Giáo án Con chó Bấc giúp học sinh thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của G.Lân-đơn về sự gắn bó sâu sắc giữa Thooc-tơn và con chó Bấc.
Tham khảo: Giáo án Các thành phần biệt lập(phần Tiếp theo) Ngữ Văn 9 (Giáo án Con chó Bấc)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :
– Thấy rõ nghệ thuật kể chuyện của G. Lân -đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thóoc – tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thóoc – tơn .
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: (Giáo án Con chó Bấc)
1.Kiến thức
– Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
– Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khi viết về con chó Bấc.
– Bồi dưỡng cho HS lòng thương yêu loài vật.
*Tích hợp vấn đề môi trường :Liên hệ quan tâm săn sóc loài vật
2. Kĩ năng :
– Đọc – Hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự .
3. Thái độ: yêu thương gần gũi , quan tâm , chăm sóc loài vật .
4. Tích hợp liên môn: GDCD: Sinh học( Tập quán loài vật), GDCD( Lòng nhân ái của con người)
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ:
1. Thầy : – Giáo án điện tử
2. Trò: Soạn bài, tỡm hiểu tư liệu về tác giả, tiểu thuyết tiếng gọi nơi hoang dó, văn bản “ Con chó Bấc”
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC (Giáo án Con chó Bấc)
* Bước 1: Ổn định tổ chức (1’)Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ
H1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1.Trong đoạn trích “Bố của Xi-mông”, Xi-mông đã rất đau đớn, tuyệt vọng vì:
A. Mang tiếng là một đứa trẻ không có bố, thường bị bạn bè trêu chọc.
B. Chú Phi-lip không chịu nhận làm bố của em.
C. Vì mẹ Xi-mông không đồng ý chú Philip là bố của em.
D. Các bạn không tin là em có bố và vẫn trêu chọc em.
2. Nội dung tư tưởng nổi bật của đoạn trích “Bố của Xi-mông” là gì?
A. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang cơ nhỡ.
B. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi.
C. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.
D. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội?
H2. Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì về các đối xử với bạn bè, nhất là với những bạn không may, cơ nhỡ hoặc bất hạnh?
* Bước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
– Mục tiêu : Tạo tâm thế cho HS vào tiết học
– Phương pháp : Thuyết trình.
– Thời gian : 1 phút
Hoạt động của Thầy | Hoạt động của Trò |
– Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi :Ai mà tài thế với 2 câu hỏi trắc nghiệm: +Ai là tác giả của tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng? + O hen ri là nhà văn của nước nào? – Giới thiệu bài: Nước Mĩ có nền văn học trẻ tuổi với những nhà văn xuất sắc. Năm lớp 8, chúng ta đã được làm quen với kiệt tác “Chiếc lá cuối cùng” O.Hen-ri, nhà văn Mỹ thế kỉ XIX, và hôm nay trong tiết học này cô cùng các em một lần nữa đến với nền văn học Mĩ ở thế kỉ XX với văn bản: Con chó Bấc – GV ghi tên bài. – GV giới thiệu: Đối với mỗi người đặc biệt là đối với người Phương Tây, chó là vật nuôi trong gia đình đồng thời cũng là cũng là người bạn thân thiết trong cuộc sống. Có lẽ điều này là do sự quấn quýt, gần gũi và đặc tính trung thành của loài chó. Đã có rất nhiều những tác phẩm văn học, điện ảnh nói về tình cảm gắn bó của những chú chó với người chủ. Một trong số đó là tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” rất nổi tiếng của nhà văn Giắc Lân-đơn ( Tích hợpmôn Sinh học) | – HS nghe giới thiệu bài – Ghi tên bài. |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Giáo án Con chó Bấc)
– Mục tiêu : Học sinh biết cách đọc , tìm hiểu khái quát về tác giả , tác phẩm .
