Giáo án Kiểm tra Tiếng Việt Ngữ Văn 9 ngắn gọn nhất

Giáo án Kiểm tra Tiếng Việt Ngữ Văn 9 giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận biết và vận dụng tiếng Việt trong giao tiếp.

Giáo án Kiểm tra Tiếng Việt Ngữ Văn 9

Tham khảo: Giáo án cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

  + HS tự đánh giá được kết quả học tập về toàn bộ kiến thức và kĩ năng tiếng Việt đã học ở chương trình Ngữ văn 9.

  + Rèn kĩ năng phân tích, nhận biết, vận dụng trong giao tiếp.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 

1/ Kiến thức :

 Giáo án Kiểm tra Tiếng Việt giúp hệ thống hóa về toàn bộ kiến thức cơ bản về tiếng Việt đã học ở chương trình Ngữ văn 9.

2/  Kĩ năng :

  • Rèn kĩ năng làm các dạng bài tập trắc nghiệm, kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn , phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp khái quát hóa . Kĩ năng so sánh đối chiếu…qua bài viết cụ thể.

III. CHUẨN BỊ

  1. Thầy: SGK – SGV, tài liệu Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thống nhất trong nhóm:  lập Ma trận, ra đề , phô tô đề cho HS làm bài kiểm tra…

  2. Trò: SGK – Ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản, chuẩn bị giấy KT và tinh thần sẵn sàng làm bài Kiểm tra Tiếng Việt

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

  1.  Ổn định tổ chức

  2.  Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

  3.  Tổ chức giờ KT

     Hoạt động 1

– GV nêu yêu cầu,  nhắc nhở HS ý thức làm bài kiểm tra: đọc kĩ đề bài trước khi làm, tập trung làm bài. Giữ trật tự chung và tự giác làm bài trong suốt giờ kiểm tra, không được quay cóp. 

– GV phát đề cho HS.  HS  lắng nghe GV nhắc nhở,  nhận đề của GV, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của GV.

    Hoạt động 2:  GV quản lí HS làm bài. Cuối giờ  nhắc nhở HS xem lại bài, chuẩn bị nộp bài. HS  tập trung làm bài, cuối giờ xem lại bài.   

    Hoạt động 3: Thu bài,  kiểm tra số bài của cả lớp. HS  nộp bài cho GV

    Hoạt động 4:  Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.  HS lắng nghe, l­ưu ý  rút kinh  nghiệm cho giờ làm bài lần sau.

 4.  Giao bài, h­ướng dẫn học, chuẩn bị bài  ở nhà:

 a. Bài vừa học:

   –  Ôn tập lại kiến thức cơ bản của bài ôn tập .

– Trao đổi với bạn về hư­ớng làm đối với  các câu hỏi khó.

– Xem lại các kiến thức cơ có liên quan đến câu hỏi không làm đư­ợc và lập dàn bài câu tự luận để trao đổi với các bạn và GV trong giờ học thêm buổi 2.

b. Chuẩn bị bài:

–  Chuẩn bị tiết 159: Luyện tập viết hợp đồng.

– Sưu tầm một số mẫu hợp đòng, tự viết một hợp đồng theo yêu cầu của GV.

MA TRẬN ĐỀ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm
TN TL TN TL Thấp Cao
TN TL TN TL
Từ loại và cụm từ     1 C.4           0,25đ
Khởi ngữ 1 C2         1 C2     1,25đ
Thành phần biệt lập của câu 1 C1   1 C3           0,5đ
Kiểu câu và phép liên kết câu     1 C6   1 C5       0,5đ
Phép tu từ 1 C8         1 C1     2,25đ
Hàm ý     1 C7           0,25đ
Viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết, các kiểu câu               1 C3 5,0đ
Tổng câu 3 câu   4 câu   1 câu 2 câu   1 câu11 câu 10 điểm

ĐỀ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I.Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1 . Điền Đ/S vào trước mỗi nhận định sau

 vbhvc  

 Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

 vbhvc  

Thành phần biệt lập gồm 2 loại là thành phần tình thái và thành phần cảm thái.

 vbhvc  

Trước khởi ngữ, người ta thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với

 vbhvc  

 Các câu trong Tiếng Việt đều có hai lớp nghĩa: tường minh và hàm ý

Lựa chọn đáp án đúng

Câu 2. Câu văn nào sau đây có chứa khởi ngữ?

