Giáo án số phận con người ngữ văn 12 chi tiết nhất

so phan con nguoi

Giáo án số phận con người giúp HS hiểu được hoàn cảnh sáng tác, nội dung tư tưởng và nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

Tham khảo: giáo án chiếc thuyền ngoài xa ngữ văn 12 chi tiết nhất

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học :

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

 -Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim Số phận con người;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn trình bày hiệu quả nghệ thuật của một chi tiết có giá trị trong truyện;

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn nước ngoài;

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận văn học.

3.Thái độ : (Giáo án số phận con người)

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản văn học nước ngoài

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của văn học nước ngoài

-Biết trân quý những giá trị văn hóa mà truyện nước ngoài đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện ngắn nước ngoài.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện ngắn của Sô-lô-khop

– Năng lực đọc – hiểu  truyện ngắn của Sô-lô-khop;

  – Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhân vật trong truyện ngắn nước ngoài;

 – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật cùa truyện Số phận con người;

– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (Giáo án số phận con người)

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng  cần đạt, năng lực cần phát triển
– GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả Sô-lô-khôp
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
+ Chiếu một đoạn trong phim Số phận con người;
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Sô-lô-khốp, một nhà văn lỗi lạc tiêu biểu của nền văn học Nga Xô Viết thế ki XX, từng đoạt giải Nobel văn học 1965. Cuộc đời của ông gắn bó máu thịt với con người và cảnh vật quê hương sông Đông trong những những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Tác phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của quê hương, số phận con người, một tác phẩm có cái nhìn sâu sắc, đa chiều của tác giả về con người trong và sau chiến tranh với những vinh quang và mất mát.                            
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.   – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.     – Có thái độ tích cực, hứng thú.

