Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6 ngắn gọn hay nhất

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH. Qua sơ đồ này các bạn sẽ nắm chắc được kiến thức của tác phẩm này. Ngoài ra với phần hệ thống kiến thức lịch sử 12 bài 5 sẽ là công cụ hoàn hảo giúp bạn giải quyết tốt bài học này.

Tham khảo: Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1 ngắn gọn dễ hiểu nhất

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6 ngắn gọn hay nhất 1

Hệ thống kiến thức lịch sử 12 bài 6: Nước Mĩ (Dựa Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6 )

1. Sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ :

+Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (1948 – hơn 56%).

+ Nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật, Ý cộng lại.

+ Nắm 50% tàu bè đi lại trên biển.

+3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ.

+Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Mĩ trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh nhất.

– Nguyên nhân chủ yếu là :

+ Lãnh thổ nước Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao và nhiều khả năng sáng tạo.

+ Ở xa chiến trường, không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá, nước Mĩ được yên ổn phát triển kinh tế, làm giàu nhờ bán vũ khí và các phương tiện quân sự cho các nước tham chiến.

+Mĩ đã áp dụng thành công những tiến bộ khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lí cơ cấu nền kinh tế…

+ Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả trong và ngoài nước.

+ Các chính sách và biện pháp điều tiết có hiệu quả của nhà nước.

Về khoa học – kĩ thuật:Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đi đầu và đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong nhiều lĩnh vực như chế tạo công cụ sản xuất (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử…), chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

3. Chính sách đối ngoại

– Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã triển khai Chiến luợc toàn cầu nhằm mưu đồ thống trị thế giới. Ba mục tiêu của Chiến lược toàn cầu là : 1) Chống hệ thống xã hội chủ nghĩa ; 2) Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hoà bình dân chủ trên thế giới ; 3) Khống chế các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

– Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ đã :

+ Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh.

+ Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo chính và các cuộc chiến tranh xâm lược, tiêu biểu là cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài tới hơn 20 năm (1954-1975).

– Sau Chiến tranh lạnh, chính quyền Tổng thống Clintơn đã đề ra Chiến lược Cam kết và Mở rộng với ba mục tiêu: 1) Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. 2) Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ ; 3) Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

– Mục tiêu bao trùm của Mĩ là muốn thiết lập Trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ trở thành siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới.

đọc thêm: Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn hay nhất

CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 6 LỊCH SỬ 12 (Dựa Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 6 )

Câu 1: Sự phát triển của kinh tế và KH – KT của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ II ? Nguyên nhân sự phát triển và hạn chế của nó ?

A. Sự Phát triển kinh tế .

– Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở thành nước giàu nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế tài chính trên toàn thế giới.

– Sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn cầu (Hơn 56% vào năm 1948 ).

– Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần tổng sản lượng của Anh, Pháp,CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại( 1949).

– Mỹ nắm trong tay gần  ¾  dữ trữ vàng của thế giới (khoảng 24.6 tỷ đôla, năm 1949).

– Trên 50% tàu bè đi lại trên các biển.

– Trong nửa sau những năm 40 tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.

– Nền kinh tế Mỹ trong những thập niên 50, 60 chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

– GDP năm 2000 là 9 765 tỉ USD, thu nhập đầu người là 34 600USD, tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới.

– Trong khoảng 2 thập niên đầu chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

B) Nguyên nhân kinh tế phát triển .

– Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.

– Mỹ có nguồn nhân công dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao, năng động ,sáng tạo.

– Quân sự hóa nền kinh tế, thu lợi từ buôn bán vũ khí. Trong thế chiến II, Mỹ thu 114 đô la lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí.

– Áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.

– Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mỹ cao, các tập đoàn tư bản Mỹ có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.

– Chính sách điều tiết nền kinh tế của chính phủ có hiệu quả.

