Dàn ý giới thiệu về cây lúa Việt Nam
Mở bài
Giới thiệu về cây lúa Việt Nam. Có thể mở đầu bằng miêu tả
Thân Bài
Cây lúa với đời sống nông dân
- Cấu tạo
- Các giống lúa
- Các vụ lúa
Những đặc sản về cây lúa
- Bánh chưng, bánh giày
- Cốm (+ Miêu tả)
Kết bài
Nhận xét khái quát về cây lúa
Đọc thêm: Mở bài kết bài Chí Khí Anh Hùng hay nhất
Giới thiệu về cây lúa Việt Nam
BÀI LÀM THAM KHẢO
Ca đông đang buổi ban trưa
Mồ hoi thanh tốt như tựa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm tột hạt, đắng cay muốn phân.
Từ nghìn đời thay, nổ lối và những nỗi vất vả, khó nhọc của người dân Việt Nam đã đổ xuống ruộng cày để làm xanh thắm lên hình ảnh thân thuộc nuột nà của cây lúa.
Trên những cánh đồng mênh mông bát ngát từ Bắc chí Nam dọc dài đất nước, đâu đâu cũng thấy những cây lúa thon thả xanh thắm mượt mà.
Thuộc loại thân thảo, cây lúa tròn có nhiều lóng và mắt. Lóng thường tầm phồng, chỉ đặc ở mắt. Lá lúa dài, mỏng, mặt nhám, gân lá song song. Rễ lúa mọc thành chùm. Hoa lúa nhỏ, mọc thành bông, không có cánh hoa mà chỉ có nhiều vảy nhỏ bao lấy nhị và nhụy hoa. Lúc hoa lúa nở, bao phấn và đầu nhụy thò ra ngoài. Đầu nhụy thật dài có chùm lông để quét hạt phấn. Quả lúc khô, có một hạt chứa đầy chất bột, vỏ quả và vỏ hạt bất phân vì không thấy vỏ quả nên lâu nay ai cũng gọi quả lúa là hạt lúa. Thật ra, ở đây vỏ quả và vỏ hạt dính liền nhau. Vỏ cám dính sát vào hạt gạo chính là vỏ quả. Bên ngoài vỏ cám là vỏ trấu bao lấy quả.
Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Đồng Chí lớp 9 ngắn gọn hay nhất
Ở nước ta, có nhiều loại, nhiều giống lúa được nông dân canh tác, chia làm các loại lúa nước sâu, lúa nước cạn, lúa nổi, lúa cạn, lúa tẻ, lúa nếp. Nhưng nói chung người ta chỉ quy thành hai loại cho đơn giản là lúa nước và lúa cạn. Còn về giống, nông dân ta sử dụng nhiều thứ giống, phổ biến hơn cả trước đây là giống NN8 hay thần nông 8. Hiện nay, trong Nam có các giống OM1706, IR66, MTL119, KSB54, VND5-20. Còn ngoài Bắc có các giống A20, C70, DT10, NR11, 20, V18… Nói chung là cây lúa có thể sống được trên các miền đất khác nhau trừ những miền quá phèn, quá mặn. Tốt hơn cả là các tiền lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long với đất phù sa ngọt, phì nhiêu,
Theo điều kiện khí hậu và thời tiết, ở nước ta cây lúa thường có các vụ sau:
– Lúa chiêm là giống lúa gieo mạ tháng 10, gặt tháng 6-7 trồng nơi ruộng khó tưới tiêu. Giống này rất ít.
– Lúa xuân gieo mạ tháng 1-2, gặt tháng 5-6, Giống này còn gọi là giống chiêm xuân.
– Lúa hè thu gieo cấy tháng 3-4, gặt tháng 7-8. – Lúa mùa gieo tháng 7-8, gặt 10-12, Giống này gặp rét dễ bị thất mùa.
Nhìn chung, hiện nay thường có ba vụ lúa chính. Đó là đông xuân, hè thu và lúa mùa.
Cây lúa đã mang về cho dân tộc ta hai đặc sản quý từ lâu đời, đó là bánh chưng bánh giầy và cốm. Về bánh chưng, bánh giầy, tục truyền là Lang Liều là con thứ 18 của vua Hùng được thần dạy lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương bởi vì trong trời đất không có gì quý bằng lúa gạo. Lang Liêu vâng lời thần bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mấy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn đùm lại thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thư gạo nếp ấy, ông đồ lên giã nhuyễn, nặn hình tròn…
Cốm, một đặc sản nữa của cây lúa. Chỉ những người chuyên môn mới định được lúc gặt thóc nếp mang về. Qua nhiều khâu chế biến, những cách thức làm có tính gia truyền từ đời này qua đời khác, đã biến hạt thóc nếp thành cốm dẻo, thơm và ngon. Không đâu bằng cốm ở làng Vòng, gần là Nội, xưa nay danh bất hư truyền.
Nói đến cây lúa là nói đến loại cây có tầm quan trọng kinh tế. Cây lúa từ bao đời nay là bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Không một ai là không thừa nhận đây cũng là nguồn cung cấp lương thực quý giá nhất của nước ta.
Đọc thêm: Mở bài kết bài Chữ Người Tử Tù hay nhất
Originally posted 2020-01-03 20:14:16.
Để lại một phản hồi