 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (70phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả-tác phẩm
1. GV hướng dẫn HS đọc Tiểu dẫn (SGK) tóm tắt những nét chính về tác giả Sô-lô-khốp.  
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:  
– A. Sô – lô – khốp (1905 – 1984)
– Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở thị trấn Vi – ô – sen – xcai – a, một địa phương thuộc tỉnh Rô – xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông.
– Ông tham gia nhiều công tác cách mạng từ khá sớm: làm thư kí uỷ ban trấn, nhân viên thu mua lương thực, tiễu phỉ…
– Cuối 1922, ông đến Mát – xcơ – va, chấp nhận làm mọi nghề để sinh sống và thực hiện “giấc mơ viết văn”.
– Năm 1925, ông trở lại quê hương và bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”– một bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ dựng lại bức tranh sinh động về cuộc sống của những người nông dân Cô – dắc cùng những biến động xã hội và đấu tranh giai cấp ở vùng này sau Cách mạng Tháng Mười Nga 1917.
– Năm 1926, ông đã in hai tập truyện ngắn “Truyện sông Đông”“Thảo nguyên xanh”.
– Trong thời kì chiến tranh vệ quốc, với tư cách là phóng viên mặt trận, Sô – lô – khốp xông pha nhiều chiến trường, viết nhiều bài chính luận, kí, truyện ngắn nổi tiếng.
– Sau chiến tranh, ông tập trung chủ yếu vào sáng tác.
– Năm 1965, ông được tặng Giải thưởng Nô – ben về văn học.
– Những tác phẩm chính:
+ Tập truyện: “Truyện sông Đông”
+ Các tiểu thuyết: “Sông Đông êm đềm”, “Đất vỡ hoang”, “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc”…
2. GV hướng dẫn HS dựa vào Tiểu dẫn phát biểu vị trí của truyện ngắn Số phận con người trong nền văn học Xô-viết. HS làm việc cá nhân, phát biểu HS dựa vào Tiểu dẫn phát biểu vị trí của truyện ngắn Số phận con người trong nền văn học Xô-viết. Yêu cầu : giọng đọc − kể chậm rãi, bình tĩnh, vừa kể vừa như đang nhớ lại, suy tư, ngẫm nghĩ; chú ý những đoạn trữ tình ngoại đề đọc rõ cảm xúc tự hào, ca ngợi. Kết hợp đọc – kể tóm tắt trong cả phần đầu và phần trích học.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Mi-khai-in Sô-lô-khốp (1905 – 1984), nhà văn Nga Xô viết, Giải Nô-ben văn học năm 1965; được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX.                      
 2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
– Truyện được công bố lần đầu trên báo Sự thật, số ra ngày 31 – 12 – 1956 và 1 – 1 – 1957.
– Truyện có ý nghĩa khá quan trọng đối với sự phát triển của văn học Xô Viết. Đây là tác phẩm đầu tiên, nhà văn tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh toàn diện, chân thực. – Về sau, truyện được in trong tập “Truyện sông Đông”.
b. Tóm tắt: ( SGK)
Thao tác 1: Tổ chức tìm hiểu nhân vật An -đrây
1. GV định hướng để HS phân tích nhân vật An-đrây Sô-cô-lốp.
a) Phân tích hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây trước, trong và sau chiến tranh
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
-Trong chiến tranh: Xô-cô-lốp chịu nhiều đau thương, cay đắng: hai lần bị thương, bị bắt làm tù binh của Đức. Vợ và hai con gái chết vì bom của phát xít, cửa nhà tan nát “chỉ cỏn là một hố bom ”, ngày chiến thắng cũng là ngày nghe tin đứa con trai yêu quý A-na-tô-li tử trận
-Sau chiến tranh, Xô-cô-lôp đối diện nổi đau cùng cực của sự mất mát. Anh chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức
+ Trong người có cái gì đó vỡ tung ra trở thành người mất hồn  
+Chiến tranh hết, anh trở về làm một người lao động bình thường nhưng vì đau khổ anh tìm đến rượu để quên nỗi đau. Những giọt nước mắt những nỗi đau không bao giờ nguôi trong lòng anh.     
b) An-đrây đã nhận bé Va-ri-a làm con như thế nào? Điều gì đã khiến anh có quyết định nhanh chóng như vậy?     
− Cảm xúc và tâm trạng của hai người trong cabin ô tô được diễn tả như thế nào?
− Xôcôlốp đã chăm sóc con trai nhỏ mới của mình ra sao? Tình cảm của hai cha con họ như thế nào?     
− Thái độ của hai vợ chồng anh bạn cho ở nhờ ra sao? Thái độ và cử chỉ của người vợ chứng tỏ điều gì?     
− Chi tiết chiếc áo bành tô mà Vania chợt nhớ và hỏi cha nói lên điều gì?     
− Tâm trạng của Xôcôlốp đêm đêm nằm với con nuôi như thế nào? Vì sao anh hay chiêm bao, hay tỉnh giấc, khó thở, và bên gối đầm đìa nước mắt?
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:   
– Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng buồn đau, bế tắc, An-đrây đã gặp bé Va-ri-a, cũng là một nạn đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ri-a  làm con nuôi rất sâu sắc và cảm động.       
– Khi nhìn thấy Va-ri-a từ xa: “Thằng bé rách bươn xơ mướp…. cặp mắt thì cứ như nhiều ngôi sao sáng sau trận mưa đêm” rồi “thích đến nỗi bắt đầu thấy nhớ nó”. Và khi hiểu rõ tình trạng của Va-ri-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh trông Xô-cô-lốp. Lòng thương xót dâng lên thành những giọt nước mắt nóng hổi. Anh quyết định nhận Va-ri-a làm con.
– Xô-cô-lốp tuyên bố là bố thì lập tức Va-ni-a chồm lên ôm hôn anh, ríu rít líu lo vang cả buồng lái… Còn Xô-cô-lốp “mắt mờ đi”, “hai bàn tay lẩy bẩy”- sức mạnh cuả tình yêu thương sưởi ẩm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui sống.
– Với lòng nhân hậu, Xô-cô-lốp tìm mọi cách bù đắp tình cảm cho Va-ri-a, chăm sóc nó. Ở toàn bộ đoạn này, điểm nhìn của tác giả hoàn toàn phù hợp với điểm nhìn của nhân vật và vì vậy gây được niềm xúc động trực tiếp.
–  Xô Cô lốp đồng cảm với cậu nhóc Vania và thương cho cậu. Ít ra anh vẫn còn sức khỏe anh còn có thể tự nuôi bản thân mình, còn Vania chỉ là một cậu nhóc thì không thể nào tự nuôi bản thân được.