Nguyên nhân quan trọng nhất làm nền kinh tế Mỹ phát triển nhảy vọt sau chiến tranh thế giới thứ II là việc Mỹ đã khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần II và đã đạt được những thành tựu kỳ diệu trong việc sáng tạo ra những công cụ sản xuất mới (máy tính), nguồn năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch, măt trời), những vật liệu mới (chất polyme, nhũng vật liệu tổng hợp nhân tạo), cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp, cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc, trong khoa học vũ trụ và sản xuất vũ khí hiện đại…

– Nhờ đó Mỹ đã :

Ÿ Điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất .

Ÿ Cải tiến kỹ thuật làm năng suất tăng, giá thành hạ.

Ÿ Chính nhờ những thành tựu cách mạng khoa học – kỹ thuật này mà nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mỹ đã có nhiều thay đổi khác trước.

C) Hạn chế

– Đến nay, kinh tế Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về sản xuất công nông nghiệp và tài chính, nhưng vị trí kinh tế Mỹ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới.

– Các nước Tây Âu và Nhật đã vươn lên thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm với Mỹ về mọi mặt.

– Thế giới đã hình thành 3 trung tâm kinh tế – tài chính là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.

– Tuy phát triển nhanh nhưng kinh tế Mỹ không ổn định, thường xuyên xảy ra những đợt suy thoái kinh tế (từ 1945 đến năm 2000, đã diễn ra 8 lần suy thoái).

– Khả năng cạnh tranh hàng hoá ngày càng sút kém.

– Sự phân cực giàu nghèo lớn là nguồn gốc bất ổn về kinh tế và chính trị, xã hội.

– Việc tăng cường chạy đua vũ trang với những chi phí khổng lồ đã làm suy giảm tiềm lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ.

Mỹ phải tập trung giải quyết những khó khăn trên để nền kinh tế có thể lấy lại sức mạnh của mình.

CÂU 2: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như thế nào ? Anh/chị hãy nêu nhận xét của mình về kết quả thực hiện chiến lược đó?

a) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ  đã thực hiện “Chiến lược toàn

cầu” như sau :

– Mục tiêu :

  • Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
  • Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân…
  • Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.

– Chính sách cơ bản : Dựa vào sức mạnh Mĩ (thực lực).

– Triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể :

  • Năm 1947 : Học thuyết Truman và chiến lược “ngăn chặn” …bị phá sản.
  • Năm 1953 : Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trả ngay)…
  • quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ở Đông
  • Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957
  • Năm 1961 : Học thuyết Kennơđi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt”…
  • Năm 1969 : Học thuyết Níchxơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế”… phá sản ở
  • Việt Nam.
  • Năm 1981 :  Học thuyết Rigân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, chạy đua vũ
  • trang…
  • Năm 1993 : Bill Clintơn triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng” : Mềm dẻo
  • nhưng vẫn thiên vị với Ixraen và vẫn duy trì căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật
  • Bản, Hàn Quốc…
  • Từ năm 2001 đến 2008 : Busơ (con) thi hành chính sách cứng rắn…

b) Nhận xét :

– Thất bại :

+ Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc 1949.

+ Thắng lợi của Cách mạng Cuba 1959.

+ Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam 1975.

+ Thắng lợi của Cách mạng Hồi giáo Iran 1979.

+ Vụ khủng bố 11 – 9 – 2001.

– Thành công :

+ Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

+ Thắng lợi trong chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc (1990 – 1991)

CÂU 3:. Trình bày nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 và việc triển khai chiến lược đó ở Tây Âu trong những năm 1947 – 1949.  (Đề thi Tuyển sinh Đại học năm 2010)

– Nội dung cơ bản chiến lược toàn cầu của Mĩ :

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng

làm bá chủ thế giới. Chiến lược đó được thực hiện qua nhiều chiến lược cụ thể, dưới tên

gọi các học thuyết khác nhau.

+ Ba mục tiêu chủ yếu:

• Một là, ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

• Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản

quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới.

• Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

– Triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu :

+  Tháng 3 – 1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy

cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ

Nhĩ Kì…

+ Mĩ đề ra và thực  hiện  “Kế hoạch Mácsan”, giúp các  nước Tây Âu phục hồi nền

kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này; tạo

nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu

xã hội chủ nghĩa.

