Giáo Án Người Lái Đò Sông Đà định hướng phát triển năng lực

Phân tích người lái đò sông đà ngắn gọn hay nhất.
Phân tích người lái đò sông đà ngắn gọn hay nhất.

Giáo Án Người Lái Đò Sông Đà định hướng phát triển năng lực

Thông Tin Giáo Án Người Lái Đò Sông Đà định hướng phát triển năng lực

I.Kiến thức cơ bản

1. Về tác giả:

– Nguyễn Tuân ( 1910 – 1987 ), quê Nhân Mục – Từ Liêm – Hà Nội. – Sinh ra trong gia đình nhà nho khi Hán học đã suy tàn.

– Nguyễn Tuân là người ham mê xê dịch.

– Viết văn muộn nhưng nhanh chóng nổi tiếng ( 28 tuổi ). – Là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam ( 1948 – 1958 ).

– Phong cách nghệ thuật độc đáo: tài hoa, uyên bác.

Liên quan: Giới thiệu cuốn sách Knock Out – kì thi thpt quốc gia ngữ văn

2. Về tác phẩm:

2.1. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ.

Người lái đò sông Đà là kết quả của nhiều dịp đến với Tây Bắc của Nguyễn Tuân, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Đây là trong số 15 bài tuỳ bút của Nguyễn Tuân in trong tập tập Sông Đà xuất bản năm 1960.

2.2 Nội dung.

* Sông Đà – con sông “hung bạo” ở miền Tây Bắc.

– Vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội của thiên nhiên Sông Đà:

+ Các vách đá: Cảnh hai bên bờ sông “Đá dựng vách thành…như một cái yết hầu”gợi sự nguy hiểm và vẻ đẹp kỳ vĩ của khung cảnh thiên nhiên.

+ Quãng “ mt ghnh Hát Loóng” con sông “ gùn ghè… như lúc nào cũng đòi n xuýt bất cứ người lái đò nào ,“Nước đá, đá sóng, sóng gió’’ tạo nên mối đe dọa với bất cứ người lái đò nào qua đây.

+ Những Cái hút nước chết người hiện hình dưới nhiều góc độ khác nhau: Giống như “cái

giếng tông”; th kêu như ca cng cái b sc”; ớc ặc c lên như va rót du sôi vào”.

+ Thác nước “ nghe như oán trách, …van xin”; khi thì “khiêu khích, giọng gằn chế nhạo”….có lúc nó “ rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”

+ Đá sông Đà trông “ ngỗ ngược, nhăn nhúm” sẵn sàng giao chiến. Khi thì  mai phục, liều lĩnh, khi thì kiêu ngạo, khiêu khích và thách thức với con người. Cả trận địa đá đã được bày binh bố trận sẵn sàng dìm chết con thuyền.

=>Tất cả toát lên vẻ dữ dội, kì vĩ của thiên nhiên.

* Sông Đà – con sông “trữ tình” của miền Tây Bắc.

– Hình dáng:“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”; Sông Đà như một thiếu nữ Tây Bắc với vẻ đẹp  trữ tình, trẻ trung và duyên dáng.

– Màu nước: Màu sắc đa dạng của son sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa một vẻ đẹp riêng: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích…mùa thu lừ lừ chín đỏ…”

– Cảnh hai bên bờ sông:.bờ sông hoang dại …hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích.

– Cảnh trên mặt sông: “lng t…nhng đàn dầm xanh, anh quy..rơi thoi”,“những con đò nở mình chạy buồm vải”

=> Vẻ đẹp yên ả thanh bình.

Liên quan: Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới

* Người lái đò sông Đà:

Là một người lao động, nhưng là nghệ sĩ trong lao động, hơn nữa là một dũng tướng trong cuộc thuỷ chiến thường xuyên với thác nước sông Đà. Đó là một con người bình thường, hiền lành, dũng cảm, say mê sông nước. Khi chở đò, ông lái đò là nghệ sĩ, là dũng tướng tài ba trên sông nước.

– Kết thúc công việc, ông lại là một người bình thường:

+ Con người quý giá ấy lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh.

+ Những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ, hiện lên như đại diện của con người.

