Giáo án Độc tiểu thanh kí ngữ văn lớp 10 hay nhất

Giáo án Độc tiểu thanh kí

Giáo án Độc tiểu thanh kí giúp học sinh hiểu được sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh có tài văn chương mà bất hạnh.

Tham khảo: Soạn văn lớp 10 Trả bài viết số 2 Ra đề bài viết số 3 ngắn gọn nhất

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

– Tên bài học: ĐỘC TIỂU THANH KÍ

Hình thức dạy: Dạy học trên lớp

Chuẩn bị của GV và HS:

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.

+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài; Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học (Giáo án Độc tiểu thanh kí)

  • Sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh có tài văn chương mà bất hạnh.

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

1. Về kiến thức (Giáo án Độc tiểu thanh kí)

          – Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ Việt Nam thế kỉ XVIII quan tâm: số phận của những người phụ nữ tài sắc, bất hạnh.

          – Hiểu được sự đồng cảm của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh có tài văn chương mà bất hạnh.

2. Về kĩ năng

a. Về kĩ năng chuyên môn

          – Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm thơ trung đại.

b. Về kĩ năng sống

          – Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ, phẩm chất

          – Thái độ: Cảm thông với số phận bất hạnh của Tiểu Thanh, trân trọng nhân cách của Nguyễn Du.

          – Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực

          – Năng lực chung:

          + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

          – Năng lực riêng:

          + Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

          + Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

          + Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học (Giáo án Độc tiểu thanh kí)

Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem phim tài liệu về Nguyễn Du… Em hãy cho biết nội dung đoạn phim ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
Gv dẫn dắt vào bài:
 
