miêu tả từ xa đến gần, với những cung bậc khác nhau: khi tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng, tiếng sáo lửng lơ bay ngoài đường, trong đầu Mị , rập rờn tiếng sáo, tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi.

– Là chi tiết có ý nghĩa tả thực về nét đẹp văn hóa của miền núi cao Tây Bắc, khiến người ta liên tưởng đến âm thanh quen thuộc, gần gũi của núi rừng trong những đêm xuân ở Hồng Ngài.

– Tiếng sáo mang đến chất thơ, làm dịu mát cuộc sống trăm đắng ngàn cay với nỗi đời CƠ cực của con người nơi đây, khiến mảnh đất Tây Bắc vốn xa lạ, hoang vu trở nên gần gũi, thơ mộng.

– Diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Mị trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo lay thức tâm hồn Mị, khiến lòng Mị thiết tha, bồi hồi, nhẩm thầm bài hát của người đang thổi và những kí ức đẹp đẽ nồng nàn của người con gái đã trở về. Tiếng sáo đã làm bừng lên khát vọng sống

– Chi tiết giàu chất thơ, lai láng dư vị trữ tình có sức sống lâu bên trong tâm hồn người đọc.

Đọc thêm: Cảm nhận vẻ đẹp của tiếng sáo trong Vợ Chồng A Phủ

Chi tiết tiếng sáo

– Tiếng sáo biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa người dân miền núi. Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mĩ Có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mi, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên là giá trị nhân đạo Tiếng sáo mở ra một không gian xa xôi của núi rừng tây bắc.

– Tiếng sáo gọi bạn, gọi người yêu là nét đẹp văn hoá của người dân miền núi Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người. “Mị thổi sáo giỏi”, “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đẽ thổi sáo đi theo Mi”. Tiếng sáo kêu gợi quá khứ tươi đẹp ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng thời tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị Mị vẫn nghe tiếng sáo đua Mi đi theo những cuộc chơi, những dám chơi”, “Mị vùng bước đi”.

– Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi, cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người.

Đọc thêm: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ cùng Hocvan12

Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong vợ chồng a phủ
Chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong vợ chồng a phủ

Chi tiết nắm lá ngón

– Xuất hiện ba lần trong tác phẩm và chỉ gắn liền với nhân vật Mị

– Người con gái miền cao lương thiện, xinh đẹp, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều bất hạnh.

– Mi – một cô gái miền cao đang tràn bung sức trẻ

– ngay trong đêm tình hội xuân nồng nàn thì cuộc đời màu hồng chấm dứt. Cô bị trói gô như súc nô, bắt về nhà thống lí Pá Tra “cũng trình ma” như một món hàng. Người ta làm gì cuộc đời cô, thực sự lúc đó cô không biết, mãi cho đến lúc A sử đứng trước mặt bố cô tuyên bố đã cúng trình ma, thôi thì cô đã là người nhà thống lí mất rồi! Một cú đánh ngã tự do, một cái rơi thật sự thắng. Mị đi từ cuộc đời đẹp như trong tranh xuống hố sâu của địa ngục.

– nơi mà kẻ khác sống bằng âm thanh của tiếng than và hít thở hơi mùi máu, mà mỗi bước đi là một nỗi tủi nhục đến tột cùng. Mi sống không bằng chết, sống như một xác người trong kiếp cầm súc và rồi “có áp bức có đấu tranh”. Cô tìm về cha già, tay cầm nắm lá ngón. “Lá ngón” xuất hiện lần đầu tiên như một lối thoát đen. Đây là lối thoát ngắn và hữu hiệu nhất. Nhưng lại là lối thoát cho những ai muốn chấm dứt hiện tại nghiệt ngã chứ không phải lối thoát cho người muốn sang trang mới

– mang tầm ý nghĩa tố cáo cao độ: Sự dã man của xã hội ép buộc con người lương thiện đi tìm cái chết.

– hiện thân cho nỗi thống khổ của nhân dân, cho những tích tụ đắng cay, đầy đau đớn và uất hận

– mang một tầng ý nghĩa nhân sinh tuy bản thân tượng trưng cho cái chết.

