Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9 ngắn gọn dễ hiểu nhất

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9 ngắn gọn dễ hiểu nhất

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế: sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức của bài này cùng với đó với phần hệ thống kiến thức kèm theo sẽ giúp các em hoàn thiện kiến thức 1 cách nhanh nhất.

Tham khảo: Sơ đồ tư duy sử 12 bài 3 ngắn gọn dễ hiểu nhất

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 9 ngắn gọn dễ hiểu nhất 1

Hệ thống kiến thức lịch sử 12 bài 9

1. Nguồn gốc

Sau chiến tranh thế giới thứ hai từ quan hệ đồng minh trong chiến tranh đã chuyển thành đối đầu giữa 2 khối Đông -Tây do:

+ Đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa 2 cường quốc Xô – Mĩ. Mĩ có tham vọng bá chủ thế giới.

+ Mặt khác, Mỹ lo ngại trước sự ra đời của các nước Đông Âu và sự thành công của cách mạng Trung Quốc.

2. Biểu hiện:

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch, làm căng thẳng trong quan hệ Mỹ, các nước phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

* Phía Mĩ:

– Tháng 3 – 1947, Học thuyết Truman được công bố chính thức mở đầu chính sách chống Liên xô, khởi đầu chiến tranh lạnh.

– Tháng 6 – 1947, thông qua kế hoạch Mácsan, Mĩ giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, nhằm tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

– Tháng 4 – 1949, thành lập Tổ chức Hiệp uớc Bắc Đại Tây Dương (NATO).

* Phía Liên Xô:

– Tháng 1 – 1949, thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

– Tháng 5 – 1955, thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava -> Liên minh chính trị – quân sự phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

– Như vậy sự ra đời của NATO và Vácsava đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn hay nhất

II – SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ

III – XU THẾ HÒA HOÃN ĐỘNG – TÂY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH CHẤM DỨT

1. Xu thế hòa hoãn Đông –Tây

Từ đầu những năm 70, xu thế hòa hoãn Đông -Tây đã xuất hiện:

+ Đầu những năm 70 hai siêu cường Xô- Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp cấp cao.

+ Tháng 11 – 1972 hai miền nước Đức đã kí kết tại Bon hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa hai miền.

+ 1972 Liên xô và Mĩ đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược và kí hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT – 1).

+ Tháng 8 – 1975, Định ước Henxinki khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình và an ninh ở châu Âu

2. Chiến tranh lạnh chấm dứt

– Tháng 12 – 1989 tại cuộc gặp gỡ cấp cao Xô – Mĩ tại đảo Manta (Địa Trung Hải) hai nhà lãnh đạo Goócbachốp và Busơ đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

– Hai cường quốc Xô – Mĩ  tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vì:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 4 thập kỉ đã làm cho cả 2 nước quá tốn kém và suy giảm thế mạnh của họ trên nhiều lĩnh vực so với các nước khác.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật và Tây Âu… đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với Mĩ. Còn Liên xô kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.

+ Hai cường quốc Liên xô và Mĩ  cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.

=> Như vậy, chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình, các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới (Apganixtan, Campuchia, Namibia…)

Liên quan: Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1 ngắn gọn dễ hiểu nhất

IV – THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

– Đến những năm 1989 – 1991 chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Dẫn đến trật tự hai cực tan rã. Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

– Lợi dụng lợi thế tạm thời do Liên Xô tan rã, Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” nhằm bá chủ thế giới, nhưng không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

– Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

– Sau chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài: Ở bán đảo Ban căng, một số nước châu Phi và Trung Á.

– Thế kỷ XXI xu thế hòa bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế. Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 11 – 9 – 2001 ở Mỹ đã gây ra những khó khăn, thách thức mới đối với hoà bình và an ninh quốc tế.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-02-29 20:58:29.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*