Soạn văn Lập kế hoạch cá nhân lớp 10 ngắn gọn nhất

Lập kế hoạch cá nhân

Soạn văn Lập kế hoạch cá nhân giúp học sinh biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành văn bản kế hoạch cá nhân.

Tham khảo: Giáo án Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

– Tên bài học: Lập kế hoạch cá nhân

Hình thức dạy: Dạy học trên lớp

Chuẩn bị của GV và HS:

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.

+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong SGK Ngữ văn 10, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài.

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học

Mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành văn bản kế hoạch cá nhân.

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

1.Về kiến thức (Soạn văn lập kế hoạch cá nhân)

– Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân.

– Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành văn bản kế hoạch cá nhân.

2. Về kĩ năng

Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu, lập được bản kế hoạch cá nhân khoa học.

3.Thái độ, phẩm chất

– Thái độ: Có ý thức và thói quen làm việc theo kế hoạch một cách khoa học.

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực

– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác: Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác.  

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học (Soạn văn lập kế hoạch cá nhân)

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: GV nêu vấn đề:
Bạn dự định sau này sẽ làm gì? Bạn đã đạt ra kế hoạch cho bản thân mình chưa ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ câu trả lời
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi  
– “Tôi sẽ làm chủ một doanh nghiệp, sẽ làm một diễn giả, muốn thành đạt, muốn cống hiến… ”.
– Đã đạt mục tiêu, kế hoạch
– Chưa đạt kế hoạch
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv nhận xét, gợi mở và dẫn vào bài mới: Các em thường đưa ra những mơ ước trong tương lai của mình, nhưng đa phần các em lại chưa hề có một kế hoạch rành mạch để hiện thực hóa dự định đó. Các em đang cần kỹ năng lập kế hoạch cá nhân. Vậy kế hoạch cá nhân là gì và cách lập kế hoạch cá nhân như thế nào? Chúng ta sẽ đi vào bài học hôm nay.
         