+  Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây làliên minh

quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

Liên quan: Sơ đồ tư duy sử 12 bài 3 ngắn gọn dễ hiểu nhất

CÂU 4: . Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” tại châu Á từ 1945 – 1947 như thế nào ?

– Theo thoả thuận tại Hội nghị Ianta :

  • Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, đến 1951, “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” ra đời và Nhật trở thành “căn cứ chiến lược” của Mĩ trong âm mưu thực hiện “chiến lược toàn cầu”.
  • Quân đội Mĩ chiếm đóng Nam Triều Tiên và dựng lên chính quyền Lý Thừa Vãn.

– Ở Đông Nam Á :

  • Thông qua viện trợ kinh tế, quân sự, …Mĩ hất cẳng Anh ra khỏi Thái Lan, lôi kéo Thái Lan chống 3 nước Đông Dương.
  • Mĩ lợi dụng khó khăn của Pháp, ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.

– Ở Trung Quốc, Mĩ ra sức giúp chính quyền Tưởng Giới Thạch phát động nội

chiến, âm mưu biến Trung Quốc thành một thuộc địa kiểu mới.

– Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong những năm 1945 – 1947, Mĩ đã

phát triển thế lực toàn cầu đối với châu Á.

CÂU 5 CMR: Mĩ giàu nhưng không mạnh

*mĩ giàu

– Sau chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ trở thành nước giàu nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế tài chính trên toàn thế giới.

– Sản lượng công nghiệp Mỹ luôn chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn cầu (Hơn 56% vào năm 1948 ).

– Sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần tổng sản lượng của Anh, Pháp,CHLB Đức, Ý, Nhật cộng lại( 1949).

– Mỹ nắm trong tay gần  ¾  dữ trữ vàng của thế giới (khoảng 24.6 tỷ đôla, năm 1949).

– Trên 50% tàu bè đi lại trên các biển.

– Trong nửa sau những năm 40 tổng sản phẩm quốc dân tăng trung bình hằng năm là 6%.

– Nền kinh tế Mỹ trong những thập niên 50, 60 chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

– GDP năm 2000 là 9 765 tỉ USD, thu nhập đầu người là 34 600USD, tạo ra 25% tổng sản phẩm của toàn thế giới.

– Trong khoảng 2 thập niên đầu chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

* mĩ không mạnh

– Ở Mỹ, sự phân biệt, kỳ thị chủng tộc đối với người  da màu vẫn tồn tại ở nhiều nơi.

– Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng trầm trọng .

– Do cuộc sống không ổn định, ở Mỹ thường xảy ra những cuộc đấu tranh của sinh viên học sinh và những cuộc nổi dậy của người da màu …

– Trong xã hội Mỹ, luôn diễn ra những tội ác và tệ nạn như giết người, cướp bóc, ma tuý, ăn chơi đồi truỵ…

– Trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ cũng diễn ra nhiều vụ bê bối về kinh tế và chính trị: Vụ Tổng thống Kennedy bị giám sát (1963), Vụ oatoghet dẫn đến việc Nichxon buộc phải từ chức (1974)

– Từ năm 1973 đến nay, kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng và sức cạnh tranh ngày càng yếu đi, thất nghiệp và lạm phát ở mức cao.

-Đặc biệt, vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cho thấy mã dễ bị tổn thương trước chủ nghĩa khủng bố

CÂU 6:Trình bày khái quát quá trình Mỹ đi từ can thiệp đến trực tiếp xâm lược nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến 1975 . Giải thích nguyên nhân? kết quả ?( hãy trình bày chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam từ thế chiến II ?)

1. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam.

a. Từ 1939- 1954.

– Từ 1941đến 1945, Mỹ giúp lực lượng Việt Minh chống Nhật. Cách mạng tháng Tám thành công, Mỹ có đại diện ở Hà Nội .

