Soạn thực hành về hàm ý tiếp theo giúp HS vận dụng hiểu biết về hàm ý để phân tích ý nghĩa hàm ý trong tất cả văn bản;
Tham khảo: Giáo án Vợ chồng A Phủ ngữ văn 12 chi tiết nhất
A: Xác định vấn đề cần giải quyết
I. Tên bài học: Thực hành về hàm ý
II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1/Thầy
-Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
B. Xác định nội dung- chủ đề bài học
-Khái niệm hàm ý
-Một số cách thức tạo hàm ý thông dụng
-Một số tác dụng của cách nói hàm ý.
C: Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
a/ Nhận biết: HS nhận biết khái niệm, cách thức tạo hàm ý thông dụng;
b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hàm ý trong giao tiếp và trong văn bản, nhất là văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật;
c/Vận dụng thấp: Phân tích được hàm ý trong văn bản đã học;
d/Vận dụng cao:
– Vận dụng hiểu biết về hàm ý để phân tích ý nghĩa hàm ý trong tất cả văn bản;
2. Kĩ năng
a/ Biết làm: bài tiếng Việt liên quan đến xác định hàm ý;
b/ Thông thạo: các bước làm bài hàm ý;
3.Thái độ
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản để tìm hàm ý;
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày hàm ý trong văn bản;
c/Hình thành nhân cách:
-Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thông qua hàm ý.
D : Tổ chức dạy và học (Soạn thực hành về hàm ý tiếp theo)
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò | Chuẩn kiến thức kĩ năngcần đạt, năng lực cần phát triển |
– B1: GV giao nhiệm vụ: Nêu hàm ý từ hình ảnh cây si trong truyện Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải) – B2: HS thực hiện nhiệm vụ – B3: HS báo cáo kết quả – B4: GV nhận xét, chốt kiến thức và giới thiệu Vào bài: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu về hàm ý qua một số bài thực hành. Tiết hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần còn lại. | – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
– B1: GV giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm + Nhóm 1:Bài tập 1: Đọc đoạn trích và phân tích theo các câu hỏi (SGK) + Nhóm 2: Bài tập 2: Đọc và phân tích đoạn trích (SGK): + Nhóm 3: Bài tập 3: Phân tích hàm ý trong truyện cười Mua kính + Nhóm 4: Bài tập 4: Chỉ ra lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng – B2: HS thực hiện nhiệm vụ – B3: HS báo cáo kết quả – B4: GV nhận xét, chốt kiến thức | I. Tổ chức thực hành Bài tập 1: a) Trong lượt lời mở đầu cuộc thoại, bác Phô gái van xin: “Thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng nữa”. Lời đáp của ông lí mang sắc thái mỉa mai, giễu cợt (ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị). Nếu là cách đáp tường minh phù hợp thì phải là lời chấp nhận sự van xin hoặc từ chối, phủ định sự van xin. b) Lời của ông Lí không đáp ứng trực tiếp hành động van xin của bác Phô mà từ chối một cách gián tiếp. Đồng thời mang sắc thái biểu cảm: bộc lộ quyền uy, thể hiện sự từ chối lời van xin, biểu lộ thái độ mỉa mai, giễu cợt cách suy nghĩ kiểu đàn bà.( Tính hàm súc của câu có hàm ý) Bài tập 2: a) Câu hỏi đầu tiên của Từ: “Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba đây rồi mình nhỉ?”