Đề thi THPT môn ngữ văn theo hướng mới năm 2023: Đề thi thpt môn ngữ văn năm 2023 có những thay đổi rất lớn về mặt cấu trúc ra đề. Chính vì thế hãy cùng Anh Rũn điểm qua các tác phẩm sẽ thi trong kì thi năm nay và các đề bài liên quan theo hướng mới. Nào hãy cùng đến với bài viết này: Tổng hợp đề thi THPT môn ngữ văn theo hướng mới năm 2023.
Đề thi Tây tiến theo hướng mới
Đề bài 1: Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng trong Tây Tiến qua 2 đoạn thơ
Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên hùng vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình qua hai đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Và:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
(Tây Tiến, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Tham khảo đáp án và bài làm chi tiết tại đây: Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng trong Tây Tiến qua 2 đoạn thơ
Đề thi Việt bắc theo hướng mới năm 2023
Đề bài 1: Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày kháng chiến gian khổ:
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
(Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 110, 112)
Anh (chị) hãy phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm nổi bật sự vận động của cảm xúc thơ Tố Hữu.
Đề bài trên được trích từ cuốn sách KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn: Tham khảo cuốn sách tại đây:
Tham khảo đáp án và bài làm mẫu chi tiết tại đây: Phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên để làm nổi bật cảm xúc thơ Tố Hữu
Đề thi đất nước theo hướng mới
Đề bài: Trong đoạn trích “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” ), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận về Đất Nước.
Mở đầu đoạn trích:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất
Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất
Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất
Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc
Tóc
mẹ thì bới sau đầu
Cha
mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái
kèo, cái cột thành tên
Hạt
gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất
Nước có từ ngày đó…”
Sau đó, nhà thơ cũng thể hiện một cảm nhận khác:
“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu”
(Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.118)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước trong hai đoạn thơ trên, từ đó làm rõ tư tưởng mới mẻ, riêng biệt của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
Tham khảo cuốn sách KNOCK OUT để ôn tập kĩ hơn về dạng đề này.
Dàn ý chi tiết đề bài trên: Đề thi Đất Nước theo hướng mới năm 2023
Đề thi Sóng theo hướng mới năm 2023
Đề bài: Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Sóng, nhân vật trữ tình soi vào sóng để tự nhận thức về tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Đến hai khổ thơ cuối, tình yêu tan vào sóng để dâng hiến và bất tử:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Ngữ Văn 12, Tập một, tr.155 – 156, NXB Giáo Dục – 2008)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về sự vận động của hình tượng Sóng và em.
Đề bài trên được trích từ cuốn sách KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn: Tham khảo cuốn sách tại đây:
Đề bài Người lái đò sông Đà theo hướng mới
Đề 1: So sánh hai đoạn văn trong Người lái đò sông Đà:
Nhà văn Ernest Hemingway đã từng chia sẻ: “Con người không phải lúc nào cũng coi thiên nhiên là kẻ thù. Con người và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ.”
Cảm nhận của anh/chị về hai nét tính cách hung bạo và trữ tình của dòng Sông Đà trong đoạn văn sau và làm rõ ý kiến trên.
“… Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc bin thủy điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông.”
Và: “Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chố thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy.”
(Trích Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2015)
(Đề bài trên được trích từ cuốn KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn.)
Đáp án đề bài trên xem chi tiết tại đây: So sánh hai đoạn văn trong Người lái đò sông Đà
Đề thi ai đã đặt tên cho dòng sông theo hướng mới
Đề bài: Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã 2 lần miêu tả dòng sông Hương:
Ở thượng nguồn “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”
Khi về đến thành phố Huế: “ Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bờ xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”; Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đấy là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế; Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.
Hãy phân tích các chi tiết trên để làm nổi bật nét đặc sắc trong hành trình của sông Hương. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(Đề bài trên được trích từ cuốn KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn.)
Đáp án đề bài này đã được cập nhật: Phân tích sông hương qua hai đoạn trích sau
Đề thi Vợ Chồng A phủ theo hướng mới 2023
Đề bài: Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích
Bàn luận về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, có ý kiến cho rằng: “Khi Mị nghĩ đến cái chết là lúc khát vọng sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt nhất”. Hãy phân tích các đoạn văn dưới đây để làm rõ ý kiến trên.
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.
….Từ nay Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mặt ứa ra.
…Mị đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
– A Phủ cho…
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại vừa thở vừa nói:
– Ở đây chết mất,
(Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Đáp án và bài làm mẫu chi tiết xem tại đây: Phân tích khát vọng sống của Mị qua các đoạn trích
Đề 2: Cảm nhận về thân phận của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài để thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm:
“Trong bóng tối, Mị đứng im, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi. “Em không yêu, quả cao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thôn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.”
“Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mị trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mi, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được.
Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngây rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ như vậy.”
(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục 2015)
Tham khảo bài làm chi tiết tại đây: Cảm nhận về thân phận của Mị và A Phủ qua hai đoạn trích sau
Đề 2: Viết về dòng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả:“có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Nhưng cũng có khi:“Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”
(Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, tập 1, tr.187 và 191, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007)
Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy phân tích những vẻ đẹp trên của dòng sông Đà. Từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Đề bài trên được trích từ cuốn sách KNOCK OUT – Kì Thi THPT QG Ngữ Văn: Tham khảo cuốn sách tại đây:
Đáp án: Đề bài viết về dòng sông Đà theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2023
Đề bài vợ nhặt theo hướng mới
Đề 1: Cảm nhận cách xây dựng không gian trong Vợ Nhặt qua các đoạn văn
Cảm nhận của anh/chị về cách xây dựng không gian trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân qua những đoạn văn sau:
“Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.”
Và: “…Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.”
Và: “…Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…”
(Vợ nhặt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Đáp án chi tiết tham khảo tại đây: Cảm nhận cách xây dựng không gian trong Vợ Nhặt qua các đoạn văn
Đề 2: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả:
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ. Chiều hôm trước, khi biết con trai mình dắt vợ: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì…Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.”
Và sáng hôm sau, trong buổi cơm “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này.”
(Kim Lân – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr28 và tr31)
Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên, từ đó là nổi bật thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này.
Tham khảo đề bài này tại đây: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả
Originally posted 2019-05-31 15:24:40.
Để lại một phản hồi