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm “Nhàn”.
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Du.
Nhóm 2: Nêu những nét khái quát về tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” (Thể thơ, bố cục, hoàn cảnh sáng tác, nhan đề).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức              
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được cuộc đời bất hạnh của Tiểu Thanh và tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.  
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Trong hai câu đề, số phận của nàng Tiểu Thanh được hiện lên qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Từ hai câu thơ này, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với người con gái này?
Nhóm 2: Em hiểu thế nào ý nghĩa của hai câu thực. Qua hai câu thơ này, em hiểu thêm điều gì về tình cảm, nỗi lòng của tác giả?
Nhóm 3: Em hiểu thế nào là “cổ kim hận sự”? Phân tích ý nghĩa của hai câu luận.
Nhóm 4: Nêu ý nghĩa của hai câu kết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
– Hai câu thực đa nghĩa:
+ Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là chủ thể tự hận, tự thương thì có nghĩa là: Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết/ Văn chương ko có số mệnh mà cũng bị đốt dở.
+ Nếu hiểu “son phấn”, “văn chương” là đối tượng thương cảm của người đời thì có nghĩa là: Son phấn như có thần, sau khi chết người ta còn thương tiếc/ Văn chương có số mệnh gì mà người ta phải bận lòng đến những bài thơ còn sót lại sau khi đốt.  
Thao tác 3: Tổng kết
– Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. – Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức  
I. Tìm hiểu chung                  
1. Tác giả Nguyễn Du
– Sinh năm 1765, mất năm 1820.
– Là đại thi hào của dân tộc Việt Nam.  
2. Tác phẩm
– Nội dung: viết về Tiểu Thanh – người con gái tài sắc vẹn toàn, sống vào khoảng đầu thời Minh. Năm 16 tuổi, cô làm vợ lẽ một nhà quyền quý. Vì vợ cả ghen tuông nên cô phải sống riêng trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ, rồi đau buồn, sinh bệnh mà chết. Nỗi uất ức, đau khổ dược cô gửi gắm trong thơ nhưng nhiều bài thơ trong số đó đã bị người vợ cả đốt. Một số bài sót lại được người đời sau khắc in, gọi là “Phần dư”.
– Bài thơ nằm trong mạch cảm hứng chung của Nguyễn Du về những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh.
– Nhan đề “Độc Tiểu Thanh kí”: có hai cách hiểu:
+ “Tiểu Thanh kí” có thể là tên một tập thơ của nàng Tiểu Thanh. “Độc Tiểu Thanh kí”
=> Đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh.
+ “Tiểu Thanh kí”: có thể là câu chuyện về nàng Tiểu Thanh. Rất có thể, Nguyễn Du đã đọc truyện về nàng Tiểu Thanh và viết nên bài thơ này.
– Thể thơ: thất ngôn bát cú.
– Bố cục: đề, thực, luận, kết
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hai câu đề:
– Tây hồ cảnh đẹp hoá gò hoang
® Từ ngữ đối lập: Cảnh đẹp >< Gò hoang
Þ Sự thay đổi lớn lao của tự nhiên, của đất trời: Tây Hồ còn đó nhưng vườn hoa thì không; cảnh đẹp một thời bây giờ đã mất, thay vào đó là sự hoang tàn, lạnh lẽo. Câu thơ ® nói về cảnh vật.
® gợi lòng thương cảm với nàng Tiểu Thanh: cuộc đời nàng cũng có những thay đổi đau lòng.
– Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
® Cái còn lại của nàng Tiểu Thanh chỉ là mảnh giấy tàn, cả cuộc đời tài hoa chỉ còn lại những vần thơ bị đốt dở
Þ Nguyễn Du đã khóc thương cho Tiểu Thanh, khóc thương cho cái tài hoa bị cuộc đời vùi dập một cách nghiệt ngã.
+ Tiểu Thanh chết trong cô độc.  
+  Nguyễn Du cũng chỉ một mình khóc nàng (Độc điếu) ® Sự gặp gỡ của hai tâm hồn cô đơn.
2. Hai câu thực:
Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
® Son phấn là sắc đẹp của Tiểu Thanh, đáng ra phải được nâng niu >< bây giờ bị chôn vùi / Văn chương là tài hoa ở Tiểu Thanh, đáng ra phải được ngưỡng mộ >< bây giờ cũng bị đốt cháy
Þ Sự vùi dập phũ phàng của cuộc đời với tài năng và nhan sắc của người phụ nữ. Điều này không chỉ gợi lòng thương cảm mà còn nói lên sự uất hận.
3. Hai câu luận:
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang
® Từ nỗi đau của Tiểu Thanh mà khái quát lên thành “nỗi hờn kim cổ”. Đây là nỗi đau oan trái của cả một lớp người trong xã hội, trong đó có Nguyễn Du. Nhà thơ tự coi mình cũng cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh (mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã…), ông viết về Tiểu Thanh cũng chính là viết về mình
® sự đồng cảm xúc động và da diết.
Þ Nỗi đau khổ và bất bình của một thế hệ nhà thơ trước sự chà đạp lên giá trị văn chương nghệ thuật trong xã hội phong kiến.
4. Hai câu kết:
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng.
® Câu hỏi tu từ, không phải hướng đến Tiểu Thanh mà là hướng về mình: Ba trăm năm sau, ai là ngườ khóc ta như ta đang khóc cho Tiểu Thanh đây? Câu hỏi như “một tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu).
– Hỏi về tương lai nhưng lại nhằm nói lên sự cô độc của nhà thơ ngay ở thời hiện tại: Cuộc đời lúc bấy giờ thật khó kiếm tìm tri kỉ, tri âm.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
– Mạch vận động của cảm xúc (tứ thơ): Đọc truyện ” xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh” suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử ” tự thương cho số phận tương lai của mình, khao khát tri âm.
– Giá trị nhân đạo sâu sắc:
+ Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh – một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng nói chung.
+ Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần.
2. Nghệ thuật:
– Ngôn ngữ: trữ tình đậm chất triết lí.
– Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.  
Hoạt động 3: Luyện tập (Giáo án Độc tiểu thanh kí )
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS viết một đoạn văn nêu cảm nhận về hai câu thơ cuối của bài thơ ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức                              
Gợi ý: “Ba trăm năm lẻ nữa”” thời gian ước lệ, chỉ tương lai xa xôi.
“Khóc”” thương cảm, thấu hiểu.
– Tố Như (sợi tơ trắng) là tên chữ, bút hiệu của Nguyễn Du” tư cách một nhà thơ, một nghệ sĩ, một cái tôi cá nhân” việc xưng danh này hiếm thấy trong VHTĐVN. ” Điều Nguyễn Du băn khoăn:
+ Cách hiểu 1: Nguyễn Du lo lắng, băn khoăn không biết có ai trong mai hậu thấu hiểu, thương cảm ông như ông đã đồng cảm, khóc thương nàng Tiểu Thanh.
+ Cách hiểu 2: Nguyễn Du lo lắng, băn khoăn ko biết ai là người trong mai hậu thấu hiểu, thương cảm ông như ông đã đồng cảm, khóc thương nàng Tiểu Thanh. ” Cả hai cách hiểu đều cho thấy:
+ Khao khát tri âm.
+ Cảm hứng tự thương – nét mới mang tinh thần nhân bản của VHTĐVN giai đoạn thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX – thời đại con người ko chỉ ý thức về nhân phẩm, về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh về nỗi đau của chính mình” dấu hiệu của cái tôi cá nhân.
+ Tấm lòng nhân đạo lớn lao, “con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” của Nguyễn Du. Bởi ông ko những khóc thương cho Tiểu Thanh, cho những kiếp hồng nhan bạc phận thuở trước, khóc thương cho những kiếp tài hoa bạc mệnh đương thời, trong đó có cả chính ông mà còn khóc cho người đời sau phải khóc mình (kiếp tài hoa bạc mệnh vẫn còn trong tương lai).
– Đó là nỗi băn khoăn hợp với logic vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình” hợp lí, chính đáng.
– Nỗi băn khoăn đó đã tìm được sự tri âm của bao thế hệ người Việt Nam sau này:
+ Từ khi tác phẩm của Nguyễn Du ra đời đến nay, ông luôn có vị trí trang trọng trong lòng người Việt Nam.
+ Đặc biệt, ở thế kỉ XX, chưa đến 300 năm, cả dân tộc ta “khóc” Nguyễn Du qua tiếng khóc, tiếng ca của Tố Hữu: “Tiếng thơ ai động đất trời….”(Kính gửi cụ Nguyễn Du).
+ Năm 1965, cả nước ta long trọng kỉ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du. Thế giới công nhận ông là danh nhân văn hóa…  
Hoạt động 4: Vận dụng (Giáo án Độc tiểu thanh kí)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các nhóm ngâm bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ trả lời
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
   
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.              
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Em hãy viết bài thuyết trình về bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí”của Nguyễn Du?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức  
   
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  

Xem thêm: Giáo án Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-12 22:34:31.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*