Giáo Án Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt theo hướng phát triển năng lực
Thông Tin Giáo Án Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt theo hướng phát triển năng lực
I. Kiến thức cơ bản.
1. Tác giả:
– Lưu Quang Vũ (1948-1988), quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí
thức.
– Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện… nhưng thành công nhất là sáng tác kịch.
– LQV trở thành hiện tượng đăc biệt của sân khấu kịch VN thế kỉ XX, là nhà viết kịch tài năng nhất của văn học VN hiện đại.
– Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Liên quan: Sơ đồ tư duy Hồn Trương Ba da hàng thịt
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
– Lưu Quang Vũ viết vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt” năm 1981, năm 1984 thì ra
mắt công chúng. Vở kịch dựa vào câu chuyện dân gian, nhưng đã có những thay đổi cơ bản.
– Điểm khác biệt :
+ Trong truyện dân gian, nhân vật Trương Ba tiếp tục sống bình thường, hạnh phúc khi được nhập hồn vào thân xác anh hàng thịt. Ngắn gọn và đơn giản, truyện dân gian mang một tư tưởng triết học có phần cơ bản đúng, nhưng chỉ đề cao linh hồn, tuyệt đối hóa linh hồn, không để ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn.
+ Vở kịch của Lưu Quang Vũ tại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó đưa đến những tư tưởng mới : sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn và khẳng định một quan niệm đúng đắn về cách sống.
b.Tóm tắt tác phẩm:
Trương Ba là một người làm vườn và giỏi đánh cờ đã bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho Hồn Trương Ba sống lại và nhập vào xác hàng thịt mới chết. Trú nhờ trong xác anh hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lý tưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm thấy xa lạ,… mà bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên và giả tạo. Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn không phải chính bản thân ông. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết.
c. Đặc trưng của kịch.
Tạo được những tình huống xung đột, mâu thuẫn và diễn tả được sự phát triển xung đột, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, rồi cuối cùng là giải quyết các xung đột, mâu thuẫn đó *Tìm hiểu khái niệm bi kịch
– Bi kịch là một thể của loại hình kịch (đối lập với thể hài kịch).
– Xung đột kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được, mọi cách khắc phục mâu thuẫn đó đều dẫn đến sự diệt vong những giá trị quan trọng.
– Nhân vật của bi kịch thường là những người anh hùng, có những say mê, khát vọng lớn lao nhưng đôi khi còn có cả những sai lầm trong hành động và suy nghĩ nên dẫn đến kết thúc bi thảm. Kết thúc bi thảm của nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của mỗi con người.
3. Đoạn trích:
a. Vị trí.
* Vị trí : Đoạn trích trích cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
* Tóm tắt diễn biến tình huống kịch: Xung đột trung tâm của vở kịch (hồn Trương Ba và xác hàng thịt) lên đến đỉnh điểm. Sau mấy tháng trú ngụ trong thể xác anh hàng thịt, Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân và ông cũng chán ghét chính mình. Từ đó dẫn đến cuộc đối thoại mang tâm trạng dằn trở của nhân vật: đối thoại với chính mình (độc thoại) đan xen với các cuộc đối thoại khác (đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt, với những người thân, với Đế Thích). Trương Ba đau khổ, tuyệt vọng và đi đến quyết định giải thoát.
b. Nội dung, nghệ thuật:
* Nội dung:
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt
– Trương Ba được trả lại sự sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn, vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hóa.
– Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục ấy sẽ ngư trị, thắng thế và sẽ tàn phá những gì trong sạch cao quí của con người.
– Linh hồn và thể xác là hai phương diện tồn tại trong mỗi con người. Đừng “bỏ bê” thân xác để chỉ biết đến một thứ linh hồn chung chung trừu tượng không thuộc về một ai trên cõi thế gian này.
– Cuộc đấu tranh giữa linh hồn và xác thịt là cuộc đấu tranh giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa phần “người” và phần “con” trong mỗi con người
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân
– Tình huống bi kịch thúc đẩy hồn Trương Ba phải lựa chọn với sự phản kháng mãnh liệt “chẳng còn cách nào khác…, Không cần đến cái đời sống do mày mang lại. Không cần“.
– Con người phải đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân , chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách.
Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
– Đế Thích: cái nhìn hời hợt, phiến diện về con người
– Trương Ba: ý thức sâu sắc về ý nghĩa của sự sống: Sống thực cho ra một con người không phải là điều đơn giản- Hồn và Xác phải hài hòa, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục tội lỗi
Màn kết
– Trương Ba trả xác cho anh hàng thịt; chấp nhận cái chết để được là chính mình và linh hồn được trong sạch
– Hóa thân vào cây cỏ, các sự vật thân thương để tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu với niềm tin cuộc sống vẫn tuần hoàn theo quy luật của muôn đời.
– Bi kịch mang âm hưởng lạc quan; thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện- cái Đẹp- của cuộc sống đích thực.
