Giáo án Khái quát văn học dân gian Việt Nam giúp học sinh nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam
Tham khảo: Kết bài Trao Duyên ngữ văn 10 hay nhất
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
I. Tên bài học: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
– Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa…
– PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái quát văn học dân gian Việt Nam
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1. Về kiến thức khái quát văn học dân gian Việt Nam
– Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian.
– Hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian. Đây là cơ sở để học sinh có thái độ trân trọng đối với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đó học tập tốt hơn phần văn học dân gian trong chương trình.
– Nắm được khái niệm về các thể loại của văn học dân gian Việt Nam. Học sinh có thể nắm bắt các thể loại, biết phân biệt sơ bộ thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
2. Về kĩ năng
– Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.
3. Về thái độ, phẩm chất:
– Thái độ:
+ Giúp học sinh nhìn nhận một cách khách quan về các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, giá trị to lớn của văn học dân gian, từ đó, biết trân trọng, yêu quý, tự hào về di sản văn học dân gian của dân tộc.
+ Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học dân gian. Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam.
– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…
4. Về năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
– Năng lực riêng:
– Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến chung về văn học dân gian vào đọc hiểu các văn bản văn học dân gian cụ thể.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Khởi động B1: Gv giao nhiệm vụ *GV: Trình chiếu Video về truyền thuyết An Dương Vương…, truyện cổ tích Tấm Cám; tranh ảnh truyện cười + Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Xem video trích đoạn + Lắp ghép tác phẩm với nội dung trích đoạn đã xem để nhận biết thể loại truyện dân gian – B2: HS thực hiện nhiệm vụ: – B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, nhóm nào tìm được nhiều bài sẽ chiến thắng. – B4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới:Khi nói về VHDG, Lâm Thị Mĩ Dạ đã từng có câu thơ làm xúc động lòng người: Tôi yêu truyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau mấy núi cách xa cũng tìm Ở hiền rồi lại gặp lành Người ngay lại gặp người tiên độ trì. Và cho đến những câu ca dao: Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa Từ truyện cổ đến ca dao dân ca, tục ngữ… Tất cả đều là biểu hiện cụ thể của VHDG. Để hiểu rõ chúng ta cùng tìm hiểu bài “KHÁI QUÁT VHDG VN” | – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam Mục tiêu: giúp học sinh hiểu rõ những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc cá nhân. Kĩ thuật dạy học: động não, thông tin – phản hồi, trải nghiệm sáng tạo. Các bước thực hiện: 1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Em hiểu thế nào là truyền miệng? Tại sao truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền cơ bản của văn học dân gian? Theo em, quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh suy nghĩ, ghi lại câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs trả lời câu hỏi.Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo: cho học sinh nghe một bài ca dao hoặc mô tả một cảnh trên chiếu chèo để các em thấy rõ sự kết hợp giữa lời thơ, nhạc điệu và diễn xuất. Giáo viên cũng có thể gọi học sinh hát lại một câu ca dao, một làn điệu dân ca để các em trải nghiệm thêm các hình thức diễn xướng của văn học dân gian. 2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Em hiểu thế nào về khái niệm tập thể? Vì sao văn học dân gian lại là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể? Theo em, tính tập thể và tính truyền miệng của văn học dân gian có mối quan hệ với nhau như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Học sinh suy nghĩ, ghi lại câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs trả lời câu hỏi.Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức. Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam Mục tiêu: giúp học sinh nắm được các thể loại của văn học dân gian và có thể định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ về từng thể loại. Phương tiện: bảng phụ, bút dạ, máy chiếu. Kĩ thuật dạy học: động não, thông tin – phản hồi, khăn trải bàn Hình thức tổ chức: học sinh làm việc nhóm. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Dựa vào sách giáo khoa, em hãy kể tên các thể loại của văn học dân gian Việt Nam và hãy định nghĩa thật ngắn gọn khái niệm các thể loại? Kể tên một số tác phẩm thuộc những thể loại văn học dân gian mà em biết ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS các nhóm tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày. Bước 3: Báo cáo kết quả – Các nhóm tranh luận và bổ sung ý kiến. – Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV: nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm, chuẩn hóa kiến thức. – Văn học dân gian Việt Nam bao gồm 12 thể loại chính: thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. Thao tác 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam Mục tiêu: giúp học sinh nắm được những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam, từ đó, yêu quý và tự hào về văn học dân tộc. Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi, phòng tranh. Hình thức tổ chức: học sinh làm việc nhóm. Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: chia học sinh thành 3 nhóm. Nhóm 1: Tại sao nói văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc?Lấy ví dụ. Nhóm 2: Tại sao nói văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người?Lấy ví dụ. Nhóm 3: Tại sao nói văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc?Lấy ví dụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: bầu nhóm trưởng, thư kí, thảo luận nhóm, ghi câu trả lời vào bảng phụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Gv: Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm | I. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam 1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng – Truyền miệng: là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem. – Văn học dân gian ra đời từ rất sớm, từ khi chưa có chữ viết nên được lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng. Mặt khác, phương thức truyền miệng cũng xuất phát từ chính nhu cầu sáng tác và thưởng thức văn học một cách trực tiếp của người dân lao động xưa. Đây cũng chính là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết. – Quá trình truyền miệng được thực hiện thông qua hình thức diễn xướng dân gian (trình bày tác phẩm một cách tổng hợp thông qua các hình thức nói, kể, hát, diễn). 2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) – Tập thể: một nhóm người, một cộng đồng người. – Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể vì: + Trong quá trình sáng tác, lúc đầu, tác phẩm có thể do một cá nhân khởi xướng. + Khi tác phẩm được hình thành, nó sẽ được tập thể đón nhận và tiếp tục lưu truyền qua nhiều địa phương, nhiều thế hệ khác nhau. + Trong quá trình lưu truyền, tác phẩm văn học dân gian tiếp tục được các thế hệ người dân bổ sung, biến đổi nhằm giúp cho tác phẩm hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. + Dần dần, qua lưu truyền, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai đã từng là tác giả, tác phẩm văn học dân gian trở thành của chung. => Tính truyền miệng và tính tập thể là hai đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm dân gian. Hai đặc trưng này có quan hệ mật thiết, thể hiện sự gắn bó của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. II. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam – Văn học dân gian Việt Nam bao gồm 12 thể loại chính: thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo. – Thần thoại: + Tác phẩm tự sự dân gian. + Thường kể về các vị thần nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của con người thời cổ đại. – Sử thi: + Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn. + Sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng. + Kể về một hoặc nhiều biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân cổ đại. – Truyền thuyết: + Tác phẩm tự sự dân gian. + Kể về các sự kiện hoặc các nhân vật lịch sử có thật theo hướng lí tưởng hóa. + Thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân. – Truyện cổ tích: + Tác phẩm tự sự dân gian. + Cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định. + Kể về số phận người dân lao động trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và tinh thần lạc quan của người lao động. – Truyện ngụ ngôn: + Tác phẩm tự sự dân gian ngắn. + Kết cấu chặt chẽ. + Thông qua các ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan đến con người. + Nêu lên các bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lí nhân sinh. – Truyện cười: + Tác phẩm tự sự dân gian ngắn. + Kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ. + Kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên để gây cười nhằm mục đích giải trí, phê phán. – Tục ngữ: + Câu nói ngắn gọn, hàm súc. + Có hình