Đề bài vợ chồng a phủ theo cấu trúc mới

Cảm nhận về thân phận của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau

Đề bài: Đề bài vợ chồng a phủ theo cấu trúc mới

Cảm nhận về thân phận của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm:

“Trong bóng tối, Mị đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. “Em không yêu, quả cao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thôn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”

“Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mi, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được.

Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngây rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.”

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục 2015)

Liên quan: Sơ đồ tư duy: Vợ chồng a phủ đúng chuẩn

Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận:

Trước cách mạng tháng Tám, Tô Hoài nổi tiếng với tác phẩm Dế mèn phưu lưu kí . Sau cách mạng tháng Tám và đi theo kháng chiến, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng của mình bằng tập Truyện Tây Bắc . Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc. 

Dẫn ra vấn đề nghị luận:

Thông qua khắc họa thân phận Mị và A Phủ, tác giả muốn nói lên cuộc sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi . Đặc biệt truyện đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của họ. Đoạn văn cảm động hơn cả chính là cảnh Mị và A Phủ bị trói. Tuy diễn ra trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng lại có sự đồng cảm sâu sắc.

Đọc thêm: Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị trong Vợ Chồng A Phủ

Thân bài

Khái quát chung

“Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” lấy bối cảnh ở miền núi Tây Bắc và câu chuyện xoay quanh 2 nhân vật Mị và A Phủ.

Hoàn cảnh sáng tác: Trong chuyến đi thực tế dài 8 tháng cùng bộ đội và giải phóng Tây Bắc.

“Vợ chồng A Phủ” In trong tập “Truyện Tây Bắc“- Giải nhất Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

Cảm nhận về đoạn 1

Thân phận khổ đau, nô lệ của Mị:

Nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần. Tiếng sáo từ chân núi đến khi văng vẳng bên tai, cho tới khi nó lấn chiếm hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị. Từ sự nổi loạn trong suy nghĩ cho tới hành động: tiếng nói nội tâm Mị muốn đi chơi . Mị cũng sắp đi chơi” hành động: quấn lại tóc , với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo . Tất cả những việc đó , Mị đã làm như trog một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A Sử hỏi.

Đọc thêm: Liên hệ Vợ Nhặt và Chí Phèo để thấy tình cảm nhân đạo của các nhà văn

A Sử trói Mị vào cột bằng sợi dây cường quyền và thần quyền, bằng mái tóc thanh xuân, rồi lẳng lặng tàn nhẫn thắt dây lưng xanh, khoác thêm vòng bạc đi chơi, bỏ mặc đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng bềnh trong cảm giác du xuân.

 Khát vọng sống mãnh liệt:

Sợi dây chỉ trói được thân xác mà không ràng buộc được tâm hồn Mị. Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại và ảo giác của quá khứ. Cái cảm giác về hiện tại nô lệ tàn khốc đối lập với quá khứ tự do tươi đẹp, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được.

Cảm nhận về thân phận của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau

Mị sống giữa chập chờn nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách, nhai cỏ , gãi chân . 

Khi Mị tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại dần đi, Mị trở về với thực tại. Lí trí nhắc Mị về thân phận qua tiếng chân ngựa gõ vào vách. Để sáng hôm sau, Mị lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà còn câm lặng hơn trước .

Cảm nhận về đoạn 2

Thân phận khổ đau, nô lệ của A Phủ:

Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi . Những va chạm mang đầy tính tự nhiên của lứa tuổi thanh niên trong những đêm tình mùa xuân đã đưa A Phủ trở thành con ở gạt nợ trong nhà thống lí . Và bản năng của một người con vốn sống gắn bó với núi rừng, ham thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng : bị trói đứng . 

Sự đồng cảm:

Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt : “Đêm ấy A Phủ khóc . Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai lõm má đã xạm đen” . Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước . Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ . Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực . Mị cũng đã khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được . A Phủ, nói đúng hơn là dòng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra mình, xót thương cho mình.

Đọc thêm: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt

Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình thương với một con người cùng cảnh ngộ . Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình : “Mình là đàn bà … chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết ” . Mị cởi trói cho A Phủ để rồi bất ngờ chạy theo A Phủ.

Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật , một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận.

Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị , A Phủ với tất cả lòng yêu thương, thông cảm, và chỉ có lòng yêu thương thông cảm, Tô Hoài mới phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những con người ham sống như Mị , như A Phủ.

Nhận xét

Giống nhau:

Mỵ và A Phủ đều là nạn nhân của chế độ thực dân phong kiến bấy giờ và cả hai đều có khát vọng về đời sống tự do. Sức sống của Mỵ và A Phủ không bị hoàn cảnh đen tối tiêu diệt mà vẫn tiềm ẩn và cuối cùng bùng lên mãnh liệt. 

Đọc thêm: Công thức làm dạng bài cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học ? Đơn giản nhưng vô cùng quan trọng

Và chính hoàn cảnh bi thương đó đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị . Nhưng tình thương đó không phải tự nhiên bùng phát trong Mị mà là kết quả của một quá trình đấu tranh giằng xé trong thế giới nội tâm của cô.

Khác nhau:

Mị bị giam cầm trong nhà Thống lí Pá Tra rất lâu nên Mị có tính cách cam phận, chịu đựng. Còn A Phủ mồ côi từ nhỏ, sống tự lập từ nhỏ, do đó, sự phản kháng của A Phủ mãnh liệt hơn, táo bạo hơn.

Kết bài

Nhà văn không còn dừng ở sự quan sát từ bên ngoài mà đã hòa nhập sâu sắc vào cảnh sống, vào số phận, cuộc đời các nhân vật mình, tạo ra một cái nhìn và giọng điệu trần thuật gần gũi, thống nhất giữa người kể chuyện và nhân vật. Giá trị nhân đạo của tác phẩm càng giàu thêm bởi ngòi bút của nhà văn đã đồng cảm, trân trọng và khơi dậy ở nhân vật của mình những phẩm chất đẹp đẽ, những giá trị chân chính, những khát vọng sống hạnh phúc và tự do.

4/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-03-26 10:00:41.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*