=> Ý nghĩa
– Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: Phải sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hóa bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục.
– Vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
– Thông điệp:
+ Được sống làm người thật là quý giá ; nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
+ Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa tâm hồn và thể xác.
+ Con người phải luôn luôn đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý
Liên quan: Dàn ý Chiếc Thuyền Ngoài Xa những điều không thể quên
* Nghệ thuật:
+ Sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu. + Sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống. + Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
+ Hành động của nhân vật kịch phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống kịch.
+ Kết hợp hài hòa sự phê phán quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
II. Luyện đề:
1. Đề 1 : Cảm nhận về nhân vật Trương Ba, nhân vật bi kịch trong đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
Dàn bài
a. Mở bài
– Lưu Quang Vũ là một trong những cây bút tài hoa để lại những dấu ấn trong nhiều thể loại : thơ, văn xuôi và đặc biệt là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
– “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất, đánh dấu sự vượt trội trong sáng tác của Lưu Quang Vũ.
– Nhân vật Trương Ba – một nhân vật bi kịch
b. Thân bài
*Giới thiệu chung
– Hoàn cảnh ra đời của vở kịch: ( Phần KTCB)
– Đây là một vở kịch mà Lưu Quang Vũ đã dựa vào cốt truyện dân gian, tuy nhiên chiều sâu của vở kịch chính là phần phát triển sau của truyện dân gian.
*Phân tích, chứng minh:
– Hoàn cảnh éo le, bi đát của nhân vật Trương Ba
+ Trương Ba là người làm vườn yêu cây cỏ, yêu thương mọi người, sống nhân hậu, chân thực, chưa tới số chết, nhưng vì sự tắc trách của quan nhà trời mà Trương Ba phải chết.
+ Hồn Trương Ba phải trú nhờ vào xác anh hàng thịt, một người thô lỗ, phàm tục… Tính cách Trương Ba ngày càng thay đổi.
=>Bi kịch của sự oan trái
– Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
+ Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức nhưng tất cả hoàn toàn trái ngược qua phần đối thoại với xác. Hồn Trương Ba để lại trong mắt xác hàng thịt là một kẻ phàm ăn, tục uống ; mê rượu và háo sắc ; cư xử thô bạo với mọi người,…( Dẫn chứng)
+ Những biểu hiện ngay trong đối thoại khi Hồn Trương Ba không còn là chính mình : cử chỉ, điệu bộ lúng túng, khổ sở ; giọng điệu có khi yếu ớt, lời thoại ngắn ; khi đuối lý lại dùng lời lẽ thô bạo để trấn áp “Ta… Ta… đã bảo mày im đi” .
=>Bi kịch của sự tồn tại riêng rẽ : con người không thể chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống bằng tinh thần.
– Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình:
+ Người vợ vừa hờn ghen vừa dằn dỗi chồng, có cảm giác ông là người sống xa lạ với mọi người.
+ Đứa con trai cả quyết định bán khu vườn để đầu tư vào sạp thịt.
+ Cái Gái, đứa cháu nội mà ông yêu quý nhất, không thừa nhận ông là ông nội, thậm chí nó còn cự tuyệt đến quyết liệt “Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông”. Trong mắt nó, Hồn Trương Ba chỉ là một tên đồ tể, tay chân vụng về, luôn phá hoại.
+ Con dâu tỏ ra thông cảm, hiểu và đau cho nỗi đau sống nhờ và sự thay đổi của Hồn Trương Ba.
=>Bi kịch bị người thân xa rời, khước từ cuộc sống.
– Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác ( Trong cuộc đối thoại với Đế Thích).
+ Trương Ba tự ý thức bi kịch của mình : “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. à Bi kịch sống nhờ vào thân xác người khác – Trương Ba trước cái chết của cu Tị.
+ Trước đề nghị đổi thân xác của Đế Thích, tính cách TB từ chỗ lưỡng lự, suy nghĩ rồi quyết định dứt khoát.
+ Trương Ba muốn chết thật là để cho mình được sống mãi hoài nhớ của mọi người. à Giải thoát bi kịch của một sự giả tạo trong con người Hồn Trương Ba.
* Đánh giá: – Nội dung:
Liên quan: Giới thiệu cuốn sách Knock Out – kì thi thpt quốc gia ngữ văn
+ Bi kịch của nhân vật Trương Ba là bi kịch về nỗi đau của sự vênh lệch giữa thể xác và tâm hồn trong một con người
+ Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
+ Qua đó gửi gắm thông điệp:
. Được sống làm người thật là quý giá ; nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình muốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa tâm hồn và thể xác.
. Con người phải luôn luôn đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý
– Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm.
+ Hành động của nhân vật kịch phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, góp phần phát triển tình huống kịch.
c. Kết bài
– Đánh giá chung về nhân vật.
– Khẳng định tài năng viết kịch của Lưu Quang Vũ và sức sống của tác phẩm.
Giáo Án Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt
Originally posted 2019-07-25 14:50:44.
Để lại một phản hồi