A. Nó là học sinh thông minh
B. Người thông minh nhất lớp là nó
C. Về trí thông minh thì nó là nhất
D. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả

Câu 3. Dòng thơ nào dưới đây có chứa thành phần biệt lập cảm thán?

A. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.(Viễn Phương)

B. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !(Tố Hữu)

C. Ồ, sao mà độ ấy vui thế(Kim Lân)

D. Bác đã rồi sao Bác ơi !(Tố Hữu)

Câu 4. Các cụm từ “những bông hoa bằng lăng”, “cái giống hoa ”, “mấy bông hoa cuối cùng” thuộc loại cụm từ gì?

A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ

Câu 5. Từ “tuy nhiên” trong đoạn “Cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt. Tuy nhiên chúng còn là con vật rất thân thương” tạo cho 2 câu văn quan hệ:

A. Nguyên nhân B. Nghịch đối C. Đồng thời D. Điều kiện

Câu 6. Trong đoạn “Khu vườn nhà Lan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ nhưng có biết bao nhiêu là cây” có sử dụng phép liên kết câu:

A. Phép thế B. Phép nối C. Phép lặp D. Gồm A và B

Câu 7. Trong những câu sau câu nào mang hàm ý?

A. Áo anh rách vai. 
B. Quần tôi có vài mảnh vá.                             
C. Miệng cười buốt giá.
D. Chân không giầy.

Câu 8. Trong 2 dòng thơ:                          Dù là tuổi hai mươi

          Dù là khi tóc bạc

Tác giả đã dùng biện pháp tu từ :

A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Điệp ngữ D. So sánh

II. Tự luận (8 điểm)

1. Câu1.(2đ ) Cho câu thơ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

                                                      (Viếng lăng Bác-Viễn Phương ).

  1. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ trên? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.(1đ )
  2. Chép hai câu thơ có hình ảnh mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên bài và tác giả bài thơ và biện pháp tu từ đã được sử dụng ) (1đ )

2. Câu 2. ( 1đ) Xác định thành phàn khởi ngữ trong các câu sau?

a. Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng nhiều nhà máy.

b. Còn cuốn sách này, tôi đã xem kĩ rồi

3. Câu3. ( 5đ )

Viết một đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu)  nội dung nói về môi trường hiện nay. Trong văn bản có sử dụng câu đặc biệt, câu ghép và ít nhất một phép liên kết. Gạch chân những câu đó.

ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM.

I.Trắc nghiệm (2 điểm)Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Tổng 8 câu- 2 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án Đ-S-Đ-S C C A B D C C

II. Tự luận: (8 điểm)

1. Câu1 :2đ

 – Phân tích để thấy hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và  ẩn dụ “Mặt trời” Điều đó  khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng”nổi bật ý nghĩa sâu sắc. Dùng hình ảnh “Mặt trời trong lăng” để chỉ về Bác , Viễn Phương ca ngợi sự vĩ đại, công lao to lớn của Bác với non sông, với dân tộc. Đồng thời hình ảnh ẩn dụ mặt trời lại rất đỏ còn thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, niềm tin Bác sống mãi với non sông. (1đ )

  • Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ:

                            “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

                             Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”(0,5đ )

                                             ( Khúc hát ru….Nguyễn khoa Điềm. )(0,5đ )

2. Câu 2: 1đ ( mỗi câu 0,5đ)

– Thành phần khởi ngữ: Về công nghiệp, còn cuốn sách này…

3. Câu3: 5đ

– Đúng hình thức một văn bản. Diễn đạt mạch lạc, không sai ngữ pháp và chính tả     

– Viết đúng chủ đề

 – Có sử dụng câu đặc biệt và câu ghép, có phép liên kết hợp lí.

– Chỉ rõ các câu ghép và đặc biệt, phép liên kết được sử dụng trong văn bản.

Xem thêm: Giáo án Bàn về đọc sách Chu Quang Tiềm ngắn gọn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:18:57.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*