– Anh chấp nhận làm cha của bé Vania và chăm lo cho cậu từng miếng ăn giấc ngủ. Hai trái tim lạnh giá sưởi ấm cho nhau.
– Va-ni-a thì sung sướng, yêu thương Xô cô Lốp hôn lên mặt mũi và ôm mãi anh không rời.
–    Đêm đêm khi nhìn thấy nó ngủ anh như quên hết nỗi cô đơn quên sự buồn phiền và có động lực làm việc để cho nó có một cuộc sống tốt.
–  Anh là một người có đức hi sinh cao cả, chăm sóc Vania nhưng chính bản thân anh lại đang chịu cơn đau tim dày vò tuy nhiên anh quyết chịu đựng một mình chứ không thèm nói nữa lời. Anh không muốn trái tim của bé bị tổn thương.
->  Có thể nói với tình yêu thương con người, với tình cảm đồng cảnh ngộ họ đã vượt qua khó khăn vượt qua nỗi đau sau chiến tranh để sưởi ấm cho nhau bằng tình yêu thương thân ái.  
Thao tác 3: GV định hướng cho HS tìm hiểu về thái độ của người kể chuyện và ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối truyện.
GV: 1/Cốt truyện được xây dựng như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn cùa nhân vật không? ( cách nói năng, tâm tính, giọng điệu của tác giả và An-drây)
2/Thái độ của người kể chuyện, ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tnryện ?  
GV: Gọi 1 HS đọc diễn cảm lại đoạn văn.  
GV: Đoạn văn trên gợi em có suy nghĩ gì về thái độ và tình cảm của tác giả?  
– Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những suy nghĩ của nhà văn về số phận con người.
GV: Truyện đã thể hiện tính cách gì của Xô – lô – cốp?  
GV: Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm về tinh thần cũng đã góp phần làm nổi bật tính cách gì của nhân vật?    
GV: Khi chia tay với hai cha con Xô – lô- lốp, tác giả có những suy nghĩ như thế nào?  
GV: Qua chi tiết trên, Sô – lô – khốp nhắc nhở và kêu gọi chúng ta điều gì?    
HS trả lời cá nhân
GV: Chốt lại  
II. Đọc – hiểu văn bản
1/ Chiến tranh và thân phận con người:
a/ Người lính Xô-cô-lốpvới những đau đớn về thể xác và tinh thần dường như không thể nào vượt qua nổi:
– Đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập trung;
– Vợ và hai con gái chết vì bom phát xít, con trai cũng đi lính và hi sinh đúng ngày chiến thắng;
– Sau chiến tranh, Xô-cô-lốp không biết đi đâu, về đâu.
b/ Chú bé Va-ni-a
-lang thang, rách rưới, hằng ngày nhặt nhạnh kiếm ăn nơi hàng quán, ban đệm bạ đâu ngủ đó;
– cha chết trận, mẹ chết bom, không biết quê hương, không người thân thích.    
2/ Nghị lực vượt qua số phận:     
a) An-đrây gặp bé Va-ri-a
– Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho Va-ni-a  từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ.
– Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ.                              
b) Tinh thần trách nhiệm cao cả và nghị lực phi thường của Xô-cô-lốp
– Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ri-a làm con trong cuộc sống thường nhật: việc nuôi dưỡng, chăm sóc…, những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ri-a”. Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức… vết thương tâm hồn vẫn đau đớn.  Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.                        2. Thái độ của người kể chuyện:
– Truyện được xây dựng theo lối truyện lồng trong truyện, có hai người kể là Xô – cô – lốp và tác giả. và Người kể chuyện phải tuân theo cách nói năng, tâm tính, giọng điệu của nhân vật Xô – lô – cốp và trực tiếp bộc lộ tâm trạng.
– Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả bối cảnh và thời gian gặp gỡ nhân vật chính, khung cảnh thiên nhiên, chân dung các nhân vật, những ấn tượng và đánh giá về các nhân vật đó. và Tác giả không che giấu tình cảm, sự xúc động trước số phận con người.
– Thái độ của người kể còn bộc lộ ở đoạn trữ tình ngoại đề cuối  truyện: + Trữ tình ngoại đề: là sự giãi bày cảm xúc, ấn tượng của nhà văn về những gì đã mô tả, phơi bày trước bạn đọc.
+ “Hai con người … kêu gọi” và Tác giả bày tỏ lòng khâm phục và tin tưởng ở tính cách Nga kiên cường. Và Đồng thời cũng xa lạ với lối kết thúc có hậu, tô hồng hiện thực mà báo trước những khó khăn trở ngại mà con người phải vượt qua trên con đường vươn tới tương lai, hạnh phúc.
=> Trước số phận bi thảm, trớ trêu của con người, tác giả bộc lộ sự đồng cả và lòng nhân hậu của mình.
3. Suy nghĩ về thân phận con người:
Tác giả thể hiện nghị lực kiên cường của Xô – lô – cốp trong cuộc đời thường đầy khó khăn sau chiến tranh.
– Hoàn cảnh đau khổ ghê gớm về tinh thần càng làm nổi bật tấm lòng nhân đạo của anh. Trái tim anh rực sáng trong thế giới còn đầy hận thù và đau khổ. Và Truyện khám phá và ca ngợi tính cách Nga “con người có ý chí kiên cường” và lòng nhân ái.
– Tác giả còn miêu tả con người bình thường với phẩm chất yêu nước tiềm tàng, thầm lặng.
– Khi chia tay với hai cha con Xô – lô- lốp, tác giả nghĩ ngay tới “hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng cuả bão tố chiến tranh thổi bạt tới những mền xa lạ” và Sô – lô – khốp nhắc nhở và kêu gọi sự quan tâm của xã hội đối với nhân cách con người và góp tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa.
=> Tác giả dũng cảm nói lên sự thật, không sợ màu sẫm và gai góc.
Tổ chức tổng kết
GV hướng dẫn HS nhận xét về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản (HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp).      
III/ Tổng kết (Giáo án số phận con người)
1) Nghệ thuật:
– Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
– Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
– Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
2) Ý nghĩa văn bản:          
Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.