. Không phải chỉ hỏi về thời gian mà thực chất, thông qua đó Từ muốn nhắc khéo chồng nhớ đến ngày đi nhận tiền. (Hàng tháng cứ vào kì đầu tháng thì chồng Từ đều đi nhận tiền nhuận bút ). b) Câu “nhắc khéo” thứ hai: “Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến…”. Từ không nói trực tiếp đến việc trả tiền nhà. Từ muốn nhắc Hộ đi nhận tiền về để trả các khoản nợ (Chủ ý vi phạm phương châm cách thức) c) Tác dụng cách nói của Từ – Từ thể hiện ý muốn của mình thông qua câu hỏi bóng gió về ngày tháng, nhắc khéo đến một sự việc khác có liên quan (người thu tiền nhà)… Cách nói nhẹ nhàng, xa xôi những vẫn đạt được mục đích. Nó tránh được ấn tượng nặng nề, làm dịu đi không khí căng thẳng trong quan hệ vợ chồng khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Bài tập 3: a) Câu trả lời thứ nhất của anh chàng mua kính: “Kính tốt thì đọc được chữ rồi” – chứng tỏ anh ta qua niệm kính tốt thì phải giúp cho con người đọc được chữ. Từ đó suy ra, kính không giúp con người đọc được chữ là kính xấu. Anh ta chê mọi cặp kính của nhà hàng là kính xấu. Anh ta chê mọi cặp kính của nhà hàng vì không có cặp kính nào giúp anh ta đọc được chữ. b) Câu trả lời thứ hai: “Biết chữ thì đã không cần mua kính”. Câu trả lời giúp người đọc xác định được anh ta là người không biết chữ (vì không biết chữ nên mới cần mua kính). Cách trả lời vừa đáp ứng được câu hỏi, vừa giúp anh ta giữ được thể hiện. Bài tập 4: Lớp nghĩa tường minh và hàm ý của bài thơ Sóng – Lớp nghĩa tường minh: Cảm nhận và miêu tả hiện tượng sóng biển với những đặc điểm, trạng thái của nó. – Lớp nghĩa hàm ý: Vẻ đẹp tâm hồn của người thiếu nữ đang yêu: đắm say, nồng nàn, tin yêu – Tác phẩm văn học dùng cách thể hiện có hàm ý sẽ tạo nên tính hàm súc, đa nghĩa, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của tác giả một cách tinh tế, sâu sắc. |
– B1: GV giao nhiệm vụ: Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dùng cách nói có hàm ý trong ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiệu quả như thế nào? – B2: HS thực hiện nhiệm vụ – B3: HS báo cáo kết quả – B4: GV nhận xét, chốt kiến thức | II. Tổng kết (Soạn thực hành về hàm ý tiếp theo) Tác dụng và hiệu quả của cách nói có hàm ý: Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, hàm ý có thể mang lại: + Tính hàm súc cho lời nói: lời nói ngắn gọn mà chất chứa nhiều nội dung, ý nghĩa + Hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc với người nghe + Sự vô can, không phải chịu trách nhiệm của người nói về hàm ý (vì hàm ý là do người nghe suy ra) + Tính lịch sự và thể diện tốt đẹp trong giao tiếp bằng ngôn ngữ |
3.LUYỆN TẬP (Soạn thực hành về hàm ý tiếp theo) ( 2 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
-B1: GV giao nhiệm vụ: Trong đoạn trích dưới đây, hai câu cuối có hàm ý không? Nếu có thì hàm ý đó là gì? Đã nhiều lần Từ muốn ẵm con đi, Đã nhiều lần Từ muốn bỏ liều con để đi làm, Từ muốn hi sinh. Nhưng lòng Từ mềm yếu biết bao!Từ là vợ!Từ là mẹ! ( Nam Cao) a/ Không có hàm ý gì b/Có. Hàm ý trong 2 câu đó là: Từ là vợ thì không được bỏ chồng; là mẹ không được bỏ con; c/ Có. Hàm ý của 2 câu đó là: Từ là vợ, là mẹ thì phải thương yêu chăm sóc chồng con, không được bỏ mặc chồng con, nhất là trong những lúc khó khăn; d/ Không có hàm ý gì cả, vì đã quá rõ. Từ là người vợ, vừa là người mẹ. – B2: HS thực hiện nhiệm vụ – B3: HS báo cáo kết quả – B4: GV nhận xét, chốt kiến thức | 1c |
5. MỞ RỘNG, SÁNG TẠO ( 5 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
-B1: GV giao nhiệm vụ: Chỉ ra hàm ý trong các nhan đề sau: – Hạnh phúc của một tang gia – Chí Phèo – B2: HS thực hiện nhiệm vụ – B3: HS báo cáo kết quả – B4: GV nhận xét, chốt kiến thức | Nêu đúng các hàm ý mà nhan đề tác phẩm gợi ra. |
Originally posted 2020-03-22 00:19:06.
Để lại một phản hồi