Mong rằng Sơ đồ tư duy Kiều ở lầu Ngưng bích hay nhất sẽ giúp cách bạn dễ dàng tiếp cận hơn với tác phẩm kiều ở lầu ngưng bích – Nguyễn Du từ đó tạo một tiền đề để giúp bạn hoàn thành tốt các đề bài liên quan đến tác phẩm này
Liên quan: Sơ đồ tư duy Cảnh ngày xuân ngắn gọn hay nhất
Sơ đồ tư duy bài kiều ở lầu ngưng bích
Kiến thức cơ bản kiều ở lầu ngưng bích
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc
2. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
– Sau khi chị em Kiều đi tảo mộ chơi xuân trở về, Kiều gặp gỡ và đính ước với Kim Trọng.
– Gia đình Kiều bị vu oan, cha và em trai bị bắt.
– Nàng quyết định bán mình chuộc cha và em, nhờ Thuý Vân giữ trọn lời hứa với chàng Kim.
– Nàng rơi vào tay họ Mã, bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị Tú Bà ép tiếp khách, Kiều tự vẫn. Tú Bà giả vờ khuyên bảo, chăm sóc thuốc thang hứa gả cho người khác, thực ra là đưa Kiều ra ở Lầu Ngưng Bích để thực hiện âm mưu mới.
3. Kết cấu
Đoạn trích chia làm 3 phần:
– 6 câu thơ đầu: khung cảnh tự nhiên.
– 8 câu tiếp: Nỗi nhớ của Kiều.
– 8 câu cuối: Nỗi buồn sâu sắc của Kiều.
Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Truyện Kiều ngắn gọn hay nhất
II. Đọc, tìm hiểu đoạn trích
1. 6 câu thơ đầu
– Ngưng Bích (tên lầu): đọng lại sắc biếc.
– Khoá xuân: khoá kín tuổi xuân, ý nói cấm cung. Trong trường hợp này, tác giả có ý mỉa mai cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh của Kiều.
Thuý Kiều ngắm nhìn “vẻ non xa”, “mảnh trăng gần” như ở cùng chung một vòm trời, trong một bức tranh đẹp.
– Một khung cảnh tự nhiên mênh mông hoang vắng, rợn ngợp, thiếu vắng cuộc sống của con người.
– Bốn bề xa trông bát ngát, cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn mênh mông.
– Bụi hồng trải ra trên hàng dặm xa.
– Gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian.
Con người bị giam hãm tù túng trong vòng luẩn quẩn của thời gian, không gian.
– Nỗi cô đơn buồn tủi, chán chường, những vò xé ngổn ngang trong lòng trước hoàn cảnh số phận éo le.
2. 8 câu tiếp
a) Nỗi nhớ Kim Trọng
Không phải Kiều không thương nhớ cha mẹ, nhưng sau gia biến, nàng coi như đã làm trọn bổn phận làm con với cha mẹ. Bao nhiêu việc xảy ra, giờ đây một mình ở lầu Ngưng Bích, nàng nhớ về người yêu trước hết (nàng coi mình đã phụ tình Kim Trọng).
Đọc thêm: Sơ Đồ Tư Duy Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông dễ hiểu nhất
– Nhớ cảnh thề nguyền.
– Hình dung Kim Trọng đang mong đợi.
– Nỗi nhớ không gì có thể làm phai nhạt.
– Ân hận giày vò vì đã phụ tình chàng Kim.
Nỗi nhớ theo suốt nàng 15 năm lưu lạc sau này.
b) Nỗi nhớ cha mẹ
– Xót xa cha mẹ đang mong tin con.
– Xót thương vì không được chăm sóc cha mẹ già yếu.
– Xót người tựa cửa hôm mai: Câu thơ này gợi hình ảnh người mẹ tựa cửa trông tin con.
– Quạt nồng ấp lạnh: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ nằm đã ấm sẵn. Câu này ý nói Thuý Kiều lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng cha mẹ.
– Sân Lai: Sân nhà lão Lai Tử. Theo truyện xưa thì Lai Tử là một người con rất hiếu thảo, tuy đã già rồi mà còn nhảy múa ở ngoài sân để cha mẹ vui.
Nỗi lòng tưởng nhớ người yêu, xót thương cha mẹ thể hiện tấm lòng vị tha, nhân hậu, thuỷ chung, giàu đức hy sinh.
Nàng nhớ người thân, cố quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình.
3. 8 câu cuối
Mỗi câu lục đều bắt đầu bằng “buồn trông”.
– Cửa bể lúc chiều hôm, thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa – Ngọn nước mới sa – Hoa trôi man mác về đâu. | Nhớ về quê hương. Đây là một hình ảnh khá quen thuộc trong thơ cổ, gợi nỗi nhớ quê: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn- Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” (Thơ Thôi Hiệu)Liên tưởng thân phận mình như bông hoa kia, trôi dạt vô định. |
– Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Không còn chút hy vọng, tất cả một màu xanh.
Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, diễn tả tâm trạng buồn tràn ngập niềm chua xót về mối tình tan vỡ, nõi đau buồn vì cách biệt cha mẹ, lo sợ hãi hùng trước con tai biến dữ dội, lúc nào cũng như sắp ập đến, nỗi tuyệt vọng của nàng trước tương lai vô định.
Đọc thêm: Mở bài kết bài Cảnh Ngày Hè hay nhất
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật.
Bút phát miêu tả tài tình (tả cảnh ngụ tình), khắc hoạ tâm lý nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ liên hoàn, đối xứng, hình ảnh ẩn dụ.
2. Về nội dung.Nỗi buồn nhớ sâu sắc của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích chính là tâm trạng cô đơn lẻ loi, ngổn ngang nhiều mối, đau đớn vì phải dứt bỏ mối tình với chàng Kim, xót thương cha mẹ đơn côi, tương lai vô định.
Đọc thêm: Mở bài kết bài Chữ Người Tử Tù hay nhất
Originally posted 2019-12-25 09:54:30.
Để lại một phản hồi