3.LUYỆN TẬP (Giáo án số phận con người)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1:  Những thông tin nào dưới đây không chính xác về tác giả “ Số phận con người” ?
a. Sinh 1905, mất 1984, quê thị trấn Vi-ô-sen-xkai-a, thuộc thảo nguyên sông Đông, tỉnh Rô-xtốp, Liên Xô
b. Xuất thân từ tầng lớp công nhân.
c. Tham gia chiến tranh vê quốc và cách mạng từ rất sớm.
d.Giải thưởng Nô-ben văn học năm 1965.
Câu hỏi 2:  Đâu là nhận xét đúng về nội dung của tiểu thuyết Sông Đông êm đềm?
a.  Là một bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ, dựng được cuộc sống sinh động của người dân Cô-dắc vùng sông Đông cùng những biến động xã hội và đấu tranh quyết liệt diễn ra ở cùng này trong những biến động xã hội và đấu tranh quyết liệt diễn ra ở vùng này trong những năm nội chiến sau cách mạng tháng Mười.
b. Là bộ tiểu thuyết vĩ đại của nước Nga, tác giả đã miêu tả cuộc chiến tranh khốc liệt của nhân dân vùng sông Đông trong những năm nội chiến sau cách mạng tháng Mười.
c.  Là bộ tiểu thuyết lịch sử vĩ đại nhất của nước Nga, tác giả đã miêu tả cuộc chiến tranh khốc liệt của nhân dân vùng sông Đông trong những năm nội chiến sau cách mạng tháng Mười.
d. Vượt lên cả “Chiến tranh và hòa bình” của Lép Tôn-xtôi, “Sông  Đông êm đềm” của Sô-lô-khốp đã dựng lại bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô từ 1941 đến 1945.
Câu hỏi 3: Sô-lô-khốp được tặng giải thưởng Nô-ben văn học năm nào?
a. 1945
b. 1950      
c. 1960
d. 1965
Câu hỏi 4: Tên truyện “Số phận con người” gợi cho anh (chị) liên tưởng đến những nội dung gì?
a. Làm người sướng, khổ là do số.
b. Những người trong tác phẩm sẽ là những số phận chịu nhiều đau khổ.
c. Con người không bao giờ gặp may mắn.
d. Những con người trong tác phẩm là những con người nhu nhược. Câu hỏi 5:  Dòng nào sau đây nói về mục đích sáng tác “Số phận con người” ?
a. Tái hiện cuộc sống gian khổ của nhân dân Nga trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
b.Phản ánh một sự thật đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra, nhằm phản đối chiến tranh.
c. Ca ngợi những tấm gương hi sinh anh dũng của các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
d.Phê phán lối sống ích kỉ, lối nhìn thiển cận của không ít người Nga sau cuộc chiến tranh.
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
ĐÁP ÁN [1]=’b’ [2]=’a’ [3]=’d’ [4]=’b’ [5]=’d’  

