Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo định hướng phát triển năng lực

Mở bài kết bài chiếc thuyền ngoài xa hay đừng hỏi

Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo định hướng phát triển năng lực

Thông Tin Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

1. Kiến thức về tác giả:

– Nguyễn Minh Châu (1930- 1989), xuất thân trong một gia đình nông dân, quê ở xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

– Ông bắt đầu viết văn từ 1954, nhưng thực sự khẳng định tài năng của mình kể từ tiểu thuyết Cửa sông (1967)  và Dấu chân người lính (1972).

– Ông được coi là nhà văn mở đường tinh anh của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

– Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

2. Kiến thức về tác phẩm:

a. Hoàn cảnh, xuất xứ tác phẩm:

– “Chiếc thuyền ngoài xa” viết năm 1983, là nhan đề truyện ngắn nhưng đồng thời cũng là tên tập truyện do Nhà xuất bản Tác phẩm mới ấn hành năm 1987. Năm 2001, truyện ngắn này được in trong Nguyễn Minh Châu, Toàn tập, tập 3.

Liên quan: Mở bài kết bài chiếc thuyền ngoài xa hay đừng hỏi

– Tác phẩm nằm trong xu hướng chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và số phận con người trong cuộc sống đời thường.

b. Nội dung, nghệ thuật:

Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:

+ Thứ nhất:

.Một cảnh “đắt” trời cho- một cảnh tượng tuyệt đẹp mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người. Đó là hình ảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào, “từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.

.Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự toàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. Cái đẹp đã thanh lọc được tâm hồn con người.

+ Thứ hai:

Một cảnh tượng phi thẩm mĩ: một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi; một gã đàn ông to lớn, dữ dằn, phi nhân tính. Gã đàn ông đánh đập người vợ một cách thô bạo; đứa con vì thương mẹ đã đánh cha để rồi nhận lấy hai cái bạt tai của bố… ->một cảnh tượng hoàn toàn trái ngược, giống như một trò đùa quái ác của cuộc sống.

Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình. Anh kinh ngạc, sững sờ, chết lặng bởi cái xấu, cái ác lại hiện hữu ngay trước mắt, ngay sau cái đẹp kì diệu kia.

=>Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn muốn phát biểu: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà luôn chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, mâu thuẫn. Chính vì thế, con người, nhất là người nghệ sĩ, không nên vội đánh giá con người, sự vật, hiện tượng ở dáng vẻ bên ngoài mà phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài ấy.

Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:

+ Chị đến tòa án để nghe chánh án Đẩu khuyên bảo và đề nghị từ bỏ người chồng vũ phu. Nhưng chị đã từ chối và sẵn sàng đánh đổi mọi giá để không phải li hôn. Chị lí giải: Hắn là chỗ dựa quan trọng của những người đàn bà hàng chài như chị. Chị cần hắn để nuôi dưỡng đàn con. Hơn nữa, trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ …

Liên quan: Giới thiệu cuốn sách Knock Out – kì thi thpt quốc gia ngữ văn

+ Câu chuyện đã giúp chánh Đẩu hiểu ra rất nhiều điều, trong anh “có một cái gì mới vừa vỡ ra”. Còn nghệ sĩ Phùng nhận thấy người đàn bà hàng chài là một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục nhưng không ngờ nghệch mà kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Tuy bề ngoài thô kệch nhưng chị có tâm hồn đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Lòng tốt và  pháp luật là rất cần thiết nhưng phải được xem xét trong những hoàn cảnh cụ thể …

=> Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện, mà phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.

Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:

+ Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, nghệ sĩ Phùng vẫn thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”- đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.

+ Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”- đó hiện thân của những lam lũ, khốn khổ, là sự thật cuộc đời vẫn buộc những con người có lương tri phải trăn trở.

=> Qua tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”, Nguyễn Minh Châu thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, tách li cuộc sống. Nghệ thuật phải gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời.