– Phương pháp: thuyết trình , vấn đáp tìm tòi, vấn đáp tái hiện, nêu vấn đề
– Kĩ thuật: kĩ thuật động não,
– Thời gian: 30 phút
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò |
I. HD HS đọc – Tìm hiểu chú thích | I. HS đọc – Tìm hiểu chú thích |
1. Bước 1. HD HS đọc | 1. HS đọc. |
* GV hướng dẫn HS đọc: Cần thể hiện tình cảm giao lưu giữa người và chó – chó và người nồng nàn yêu thương * GV đọc mẫu một đoạn , yêu cầu HS đọc: * Gọi 1 HS nhận xét cách đọc. | + HS lắng nghe hướng dẫn . – HS đọc, HS khác nhận xét cách đọc của bạn |
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chú thích. | 2. HS tìm hiểu chú thích. |
* Nêu yêu cầu: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? *GV giới thiệu chân dung G.Lân-đơn và bổ sung: | + Dựa vào chú thích trả lời . – Nghe GV bổ sung, quan sát chân dung nhà thơ |
II . HD HS tìm hiểu văn bản 1. Bước 1 . GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát văn bản | II . HS tìm hiểu văn bản 1. HS tìm hiểu khái quát văn bản |
H.Nêu yêu cầu: Hãy x.định: – PTBĐ chủ yếu của VB? – Ngôi kể? Trình tự kể? – Bố cục của văn bản? Quan sát độ dài 3 phần của văn bản , hãy lí giải tại sao độ dài của phần 3 lại dài nhất?(nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?) * GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bàn theo kĩ thuật động não(3’) Mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét – GV chuẩn kiến thức | + HS thảo luận nhóm bàn (3’) thực hiện kĩ thuật động não – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét – Nghe GV bổ sung, chốt nhấn mạnh, ghi nhanh vào vở |
2. Bước 2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản * Hướng dẫn HS tìm hiểu tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc. | 2. HS tìm hiểu chi tiết văn bản *HS tìm hiểu tình cảm của Thoóc-tơn với Bấc. |
Gv giới thiệu qua: Thoóc -Tơn thật ra không phải là người chủ đầu tiên của Bấc. trước anh , Bấc đã từng qua tay những ông bà chủ, cô cậu chủ giàu có và cũng nhân hậu như nhà thẩm phán Mi – Lơ rồi bị bắt cóc, bị mua đi bán lại cho những ông chủ khô khan hay tàn bạo để giúp việc tìm vàng ở miền Bắc Mĩ lạnh giá. …) Nhưng chỉ có riêng Thoóc-tơn với bản tính nhân hậu hiếm có, chẳng những đã cứu sống Bấc , mua lại Bấc mà cũn đối xử với Bấc thật tận tình khả ái cho đến khi anh qua đời * Cho HS theo dõi đoạn 2. Nêu yêu cầu: H.Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc được biểu hiện ở những chi tiết nào? H. Cách kể chuyện của tác giả ở đoạn này có gì đặc biệt? Tác dụng của cách kể chuyện đó? – Nhận xét về những câu văn được t/giả sử dụng trong đoạn? – Qua những biểu hiện đó đã thể hiện t/cảm gì của Thoóc-tơn đối với Bấc? | – Hs nghe – HS thảo luận nhóm bàn (5’) thực hiện kĩ thuật động não – HS tìm chi tiết … – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Đại diện các nhóm trình bày , nhận xét – Nghe GV bổ sung, chốt nhấn mạnh , ghi nhanh vào vở * Cách kể chuyện: Kết hợp kể và tả chi tiết, tỉ mỉ, những câu văn biến hoá… dùng nhiều từ phủ định để khẳng định. =>Yêu quý bằng tình cảm thân thiện, gần gũi, hiểu biết và quý trọng.-> là một ông chủ lí tưởng. |
H. Nêu yêu cầu: – Để làm nổi bật Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng, tác giả đã thể hiện bằng cách nào? -Như vậy trong văn bản này mặc dù Lân- đơn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của con chú Bấc nhưng nhà văn vẫn dành một đoạn văn không ngắn nói về tình cảm của Thooc- Tơn đối với các con chó của anh đặc biệt là dành cho Bấc.Theo em mục đích của tác giả là gỡ? * Cho Hs làm bài tập củng cố phần 1: 1.Vì sao chú Bấc được ông chủ Thóoc-tơn chăm sóc? Vì nghĩa vụ, Vì lợi ích kinh doanh, Vì tình yêu chân thành,.Vì cùng sống dưới một mái nhà. 2. Tình cảm mà Thóoc-tơn dành cho bấc cho thấy Thooc-tơn coi Bấc như: Con cái, bạn bố, Như anh em, Như đồng loại, Một con chú bình thường TIẾT 157 | – Hs thảo luận nhóm (3 phút) – Làm ra phiếu bài tập – Đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác nhận xét, bổ sung – Nhà văn so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác: Các ông chủ khác chăm sóc chó chỉ là nghĩa vụ và vì lợi ích kinh doanh còn Thoóc-tơn chăm sóc Bấc như với những đứa con đặc biệt của mình. Mục đích là để làm sáng tỏ những t/cảm của con chó Bấc đối với anh. Không phải đối với bất kỳ ông chủ nào con chó Bấc cũng đối xử tốt mà chỉ riêng Thoóc-tơn mới có lòng nhân từ với nó Hs đọc và lựa chọn đáp án: 1. D, 2-A |
