Phân tích Tây Tiến của nhà thơ Quang Dung hay nhất

Phân tích Tây Tiến của nhà thơ Quang Dung hay nhất
Phân tích Tây Tiến của nhà thơ Quang Dung hay nhất

Phân tích Tây Tiến

Đề bài: Phân tích Tây Tiến của nhà thơ Quang Dung hay nhất

Quang Dũng là một nhà thơ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Điều đó được thể hiện rõ nét khi ông viết về người lính Tây Tiến. Bài thơ “Tây Tiến” là một trong những tác phẩm hay và xuất sắc nhất của nhà thơ Quang dũng được sáng rác năm 1948 tại Phù Lưu chanh khi mà ông  chuyển sang đơn vị khác. Bài thơ đã tái hiện lại chân thực sự tàn khốc của chiến tranh, những gian nan, vất vả mà người lính phải trỉa qua trên chặng đường kháng chiến. Qua đó sự tự hào về những người chiến sĩ của chúng ta, dù đứng trước bao khó khăn thử thách vẫn luôn tự tin vững bước, chiến đấu kiên cường.

Liên quan: Kiến thức trọng tâm bài thơ Tây Tiến

Tây Tiến là một đơn bị quân đội thành lập đầu năm 1047, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh sơn La, Lai châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa của Lào. Cuối năm 1948, Quang dũng chuyển sang đơn bị khác. Bài thơ “Tây Tiến” được ra đời khi đó như để thể hiện tình cảm của Quang dũng với những người đồng đội cũ khi nhớ về những kỉ niệm khi còn cùng nhau hoạt động trong cùng một đơn vị.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã tái hiện lại cuộc hành quân gian khổ của nhũng người lính trên nền thiên nhiên miền Tây bao la, hùng vĩ mà đầy mỹ lệ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! 
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi 
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi 
Mường Lát hoa về trong đêm hơi 
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm 
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời 
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống 
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi 
Anh bạn dãi dầu không bước nữa 
Gục lên súng mũ bỏ quên đời! 
Chiều chiều oai linh thác gầm thét 
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói 
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ”

Có thể nói, cảm xúc chủ đạo xuyên suốt bài thơ, đó là nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ da diết của tác giả khi nghĩ về những kỉ niệm xưa khi còn hoạt động ở đơn vị cũ. câu thơ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” cất lên như tiếng lòng nhà thơ, tiếng gọi tha thiết đầy tiếc nuối và chứa đựng đầy những hoài niệm trong quá khứ.

Điệp từ “nhớ” như nhấn mạnh vào cảm xúc chủ đạo của bài thơ, nhấn mạnh vào cảm xúc của tác giả Quang Dũng. Tác giả Quang Dũng nhớ Tây Tiến, mỗi nỗi nhớ “chơi vơi”, một nỗi nhớ dai dẳng, miên man khó cất thành lời. Theo sau nỗi nhớ những Tây Tiến, bức tranh thiên nhiên Tây Bắc được hiện ra với những địa danh quen thuộc như “sông Mã”, “Sài Khoa”, “Mường Lát”, “Pha Luông”, “ Mường Hịch”, “Mai Châu”, đều là những địa danh gắn bó với binh đoàn.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Tây Tiến

Đó không chỉ là một vùng đất bao la tươi đẹp mà còn là một vùng đất xa xôi mà hiểm trở. Hình ảnh “sương lấp đoàn quân mỏi” là một hình ảnh đẹp. Giữa thiên nhiên lung linh huyền ảo, hình ảnh những người lính Tây Tiến hiện ra giữa màn sương. Những người lính dù đã mỏi, đã mệt nhưng vẫn tiến về phía trước.

Là một hình ảnh đẹp nhưng cũng hết sức khó khăn. Với địa hình cao và nguy hiểm như vậy, tầm nhìn lại bị che phủ, chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho những người lính. Không chỉ vậy, những khó khăn mà đoàn quân gặp phải còn được tác giả thể hiện thông qua nghệ thuật đối kết hợp với phép điệp một cách khéo “ngàn thước lên cao” – “ngàn thước xuống”.