 4.VẬN DỤNG (Giáo án số phận con người)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ: Phân tích hoàn cảnh đáng thương của con người sau chiến tranh trong đoạn trích Số phận con người  
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
Trả lời:
– Người lính Xô-cô-lốp:  
+ Niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng đã chôn trên đất Đức.
+ Bước ra khỏi cuộc chiến không biết đi về đâu, đành về tá túc nhờ nhà người bạn và làm nghề lái xe cho nông trường. 
+ Hay uống rượu để dịu bớt nỗi đau. Nhân vật chịu đựng sự đau đớn, mất mát quá lớn, nỗi bất hạnh tột cùng của một kiếp người. Xô-cô-lốp phải sống chung với nỗi cô độc trống vắng hụt hẫng. Biết rượu là món nguy hại mà vẫn cứ uống chứng tỏ nhân vật rơi vào tình cảnh đau buồn bế tắc. Tuy vậy nhân vật vẫn tràn đầy nghị lực.  
– Bé Va-ni-a.
+ Cha mẹ không còn  
+ Lang thang vất vưởng, đói rách, ăn xin.
+ Đôi măt như ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm.Thân phận mồ côi bơ vơ, lạc loài thật đáng thương nhưng chú bé thật hồn nhiên, trong sáng. Sơ kết: Hai số phận đau thương nghiệt ngã đặt cạnh nhau, bổ sung cho nhau làm rõ những mất mát không gì bù đắp nổi do chiến tranh gây ra. Ý nghĩa tố cáo chiến tranh toát ra từ đây.  

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 5 phút) (Giáo án số phận con người)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Viết đoạn văn (khoảng 200 từ)bày tỏ suy nghĩ về những em bé mồ côi trong cuộc sống hôm nay.
– HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báocáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Đảm bảo cấu trúc đoạn văn với khoảng 200 từ được quy định. Về nội dung, từ nhân vật bé Vnia trong truyện, liên hệ những em bé mồ côi trong cuộc sống hôm nay.

Xem thêm: Soạn bài Một người Hà Nội ngữ văn lớp 12 hay nhất (Giáo án số phận con người)

4/5 - (3 bình chọn)

Originally posted 2020-03-22 23:38:10.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*