ảnh, vần, nhịp. + Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn. – Câu đố: + Bài văn vần hoặc câu nói có vần. + Mô tả đồ vật bằng cách ám chỉ để người nghe lí giải, nhằm rèn luyện tư duy, khả năng liên tưởng, suy đoán. – Ca dao, dân ca: + Tác phẩm trữ tình dân gian. + Thường kết hợp giữa lời thơ và điệu nhạc. + Thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người. – Vè: + Tác phẩm tự sự dân gian bằng vần. + Kể lại hoặc bình luận những sự kiện có tính thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời. – Truyện thơ: + Tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ. + Giàu chất trữ tình. + Phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng bị tước đoạt. – Chèo: + Tác phẩm sân khấu dân gian. + Kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội. III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam 1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc – Tri thức trong văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội, con người. Đó là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân lao động được đúc kết từ thực tiễn. – Văn học dân gian có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết rất phong phú và đa dạng về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam. 2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người – Văn học dân gian góp phần bồi dưỡng cho chúng ta những phẩm chất tốt đẹp, mang lại cho ta những bài học về đạo lí, về lẽ sống, về cách ứng xử, làm người; hướng ta đến những tình cảm cao đẹp. 3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc – Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các tác phẩm văn học dân gian đã được mài giũa, chắt lọc, trở thành những viên ngọc sáng, có giá trị thẩm mĩ to lớn. – Từ lâu, văn học dân gian đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận cho văn học viết, là mảnh đất màu mỡ cho văn học viết hình thành và phát triển. |
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM B1: GV giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1:“….là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ do nhân dân sáng tác và lưu truyền”. Ðó là định nghĩa về:? a. Ca dao. b. Truyện cổ. c. Tục ngữ. d. Văn học dân gian. Câu hỏi 2:Văn học dân gian ra đời: a. Từ thời kì xã hội công xã nguyên thủy. b. Ở thời phong kiến khi xã hội phân chia giai cấp c. Ở thế kỷ X cùng một lúc với văn học viết d. Từ Cách mạng Tháng 8-1945 Câu hỏi 3:Câu đánh giá : văn học dân gian là những hòn ngọc quý là của : a. Nguyễn Trãí. b. Hồ Chí Minh. c. Nguyễn Du. d. Phạm Văn Ðồng Câu hỏi 4:Văn học dân gian được truyền miệng bằng hình thức a. Nói -kể b. Hát c. Diễn d. Tất cả các hình thức trên B2: HS thực hiện nhiệm vụ: B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ B4: Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm | d. Văn học dân gian. a.Từ thời kì xã hội công xã nguyên thuỷ. b. Hồ Chí Minh. d. Tất cả các hình thức trên |
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG GV giao nhiệm vụ: Đọc bài văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Trước khi biết Xuân Diệu nói “Ca dao là máu của Tổ quốc”,trước khi nghe Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”, tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi. Mỗi lần ru con, bà cầm hai tao nôi, hoặc một tay chụm cả bốn tao nôi vừa đưa vừa hát. Lạ thay, má tôi làm lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Tràn ngập trong âm thanh du dương huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng, thế giới của mồ hôi nước mắt, thế giới của tình thương, của tình yêu, của cái thiện, của sự huyền ảo mộng mơ… Trích Lời ngỏ Vẻ đẹp trong ca dao – Nguyễn Đức Quyền) 1/ Xác định câu chủ đề của văn bản. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay quy nạp? 2/ Tế Hanh nói“ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là gì? B2: HS thực hiện nhiệm vụ: -B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: B4: GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm | 1.Câu chủ đề của văn bản: Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch . 2.Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là bên cạnh sữa mẹ nuôi lớn phần xác thì ca dao cũng là nguồn sữa ngọt ngào nuôi lớn tinh thần của con người trong cả cuộc đời. Qua đó, câu nói ca ngợi vẻ đẹp của ca dao, của tình mẫu tử thiêng liêng. |
HOẠT ĐỘNG 5:Mở rộng, sáng tạo Gv: Giao nhiệm vụ + Kể lại một câu chuyện cổ dân gian đã từng nghe. HS: Thực hiện nhiệm vụ Hs: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau | – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
Xem thêm: Mở bài kết bài Cảnh Ngày Hè hay nhất
Originally posted 2020-03-09 22:55:38.
Để lại một phản hồi