=> Vẻ đẹp và chủ nghĩa anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn trong lao động. Người lái đò dũng cảm, tài hoa, trí dũng chính là “vàng mười” của vùng Tây Bắc.

2.3. Nghệ thuật.

– Đặc điểm nổi bật của tuỳ bút Nguyễn Tuân là uyên bác và tài hoa. Ông vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí, hội hoạ, điện ảnh, quân sự để viết về con sông hung dữ và thơ mộng. Ông luôn có cảm hứng đặc biệt trước những hiện tượng phi thường, gây cảm giác mạnh. Nhà văn nhìn cảnh vật và con người thiên và phương diện mĩ thuật và tài hoa.

– Để làm nổi bật tính chất hung bạo và trữ tình của Sông Đà, tác giả đã vận dụng và kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, thú vị, câu văn đa dạng nhiều tầng bậc giàu hình ảnh, nhịp điệu …luôn xây dựng hình tượng nhân vật ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.

Giáo Án Người Lái Đò Sông Đà định hướng phát triển năng lực
Giáo Án Người Lái Đò Sông Đà định hướng phát triển năng lực

II. Luyện tập

Đề 1: Nhận xét về hình tượng sông Đà trong thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: “Con sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Sông Đà hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp trữ tình”.Bằng cảm nhận về hình tượng sông Đà, hãy trình bày suy nghĩ của anh ,chị về các ý kiến trên.

Liên quan: Mở bài kết bài Người lái đò sông Đà ấn tượng

Gợi ý.

1.  Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, dẫn ý kiến.

2.   Thân bài:

* Giải thích ý kiến:

– Ý kiến thứ nhất: Sông Đà mang vẻ đẹp hung bạo là nhìn nhận con sông ở vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội.

– Ý kiến thứ hai: Sông Đà mang vẻ đẹp trữ tình: là nhìn nhận con sông ở góc độ thơ mộng lãng mạn.

-> Sông Đà không chỉ được nhìn bằng đôi mắt thẩm mĩ của một nhà nghệ sĩ mà còn bằng ngòi bút của một nhà văn tài hoa. Nguyễn Tuân đã khắc học hình tượng sông Đà như một sinh thể có hồn, đầy sức sống với hai nét tính cách vừa hung bạo vừa trữ tình,

* Cảm nhận về hình tượng sông Đà:

– Vẻ đẹp dữ dội, hùng vĩ:

+ Cảnh vách đá hai bờ sông.

+ Quãng mặt ghềnh Hát Loóng. + Những hút nước trên sông.

+ Hút nước trên sông Đà. + Trùng vi thạch trận.

-Vẻ đẹp trữ tình:

+ Hình dáng sông Đà đầy quyến rũ. + Sắc nước thay đổi theo mùa.

+ Cảnh vật hai bờ sông gợi cảm nên thơ, tĩnh lặng yên bình, hoang sơ. Sông Đà như một cố nhân, như nỗi niềm cổ tích xưa.

– Nghệ thuật: miêu tả, so sánh, nhân hóa kết hợp với sự tài hoa uyên bác của nhiều môn nghệ thuật nhà văn đã khắc họa Sông Đà như một sinh thể sống động vừa dữ dội vừa trữ tình…

* Bình luận về các ý kiến:

– Hai ý kiến đều đúng, mỗi ý kiến là một góc nhìn sâu sắc, tinh tế có tác dụng nhấn mạnh những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Đà: vừa có những nét đẹp hung bạo, hùng vĩ vừa có nhiều vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng.

Liên quan: Phân tích người lái đò sông đà ngắn gọn hay nhất.

– Hai ý kiến tuy khác nhau tưởng là đối lập mà thực ra là bổ sung cho nhau, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất trọn vẹn về vẻ đẹp của sông Đà.

– Lí giải nguyên nhân: Bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc xây dựng hình tượng sông Đà như một cơ thể sống với những tính cách đối lập vừa hung bạo, hùng vĩ vừa trữ tình, thơ mộng.

3. Kết bài.

– Với vẻ đẹp hung bạo và vẻ đẹp trữ tình, Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc những hiểu biết phong phú về vẻ đẹp của dòng sông Việt Nam. -Tình yêu quê hương đất nước của nhà văn.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-07-25 14:59:19.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*