Đọc thêm: Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích

Chi tiết cúng trình ma

Vợ chồng A Phủ là kết quả của chuyến đi thực tế Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc vào năm 1952. Hiện thực cuộc sống cực nhục, tối tăm của người dân Tây Bắc được tái hiện một cách chân thực, rõ nét trong phần đầu của tác phẩm. Cuộc sống của hai nhân vật chính, Mị và A Phủ, ở nhà thống lí Pá Tra thực sự là cuộc sống của những thân phận trâu ngựa nơi địa ngục trần gian.

Ngoài việc phải chịu áp bức về thể xác, quần quật làm việc suốt ngày đêm, hết năm này đến năm khác thì Mị và A Phủ còn phải chịu thêm một sự áp bức nữa, đó là áp bức về tinh thần với sự ám ảnh của con ma nhà thống lí. Sức mạnh của thần quyền đã triệt tiêu sự phản kháng ở những nạn nhân bị áp bức này. Vì tội đánh A Sử, con nhà quan, nên A Phủ bị người nhà thống lí bắt về xử kiện. Đó là một vụ xử kiện thật lạ lùng. Đám xử kiện nằm dài bên khay đèn, mấy chục người hút từ sáng đến trưa, cho đến hết đêm.

Bọn trai làng bắt A Phủ ra quì giữa nhà và xô đến đánh. Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi lại hút… Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút. Đến sáng hôm sau thì đám kiện đã xong.

Thống lí Pá Tra mở tráp, lấy ra một trăm đồng bạc hoa xòe bày lên mặt tráp, rồi kể các khoản tiền A Phủ phải nộp: nộp vạ cho người phải mày đánh là hai mươi đồng, nộp cho thống quán năm đồng, mỗi xéo phải hai đồng, mỗi người đi gọi các quan về hầu kiện năm hào. Mày phải mất tiền mời các quan hút thuốc từ hôm qua tới nay. Lại mất con lợn hai mươi cân, chốc nữa mổ để các quan làn ăn vạ mày.

Sau đó, thống lí cho A Phủ cúi sờ lên đồng bạc trên tráp, còn mình thì đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng nhặt xong lại để ngay cả xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp.

Từ đây, A Phủ đã bị trói vào con ma nhà thống lí. A Phủ không phản kháng, không bỏ trốn. Cả khi bị trói đứng trong nhà thống lí A Phủ vẫn chỉ lặng im như một tảng đá chờ gặp thần chết. A Phủ chính là nạn nhân của sự áp bức tàn bạo của chế độ cường quyền và thần quyền.

Không chỉ riêng A Phủ, con ma nhà thống lí cũng là nỗi ám ảnh lớn đối với Mị – nhân vật chính của truyện. Ngay sau khi cướp Mị về, A Sử đã đem về cúng trình ma trong nhà rồi mới đến thông báo cho bố Mị: – Tôi đã cướp được con gái bố làm vợ, tôi đem về cúng trình ma nhà tôi rồi, bây giờ tôi đến trình cho bố biết.

Và kể từ đây, Mị sống kiếp trâu ngựa trong vòng quay Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế.

Đọc thêm: Mở bài kết bài Vợ Chồng A Phủ gây ấn tượng mạnh

Cũng từ đây, Mị chấp nhận cuộc sống câm lặng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, chấp nhận cả đêm bị trói đứng, khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức, và chấp nhận cả những trận đánh ngã ngay xuống cửa bếp bởi Mị đã cam phận Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi…

Đối với người H Mông trước đây, ma là thế lực thần quyền đáng sợ. Nó làm cho con người trở nên mê muội, tê liệt ý thức về quyền sống. Bọn thống lí đã lợi dụng thần quyền làm phương tiện áp bức của cường quyền. Phản ánh nỗi thống khổ của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức của bọn thực dân chúa đất, Tô Hoài đã lựa chọn được một chi tiết đặc sắc.

Con ma nhà thống lí không chỉ là nỗi ám ảnh trong số phận nhân vật mà còn ám ảnh trong cả người đọc – ám ảnh nghệ thuật. Tục cúng trình ma chính là một trong những sợi dây tóc phát sáng trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-06-10 23:07:57.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*