Tổng hợp tác giả văn học
Tổng hợp tác giả văn học
Nguyễn Tuân
I) Tác giả:
a/ Trước CMT8: có thể nói là cô đúc trong một chử “Ngông”: Ngông là thái độ khinh đời làm khác đời dựa trên cái tài hoa sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình
– NT là 1 người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau
+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và… khen chê.
+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát hiện thực sáng tạo hình tượng.
+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ tạo nên những nhân vật tài hoa để…đem đối lập với những con người bình thường phàm tục.
+ Tô đậm cái phi thường gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
– NT là 1 con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chổ dựa ở thái độ “ngông” của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức của NT là lòng yêu nước tinh thần dân tộc niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ của phong tục tập quán của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã
b/ Phong cách nghệ thuật của NT sau CMT8: có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu
– Nếu trước CMT8 NT luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai. Ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ. Người tài hoa cái đẹp luôn lạc lõng. cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau CMT8 ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt vẫn vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả vẫn tô đậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tộc và lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ trong tác phầm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân trên mọi lĩnh vực
– Tuy nhiên trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời anh bộ đội ông lái đò thậm chí chị hàng cốm người bán phở… cũng là những con người tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình
c/Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của NT: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của NT. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khi … khó hiểu
– Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ đặt câu Với NT văn chương phải là văn chương nghệ thuật phải là nghệ thuật mà đã là nghệ thuật thì phải … độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm ấy là thiện lương là lòng yêu nước là nhân cách trong sạch. Văn của ông đôi lúc khó theo dõi nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành … nặng nề.
Đọc thêm: Giới thiệu cuốn sách Knock Out – kì thi thpt quốc gia ngữ văn
II) Tác phẩm:
1) Chữ người tử tù:
a. Đôi nét về tập truyện Vang bóng một thời :
– Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng mót thời và đổi tên thành Chữ người tủ tù. Vang bóng một thời khi Nguyễn Tuân in lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét là “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”.
– Nhân vật chính trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa những con người tài hoa, bất đắc chí. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi “Tây Tàu nhố nhăng”, những con người này, mặc dù buông xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời. Họ không chịu a dua theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” và sự trong sạch của tâm hồn”. Họ dường như cố ý lấy “cái tôi, tài hoa, ngông nghênh của mình để đối lập với xã hội phàm tục; phô diễn lối sống đẹp, thanh cao của mình như một thái độ phản ứng trật tự xã hội đương thời. Trong số những con người tài hoa ấy, nổi bật lên hình tượng ông Huấn Cao trong Chữ người tử tù, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái tâm trong sáng; mặc dù chí lớn không thành những tư thế vẫn hiên ngang, bất khuất
b. Bố cục : ba đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến: “xem sao rồi sẽ liệu”: nhân cách, tài hoa của Huấn Cao trong suy nghĩ, lời nói của viên quản ngục và thơ lại.
+ Đoạn 2: tiếp đó đến: “thì ân hận suốt đời mãi”: tính cách của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục. Đặc biệt là Huấn Cao với dũng khí thiên lương được soi trong cặp mắt, suy nghĩ của viên quản ngục.
+ Đoạn 3: còn lại: cảnh cho chữ.
c. Chủ đề Truyện miêu tả tài năng và dũng khí, thiên lương cao cả kết tinh thành vẻ đẹp của Huấn Cao đồng thời làm rõ cái đẹp và cái thiện đã cảm hóa được cái xấu, cái ác và khẳng định tài và tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
d. Ý nghĩa nhan đề “Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, sau khi in lại trong tập “Vang bóng một thời” được đổi tên lại. Điều đó cho thấy sự cân nhắc cùng với dụng ý nghệ thuật của nhà văn :
+ “Dòng chữ cuối cùng” chỉ gắn với con chữ mà Huấn Cao cho quản ngục trước khi lĩnh án tử hình à Chỉ nhấn mạnh vào chữ và thời gian cho chữ, gợi lên màu sắc bi quan, cái chết và sự chấm dứt
+ “Chữ người tử tù” là nhan đề nói được nhiều hơn thế. Chữ người tử tù là chữ của Huấn Cao, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình, bị bắt và bị kết án tử hình. Đây cũng chính là nhân vật trung tâm của truyện
+ Giá trị, ý nghĩa của chữ: Hội tụ và làm tỏa sáng hình tượng chính (tài năng kiệt xuất trong nghệ thuật thư pháp; mang hoài bão tung hoành, khí phách anh hùng; có cái tâm trong sáng, tấm lòng tha thiết giữ gìn thiên lương lành vững cho con người). Bộc lộ lí tưởng của nhà văn cũng như toàn bộ nội dung chủ đề của tác phẩm: cái đẹp phải là sự chung đúc, hội tụ của tài hoa, khí phách, thiên lương, cái đẹp ấy sẽ đc sinh ra, tồn tại và bất tử ngay tại nơi cái xấu tồn tại. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh việc xin chữ, cho chữ Chi phối cốt truyện, diễn biến, tình huống truyện.
2) Người lái đò sông Đà: Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo. Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vỹ và tuyệt vời thơ mộng, Nguyễn Tuân còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.” Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vỹ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà.Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.
Tổng hợp tác giả văn học
Originally posted 2019-07-19 21:19:17.
Để lại một phản hồi