Dàn ý so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm: Đề thi năm nay có rất nhiều đổi mới so với các năm trước từ phần đọc hiểu văn bản, nghị luận xã hội và đặc biệt là nghị luận văn học. Với những gì đưa ra trong đề minh học chúng ta có thể thấy rõ ràng đề này là khá mới nhưng không phải quá khó. Vậy nên nhanh chóng nắm vững cách làm là điều kiên quyết để làm tốt cách làm dạng đề này. Chính vì vậy hôm nay hãy cùng anh đến với bài viết Dàn ý so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm để hiểu rõ cách làm dạng đề này một cách chi tiết và hiệu quả nhất
Đọc thêm bài viết liên quan: Sơ đồ tư duy ngữ văn lớp 12
Đánh giá về cấu trúc đề thi
Đầu tiên với việc ra đề theo hình thức như vậy sẽ làm giảm rất nhiều áp lực cho thí sinh. Thí sinh không còn phải đối mặt với nhiều đề bài hóc búa với lượng kiến thức lớn trong nhiều tác phẩm để vận dụng vào một bài thi.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là dạng đề thi này sẽ dễ hơn. Với cách ra đề này đòi hỏi học sinh phải nắm thật chắc kiến thức của tác phẩm từ đó vận dụng để hoàn thành các yêu cầu của đề bài. Đặc biệt học sinh phải có kiến thức sâu sắc để từ đó rút ra được điểm giống và khác nhau giữa những chi tiết.
Đọc thêm: Phân tích vẻ đẹp chiếc lưới vó ở đầu truyện và cuối truyện
Dàn ý so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm
a/ Mở Bài:
- Giới thiệu về tác giả.
- Giới thiệu về tác phẩm.
- Giới thiệu về phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Dẫn dắt đến chi tiết mà mình đề bài yêu cầu.
b/ Thân Bài:
– Tóm tắt vài nét về tác, chi tiết hoặc nhân vật mà đề bài yêu cầu:
– Phân tích chi tiết thứ 1:
- Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó.
- Phân tích hành động của nhân vật trong tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó.
- Đánh giá chi tiết thứ nhất, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc)
– Phân tích chi tiết thứ 2:
- Hoàn cảnh dẫn đến chi tiết đó.
- Phân tích hành động của nhân vật trong tiết đó (nếu đề bài yêu cầu phân tích nhân vật) hoặc phân tích sự vật, sự việc trong chi tiết đó.
- Đánh giá chi tiết thứ nhất, giá trị, tác dụng của chi tiết đó tác động như thế nào đến nhân vật (sự vật, sự việc)
Đánh giá, nhận xét chung về hai chi tiết, so sánh sự giống và khác nhau và lý giải sự giống và khác nhau đó của hai chi tiết.
– Nêu nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
- Giá trị về nghệ thuật: ngôn từ, tình huống truyện, ý nghĩa của chi tiết.
c/ Kết Bài:
- Tổng kết về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
- Vai trò của tác phẩm đối với nền văn học Việt Nam
Một số đề bài mẫu
so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
Đề 2: Phân tích hai trạng thái cảm xúc trên của nghệ sĩ Phùng. Từ đó làm rõ quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống
Trong phần đầu đoạn trích “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã miêu tả hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Khi nhìn thấy chiếc thuyền ở ngoài khơi xa, Phùng “tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Nhưng khi chiếc thuyền lại gần bờ, Phùng đã chứng kiến cảnh lão đàn ông hùng hổ đánh vợ, khiến anh “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” và “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”.
Đề bài trên được trích từ cuốn sách KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn: Tham khảo cuốn sách tại đây:
Tham khảo đáp án chi tiết tại đây: Phân tích hai trạng thái cảm xúc của nghệ sĩ Phùng
so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm vợ nhặt
Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả:
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ. Chiều hôm trước, khi biết con trai mình dắt vợ: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.”
Và sáng hôm sau, trong buổi cơm “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này.”
(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr28 và tr31)
Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên, từ đó là nổi bật thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này.
Tham khảo đề bài này tại đây: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả
so sánh 2 chi tiết trong 1 tác phẩm vợ chồng a phủ
Đề 2: Cảm nhận về thân phận của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm:
“Trong bóng tối, Mị đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. “Em không yêu, quả cao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thôn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
“Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mi, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được.
Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngây rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.”
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục 2015)
Tham khảo bài làm chi tiết tại đây: Cảm nhận về thân phận của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau
Đề bài: Viết về dòng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả:“có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Nhưng cũng có khi:“Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”
(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập 1, tr.187 và 191, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007)
Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy phân tích những vẻ đẹp trên của dòng sông Đà. Từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Đề bài trên được trích từ cuốn sách KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn: Tham khảo cuốn sách tại đây:
Đáp án: Đề bài viết về dòng sông Đà theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2023
Một số lưu ý khi làm dạng bài so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm
– Giải thích chi tiết nghệ thuật là gì: Chi tiết nghệ thuật là những hình ảnh nhỏ lẻ trong tác phẩm nhưng lại có vai trò nêu bật nên ý nghĩa giá trị của tác phẩm.
- Trong một tác phẩm thơ chi tiết nghệ thuật có thể chỉ là một chữ, một từ nhưng thông qua đó có thể nêu nên được hồn cốt của nhân vật, sự vật sự việc.
- Trong một tác phẩm văn xuôi: Là những hình ảnh nhỏ lẻ nhưng được tác giả sử dụng với những thông điệp khác nhau để từ đó nêu bật nên giá trị của tác phẩm.
Bài viết này được trích cuốn sách KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn: Tham khảo cuốn sách tại đây:
Tổng kết
Đó là dàn ý chi tiết và một số lưu ý để các em có thể giải quyết tốt dạng đề này. Anh biết ở các trường các thầy cô cũng đã tập chung ôn cho các em dạng đề này rất nhiều nhưng anh vẫn muốn nhắc lại một lần nữa để cách em có thể hiểu rõ và nhớ thật kĩ cách làm dạng bài này. Chúc các em học tập thật tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Originally posted 2019-06-01 16:52:08.
Để lại một phản hồi