* Hướng dẫn HS tìm hiểu tình cảm của Bấc với Thoóc Tơn * Cho HS theo dõi đoạn 3. Nêu yêu cầu: H. Hãy tìm và phân tích những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc đối với chủ? H. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thể hiện tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn? Nêu tác dụng của BPNT đó? H. Nhận xét năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này? H. Những biểu hiện đó của Bấc đã thể hiện tình cảm gì của nó đối với Thoóc-tơn? GV bình mở rộng: Một tình yêu thương giống như tình yêu thương của con người: + Vô cùng ngưỡng mộ, sẵn sàng hy sinh vì chủ. Thể hiện tình cảm biết ơn sâu nặng. | * Hướng dẫn HS tìm hiểu tình cảm của Bấc với ThoócTơn + HS theo dõi VB, phát hiện chi tiết, nhận xét và trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. * Những biểu hiện tình cảm: – Biểu lộ tình thương yêu bằng cách cắn vờ vào tay. – Tình thương yêu diễn đạt bằng sự tôn thờ. + Nằm phục ở chân Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn chủ, chăm chú xem xét, theo dõi, quan sát từng động tác của chủ. + Tình cảm ngời ánh lên qua đôi mắt toả rạng ra ngoài. Không rời Thoóc-tơn một bước, luôn bám theo gót chân anh + Lo sợ Thoóc-tơn lại biến khỏi cuộc đời của nó, luôn bị nỗi lo sợ này ám ảnh. + Bấc còn nằm mơ : “ Ngay cả ban đêm nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh “. |
H. Qua lời kể chuyện của tác giả đã giúp em hiểu được điều gì về nhà văn? | + Tự do bộc lộ * Nhà văn: Có khả năng q/sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, yêu thương loài vật |
H. Trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con cho Bấc như thế nào? Em hãy tìm chi tiết chứng minh? *GV chốt lại: Nhà văn là người am hiểu loài vật – biểu hiện của tình cảm nhân đạo trong sáng. | + Tìm chi tiết, chứng minh, trả lời, HS khác bổ sung (HS khá giỏi) Trí tưởng tượng và lòng yêu thương loài vật vô cùng rộng lớn, sâu sắc, tuyệt vời mặc dù không nhân cách hoá con Bấc như thơ ngụ ngôn của La-phông-ten nhưng ông đã để cho con Bấc tự bộc lộ “tâm hồn” của mình: họng nó chỉ rung lên…., hầu như biết nói, biết suy nghĩ, trước kia nó chưa hề cảm thấy…. |
*Tích hợp vấn đề môi trường Nếu có một con vật như con chó Bấc, em sẽ cư xử với nó như thế nào? | + Tự do bộc lộ |
III.Tổng kết . H. Hãy nhắc lại những BPNT mà tác giả sử dụng? – Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trên đã góp phần làm nổi bật những nội dung chính nào của truyện? Ý nghĩa văn bản ? * GV khái quát, chốt kiến thức, mời HS đọc ghi nhớ | III.Tổng kết. + Nhắc lại các biện pháp nghệ thuật, nội dung và rút ra ý nghĩa. – Trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.Nghe GV chốt kiến thức. – Ghi nhanh vào vở. + HS đọc ghi nhớ |
IV. HD HS luyện tập | IV. HS luyện tập |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Làm được bài tập từ SGK, các bài tập khắc sâu kiến thức chính. Nhiệm vụ: Trao đổi hoạt động nhóm, động não, tư duy độc lập….Cách thực hiện như sau: * GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm | + HS trả lời cá nhân, HS khác nhận xét. |
* Cho HS viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình cảm của con chó Bấc đối với Thoóc-tơn? | + HS viết đoạn, đọc trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét. |
1. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Kể về hoàn cảnh của con chó Bấc
B. Miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ
C. Miêu tả tỉnh cảm của ông chủ đối với con chó Bấc
D. Miêu tả tình cảm của những con chó đồi với nhau.
D. Vì cuộc sống dưới một mái nhà.
2Ý nào cho thấy nhà văn đã thể hiện chiều sâu “tâm hồn” của con chó Bấc?
- Tình thương yêu của con chó Bấc phần lớn được diễn đạt bằng sự tôn thờ.
- Nó thường nằm phục ở chân Thooc-tơn hàng giờ.
- Nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh.
- Tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó toả ra ngoài.
3. Nghệ thuật nổi bật của văn bản trên là gì?
A. Sử dụng rộng rãi biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
B. Xây dựng nhiều hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng thú vị.
C. Câu văn tự nhiên, uyển chuyển.
D. Đi sâu miêu tả tâm hồn của con chó bằng trí tưởng tượng tinh tế.
HOẠT ĐỘNG 4; VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng phép lập luận giải thích
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập – Tóm tắt lại truyện “Con chó Bấc”. +Nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản . | Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày…. |
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Con chó Bấc)
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập Vẽ sơ đồ tư duy | + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày…. |
* Bước 4. Giao bài ,hướng dẫn học bài chuẩn bị bài ở nhà(4’)
a. Bài vừa học
– Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
b. Chuẩn bị bài mới :
– Chuẩn bị kĩ năng kiến thức về hợp đồng
– Chuẩn bị để kiểm tra Tiếng Việt 45’
Xem thêm: Giáo án nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Originally posted 2020-03-07 21:17:15.
Để lại một phản hồi