Nghệ thuật:

+ Xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống;

+  Nhà văn lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục;

+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách; lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới
Giáo Án Chiếc Thuyền Ngoài Xa theo phương pháp mới

II. LUYỆN TẬP:

Đề 1: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Liên quan: Giáo Án bài Đất Nước của Nguyễn Khóa Điềm ngữ văn 12

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nêu vấn đề: Đây là một tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu trong thời kì đổi mới. Tác phẩm thành công trên nhiều phương diện trong đó đáng chú ý là nghệ thuật xây dựng nhân vật người đàn bà hàng chài – một nhân vật đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

2. Thân bài:

* Ngoại hình

– Người đàn bà hàng chài có ngoại hình thô kệch, xấu xí (trạc ngoài bốn mươi, mặt rỗ, ), gợi sự liên tưởng cho người đọc về một người đàn bà với cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như tất cả những người người đàn bà ở vùng biển

* Số phận nhân vật.

– Người đàn bà vùng biển trong truyện ngắn hiện lên qua cái nhìn của Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tình cờ chứng kiến những bi kịch gia đình của chị. Chị không hề có tên. Tác giả chỉ gọi chị là “người đàn bà” một cách phiếm định  (một dụng ý nghệ thuật của nhà văn).

– Chị là một người phụ nữ lao động lam lũ ở làng vạn chài, cả nhà sống lênh đênh trên một chiếc thuyền đánh cá.

– Một người phụ nữ đau khổ – nạn nhân đáng thương của sự lạc hậu đói nghèo, chị thường xuyên bị chồng đánh đập (ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng).

=> Nhân vật người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là hiện thân cho những mảnh đời tăm tối cơ cực vẫn còn tồn tại trong cuộc sống quanh ta. * Phẩm chất, tính cách

– Sức chịu đựng ghê gớm: cam chịu, nhẫn nhục chịu để chồng đánh một cách bình tĩnh như thực hiện một nghĩa vụ. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình, chấp nhận nó như cuộc sống của người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn vậy.

– Rất tự trọng. Sau khi biết được hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác và người khách lạ (Phùng) chứng kiến, chị thấy “đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Và chị đã khóc.

Liên quan: Giáo Án Vợ Chồng A Phủ theo định hướng năng lực

– Thương chồng: Chị cầu xin vị chánh án  đừng bắt mình phải li hôn với gã chồng thường xuyên hành hạ chị: “Con lạy quý toà… Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.

– Chị là người mẹ thương con:

+ Chị lo sợ thằng Phác sẽ có những hành động nông nổi với bố, chị đã gởi con cho bố ruột mình nuôi. Không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, chị xin với chồng mỗi lần đánh chị thì lên bờ mà đánh khi không có mặt con. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản.

+ Chị nhẫn nhục chịu đựng đòn roi của chồng vì chị nghĩ đến đàn con: “Ông trời sinh ra

người đàn …như ở trên đất được!”. Hoá ra, chị không thể bỏ chồng vì cuộc sống trên thuyền không thể thiếu một người đàn ông trong những lúc phong ba, bão táp, các con chị phải được nuôi nấng, phải được lớn lên,…

– Chị là một người hiểu thấu lẽ đời, tuy ít học mà tỉnh táo và sáng suốt.

+ Cách xưng hô: quý toà – con

+ Chị đã từ chối và sẵn sàng đánh đổi mọi giá để không phải li hôn. Bởi, cho dù vũ phu, nhưng hắn vẫn là chỗ dựa quan trọng của những người đàn bà hàng chài như chị; còn chị- hạnh phúc lớn nhất của đời chị- cần có bố để nuôi dưỡng chúng. Hơn nữa, trên truyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ. Đó là câu chuyện về cuộc đời bí ẩn và éo le của người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ…

=> Người phụ nữ bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh. *Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Nhà văn đã có dụng ý tạo nên ấn tượng cho người đọc về hình ảnh ngừơi đàn bà bằng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo kết hợp với thủ pháp đối lập giữa ngoại hình và nội tâm, giữa một số phận bất hạnh và tấm lòng nhân hậu, bao dung, thương con hơn tất cả mọi thứ trên đời.

3.Kết bài:

Khái quát vấn đề.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-07-25 14:39:10.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*