– Từ 1945, Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam nhất là từ 1950, Mỹ đã công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại và viện trợ cho Pháp thực hiện kế hoạch Revers khoá chặt biên giới Việt – Trung, lập hành lang Đông – Tây lợi dụng khó khăn của Pháp, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào Đông Dương viện trợ cho Pháp để kéo dài chiến tranh ở Đông Dương. Tháng 12 /1950 lập phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG ) . Năm 1953 Mỹ viện trợ 80% chiến phí cho Pháp, giúp Pháp thực hiện kế hoạch Navarre, xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ viện trợ khi Điện Biên Phủ sắp thất thủ.

– Trì hoãn kéo dài hội nghị Genève (1954), không ký vào văn bản hiệp định Gioneve .

b. Từ 1954 đến 1975.

– Từ 1954, Mỹ hất cẳng Pháp, nhảy vào miền Nam Việt Nam. Trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ :

  • Ngày 25/6/1954, trước khi hiệp định Gioneve được ký, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam.
  • Ngày 23/7/1954 ngoại trưởng Mỹ tuyên bố: Không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
  • Mỹ giúp Diệm tổ chức “ trưng cầu dân ý” , bầu cử “ Quốc hội” hợp pháp hoá chính quyền Sài Gòn xây dựng ở miền Nam một chính quyền thân Mỹ .
  • 7/1956 chính quyền SG không thi hành hiệp định Genève, cự tuyệt hiệp thương thống nhất đất nước với miền Bắc.

– Mỹ thực hiện các chiến lược chiến tranh xâm lược Việt Nam:

  • Từ 1954- 1960, thực hiện chiến lược “chiến tranh một phía” thông qua viện trợ kinh tế, điều khiển chính quyền SG đàn áp phong trào cách mạng miền Nam.
  • Từ 1961- 1965, thực hiện chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” đưa cố vấn quân sự vào miền Nam để trực tiếp điều khiển cuộc chiến, thực hiện  kế hoạch Staley- Taylor.
  • Từ 1965- 1968, thực hiện hciến lược “chiến tranh cục bộ” ở MN, đưa quân Mỹ và quân Đồng minh trực tiếp tham chiến cùng với quân đội SG, gây chiến tranh phá hoại lần I đối với MB.
  • Từ 1969- 1973, thực hiện chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” thay quân Mỹ bằng quân đội SG, hỗ trợ hỏa lực, gây chiến tranh phá hoại lần 2 đối với Miền Băc.
  • 27/1/1973, Mỹ ký hiệp định Paris công nhận độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết rút hết quân Mỹ về nước.
  • Từ 1973- 1975, Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ cho chính quyền SG mà thực chất là tiếp tục “ Việt Nam hóa” chiến tranh.

– Với đại thắng mùa xuân năm 1975 của nhân dân ta, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam từ 1954- 1975 đã bị thất bại hoàn toàn.

2 .Nguyên nhân:

– Sau chiến tranh thế giới thứ II Mỹ đưa ra chiến lược toàn cầu phản cách mạng vì vậy Mỹ ngày càng can thiệp sâu vào Việt Nam hòng kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương . Sau thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ Pháp ký hiệp đinh Genève 1954, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

– Thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương, Mỹ lại nhảy vào Miền Nam hòng biến Miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ làm bàn đạp tiến công miền Bắc, lập phòng tuyến ngăn chặn ảnh hưởng của XHCN và phong trào giải phóng dân tộc đang tràn xuống Đông Nam Á, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ ở khu vực này.

3. kết quả.

– Tất cả các âm mưu chiến lược của Mỹ đều thất bại, quân đội Mỹ phải rút về nước.

– Bằng thắng lợi của cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, quân dân ta đã đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của Mỹ, góp phần làm đảo lộn  chiến lược toàn cầu của  Mỹ.

– Ngày nay chính sách đối ngoại của Đảng ta là “ bạn của tất cả các nước…” , với Mỹ, ta chủ trương “ khép lại quá khứ, hướng tới tương lai ”; thực hiện chủ trương này, quan hệ Việt – Mỹ đã được ký kết ( 10/12/2001), mở ra hướng phát triển đầy triển vọng cho cả hai nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-02-29 20:46:26.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*