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân:
– Mục tiêu: Giúp học sinh:
+ Nắm được yêu cầu của một bản kế hoạch cá nhân.
+ Biết xác định mục tiêu, định liệu kế hoạch khoa học và viết thành văn bản kế hoạch cá nhân.
– Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
– Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập, làm việc nhóm
– Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  
Thế nào là kế hoạch cá nhân? Tác dụng của việc lập kế hoạch cá nhân?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
– Kế hoạch cá nhân là việc trình bày nội dung và phân bố hoạt động thời gian để hoàn thành tốt công việc của cá nhân.
– Lập kế hoạch cá nhân ta cần hình dung trước các công việc cần làm, phân bố thời gian hợp lý để hoàn thành tốt các công việc, bỏ sót các công việc cần làm.
– Biết cách và có thói quen lập kế hoạch cá nhân là một thói quen tốt.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  
– GV yêu cầu HS thảo luận cách lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ Văn (tập 1) lớp 10:
+ Nội dung ôn tập.
+ Cách thức tiến hành.
+ Địa điểm thực hiện
+ Thời gian thực hiện.
+ Mục tiêu cần đạt  
– Từ nội dung thảo luận, em hãy cho biết thể thức mở đầu của bản kế hoạch cá nhân gồm những gì? Được trình bày ra sao?  
– Nội dung kế hoạch gồm mấy phần lớn?  
– Các phần trong bản kế hoạch cá nhân được sắp xếp ntn?  
– Ngôn ngữ trình bày kế hoạch cần đáp ứng yêu cầu gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
Ví dụ:
– Lập kế hoạch ôn tập môn Ngữ văn chuẩn bị thi học kỳ I.
– Lập bảng:
+ Nội dung ôn tập
+ Hình thức, cách thức
+ Thờigian
+ Kết quả đạt được          
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức      
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  
– GV yêu cầu HS thảo luận làm các bài tập SGK/ tr 153
Nhóm 1, nhóm 2: Bài tập 1, bài tập 3 sgk /tr 153
Nhóm 3, nhóm 4: Bài tập 2 skg/ tr 153
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân:                  
1. Kế hoạch cá nhân:  
Là bản dự kiến cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định của một người nào đó.
2. Tác dụng:   
– Giúp hình dung trước các công việc cần làm.   
– Phân bố thời gian hợp lí.   
– Tránh bị động, bỏ sót, bỏ quên công việc.  
->Tạo phong cách làm việc khoa học, chủ động, hiệu quả.                    
II. Cách lập kế hoạch cá nhân:              
1. Thể thức mở đầu:   
– Tiêu đề.   
– Họ tên, nơi làm việc, học tập của người viết.   
* Lưu ý: Khi viết kế hoạch cá nhân cho riêng mình thì không cần nêu tên, nơi làm việc, học tập của mình.
2. Nội dung kế hoạch:   
– Địa điểm.      
– Thời gian.      
– Nội dung công việc cần làm.      
– Dự kiến kết quả đạt được.
3. Cách thức trình bày:  
– Theo hệ thống logic, có thể kẻ bảng.  
– Ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng.              
III. Luyện tập (Soạn văn lập kế hoạch cá nhân)
1. Bài 1:
– VB có các thông tin:
+ Nội dung công việc.
+ Thời gian thực hiện. “tính chất chung chung.
– Thiếu: Dự kiến kết quả cần đạt. ” Là bản thời gian biểu chứ không phải là bản kế hoạch cá nhân.  
2. Bài 2:  
* Nội dung công việc:  
(1) Viết dự thảo báo cáo- dự kiến nội dung:  
– Kiểm điểm quá trình thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kì qua của chi đoàn:  
+ Những việc đã làm được.  
+ Những mặt yếu kém.  
– Phương hướng công tác trong nhiệm kì tới.
(2) Cách thức tiến hành đại hội:  
– Thời gian, địa điểm.
– Người tổ chức trang hoàng cho đại hội.
Bí thư  báo cáo các ưu – nhược điểm trong hoạt động của chi đoàn.
– Đề cử, ứng cử ban chấp hành chi đoàn.
– Bầu ban kiểm phiếu
– Bỏ phiếu.
– Văn nghệ.
– Kết quả kiểm phiếu.
– Bế mạc đại hội.
3. Bài 3:
Nội dung công việc:
Yêu cầu:
Cách thực hiện:
Thời gian hoàn thành: .
Hoạt động 3: Luyện tập (Soạn văn lập kế hoạch cá nhân )
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  
– GV yêu cầu HS lập kế hoạch ôn tập môn Toán (tập 1) lớp 10:
+ Nội dung ôn tập.
+ Cách thức tiến hành.
+ Địa điểm thực hiện
+ Thời gian thực hiện.
+ Mục tiêu cần đạt
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
– Lập kế hoạch ôn tập môn Toán chuẩn bị thi học kỳ I.
– Lập bảng:  
+ Nội dung ôn tập
+ Hình thức, cách thức
+ Thờigian
+ Kết quả đạt được        
Hoạt động 4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  
– GV giao nhiệm vụ: Khi lập kế hoạch cá nhân chúng ta cần phải chú ý điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
   
Cần chú ý:
– Khi lập kế hoạch cần định hình rõ thời gian, mục tiêu phấn đấu và cần có quyết tâm cao để hoàn thành đúng thời gian, kế hoạch đã định.
– Linh hoạt khi thực hiện
– Đánh dấu vào việc bản thân đã hoàn thành
– Đối chiếu với thực tế và điều chỉnh hợp lí
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ sơ đồ tư duy bài học
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: HS báocáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Vẽ đúng sơ đồ tư duy bằng phần mềm Imindmap  

Xem thêm: Giáo án Độc tiểu thanh kí ngữ văn lớp 10 hay nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-13 23:39:03.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*