Để học tốt Ngữ Văn 10 chương trình nâng cao PDF

để học tốt ngữ văn 10 chương trình nâng cao
để học tốt ngữ văn 10 chương trình nâng cao

Để học tốt Ngữ Văn 10 chương trình nâng cao PDF

Thông tin tài liệu: Để học tốt Ngữ Văn 10 chương trình nâng cao PDF

Cuốn sách Để học tốt Ngữ văn 10 được biên soạn nhằm phục vụ kịp thời việc dạy và học môn Ngữ văn theo chương trình đại trà do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành. Cấu trúc của sách được trình bày theo từng tuần, từng bài, và mỗi bài được gọi tên cụ thể là Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn như cách gọi trong sách Ngữ văn trung học phổ thông.Nhóm biên soạn đã bám sát chương trình và sách giáo khoa mới, dựa trên cơ sở đó để thiết kế hệ thống câu hỏi và bài tập không chỉ đối với phần luyện tập mà còn đối với phần tìm hiểu nội dung của mỗi bài học.

Với mục đích muốn giúp các em có được những kiến thức, kĩ năng, phương pháp và hứng thú trong việc giải quyết các bài tập Ngữ văn theo chương trình mới,chúng tôi không soạn thành các câu trả lời sẵn, mà chỉ đưa ra những gợi ý,xây dựng hệ thống dàn bài, qua đó hình thành phương pháp trả lời cho các em.

Liên quan: Soạn bài Bình Ngô Đại Cáo ngữ văn 10

Bên cạnh đó, người soạn cũng không quên cung cấp những tri thức, vốn văn học và tiếng Việt cần thiết để giúp các em hoàn thành các bài tập và bài học. Khi sử dụng sách này, các em học sinh nên tìm lấy trong đó những gợi ý, định hướng và cả nội dung tri thức cần thiết, nhất là có thể học tập trong đó cách tổ chức các ý cho bài viết và câu trả lời của mình; tuyệt đối không lấy nó thay thế cho những suy nghĩ độc lập, hoặc quá lệ thuộc vào tài liệu để hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của mình.Hi vọng cuốn sách sẽ là người bạn tốt, có thể cùng các em đi trên con đường học tập, tìm hiểu môn văn học và tiếng Việt

TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM

A- KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

I- Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam

1- Văn học dân gian:

Là những sáng tác tập thể và lưu truyền bằng miệng của nhân dân lao động.

Ra đời sớm nhất, từ khi con người còn chưa có chữ viết, và tất nhiên, ra đời trước văn học viết.

Trong thời hiện đại, văn học dân gian vẫn tiếp tục phát triển vì nó thoả mãn được nhu cầu thị hiếu tập thể của quần chúng lao động.

Văn học dân gian gồm nhiều thể loại phong phú.

Văn học dân gian là cuốn “sách giáo khoa của cuộc sống”, tức có giá trị nhiều mặt.

Vị trí của văn học dân gian: làm cơ sở, nền tảng cho văn học viết phát triển.

2- Văn học viết:

Là bộ phận do giới trí thức sáng tác và lưu truyền bằng con đường chính thống.

Ra đời sau văn học truyền miệng (khoảng từ TK. X) nhưng có địa vị thống trị trong đời sống văn học của dân tộc.

Là những sáng tác cá nhân nên mang dấu ấn phong cách cá nhân của từng tác giả.

Văn học viết Việt Nam gồm nhiều loại tuỳ theo chữ viết:

Văn học viết bằng chữ Hán: là bộ phận rất lớn, gồm các sáng tác trung đại, cận đại và cả một số tác phẩm thời hiện đại (như Nhật kí trong tù và thơ kháng chiến của Bác).

Văn học viết bằng chữ Nôm: là bộ phận tuy có địa vị thấp và số lượng không nhiều trong thời trung đại, nhưng giá trị văn học lại rất lớn, đặc biệt là có những đỉnh cao của văn học dân tộc và có vị trí trong văn học thế giới (như văn thơ Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du…).

Văn học viết bằng chữ quốc ngữ: là bộ phận ra đời sau nhưng có vị trí độc tôn trong văn học hiện đại.

Ngoài ra còn có bộ phận văn học đặc biệt, viết bằng tiếng Pháp: gồm những sáng tác của Nguyễn ái Quốc những năm 1920, xuất bản trên đất Pháp.

Liên quan: Sơ đồ tư duy Độc tiểu thanh kí ngữ văn 10

II- Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam

1- Thời kì văn học trung đại (Từ TK. X đến TK. XI)

Những nét chính:

a- Văn học viết bằng chữ Hán ra đời từ TK. X, chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa văn học Trung Quốc, mang tư tưởng Nho, Phật, Lão; có các hình thức thể loại gần giống với văn học Trung Quốc, chủ yếu là thơ Đường luật.

Các tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác)…


b- Văn học viết bằng chữ Nôm ra đời khoảng TK XIII, bắt đầu pháttriển từ TK XV, đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du (cuối TK XVIII- đầu TK XIX).

Các tác giả, tác phẩm chính: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi – TK. XV), Hồng Đức Quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn- TK.XVI), Bạch Vân quốc ngữ thi tập- Nguyễn Bỉnh Khiêm- TK. XVII), Truyện Kiều (Nguyễn Du- TK. XVIII-XIX), Chinh phụ ngâm (Bản dịch của Đoàn Thị Điểm- TK.XIX), Xuân Hương thi tập (Hồ Xuân Hương), thơ của Bà huyện Thanh Quan, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) v.v… Văn học viết bằng chữ Nôm có quan hệ gần gũi với văn học dân gian, có tính dân tộc và giữ vai trò quan trọng trong quá trình dân chủ hóa nền văn học trung đại.

2- Thời kì văn học hiện đại (Từ đầu TK. XX đến nay)

Chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.

Có 2 giai đoạn chính:

a- Giai đoạn trước1945:

Đây là giai đoạn có bước ngoặt trong lịch sử phát triển, từ thời trung đại sang thời hiện đại.

Tiếp thu văn hóa văn học Pháp và phương Tây, làm thay đổi hẳn bộ mặt của văn học Việt Nam.

Tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của văn học truyền thống, làm nên tính dân tộc cho văn học giai đoạn này.

Bước ngoặt trong lịch sử phát triển là vào những năm 1930- 1945, với các đỉnh cao thuộc phong trào Thơ Mới, văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng.

b- Giai đoạn 1945- nay:

Đây là giai đoạn văn học Việt Nam có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, coi trọng tính dân tộc, tính đại chúng, và phục vụ trực tiếp, đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, và hiện nay (sau 1975) đang nỗ lực tìm hướng đổi mới và hội nhập quốc tế.

Liên quan: Phân tích bài thơ Tỏ lòng ngắn gọn và hay nhất

III- Đặc điểm của con người Việt Nam qua các tác phẩm văn học.

1- Trong quan hệ với thế giới tự nhiên, con người Việt Nam luôn có tình yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên.

2- Trong quan hệ với quốc gia, dân tộc, con người Việt Nam luôn có lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh vì tự do, độc lập của quốc gia, dân tộc.

3- Trong quan hệ với xã hội, con người Việt Nam luôn giàu lòng nhân ái, vị tha.

4- Đối với bản thân, con người Việt Nam luôn có ý thức về bản thân: rất có ý thức về danh dự, lòng tự trọng, nhân phẩm, lương tâm…; ý thức đó lại luôn gắn bó với ý thức cộng đồng. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể luôn luôn thống nhất, gắn bó, hài hoà.

5/5 - (3 bình chọn)

Originally posted 2019-09-17 18:45:43.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*