Phân tích Tây Tiến của nhà thơ Quang Dung hay nhất

Bên cạnh đó, tác giả sử dụng nhiều thanh trắc liên tục gợi ra những khó khăn gian khổ dồn dập, con đường hành quân vô cùng khó khăn, gian khổ, sự gồ ghề, hiểm trở. Bên cạnh những câu thơ tả dốc cao, vực thẳm là những câu thơ diễn tả vẻ đẹp nhẹ nhàng mờ ảo, hư thực của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc “hoa về trong đêm hơi”.

Sau hàng loạt những câu thơ dử dụng thanh trắc thì câu thơ “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” lại sử dụng hàng loạt thanh bằng, như một tiếng thở dài, an tâm sau khi đã vượt qua những khó khăn. Sự nguy hiểm mà những người lính phải đối mặt bất kể thời gian, dù là “chiều chiều” hay “đêm đêm”, những nguy hiểm có thể tới bất kì lúc nào. Giữa nền thiên nhiên tươi đẹp vùng Tây Bắc hình ảnh người lính xuất hiện.

Đọc thêm: Bài Giảng Online: Phân Tích Chi Tiết Bài Thơ Tây Tiến

Đó là một hình ảnh của hiện thực nghiệt nhã, người lình ấy “không bước nữa”, đã “gục lên súng mũ” mà bỏ quên lại cuộc đời. Đó là một hình ảnh đau thương mà bi tráng, thể hiện hào khí của một con người Việt Nam, dù đã hi sinh nhưng vẫn trong một tư thế hiên ngang.

“Gục lên súng mũ”, súng và mũ những hành trang chuẩn bị chiến đấu, sự kết thúc cũng là sự bắt đầu, bắt đầu cho những niềm tin, cho những cuộc kháng chiến giành lại độc lập cho Tổ Quốc. Kết thúc khổ thơ là tình quân dân thắm thiết, hình ảnh quân và dân cùng với cơm nếp thơm ngon từ tấm lòng thơm thảo của những người dân Tây Vắc.

Nhớ về Tây Tiến, nhớ về thiên nhiên khắc nghiệt vùng Tây Bắc, nhà thơ quang Dũng nhớ cả về những kỉ niệm đẹp, sâu nặng giữa quân và dân trong những đêm liên hoan văn nghệ:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa 
Kìa em xiêm áo tự bao giờ 
Khèn lên man điệu nàng e ấp 
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ 
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy 
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ 
Có nhớ dáng người trên độc mộc 
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” 

Sau những cuộc hành quân gian nan, là những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn, hoà mình vào với nhân dân của những người chiến sĩ.  Giữa không khí tưng bừng nhộn nhịp với tiếng khèn, người lình say mê, ngờ ngàng, bị cuốn hút bởi vẻ đẹp “e ấp”, tình tứ của những thiếu nữ vùng Tấy Bắc.

Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo lại có chút bí ẩn và hoang dại như đã làm say đắm tâm hồn biết bao người lính trẻ hào hoa, lãng tử nơi Hà thành. Hoà quyện vào đó là cảnh sông nước Tây Bắc vào một buổi chiều sương lãng mạn nhưng lại phảng phất nét u buồn. Đó chính là sự lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Từng sự vật như đều được tác giả thổi ồn vào trong đó, nó là nỗi lo, sự khắc khoải của tác giả trước số mệnh dân tộc khi tình hình quân sự đang đến hồi cam go, quyết liệt.

Đọc thêm: Phân tích chi tiết Đất Nước: Dài trên giấy – ngắn trên ý hiểu và sâu sắc trong tâm hồn

Sau những giây phúc nghỉ ngơi, đoàn quân lại tiếp tục lên đường, hình ảnh những người lình được Quang Dũng khắc hoạ như những tượng đài bất diệt vừa bi tráng, vừa lãng mạnh:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc 
Quân xanh màu lá dữ oai hùm 
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm 
Rải rác biên cương mồ viễn xứ 
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh 
Áo bào thay chiếu, anh về đất 
Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” và “quân xanh màu lá” là một hình ảnh tả thực hết sức dữ dỗi và mạnh mẽ của những người lính. Dù ở trong rừng sâu, đối diện với căn bệnh sốt rét hoành hành, da có xanh nhợt đi vì bệnh tật thì chưa bao giờ họ thôi quyết tâm, kiên cường chiến đấu. Hai hình ảnh thơ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” là chất hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

Phân tích Tây Tiến của nhà thơ Quang Dung hay nhất

“Mắt trừng” là hình ảnh tượng trưng, thể hiện sự căm tức, phẫn nộ dành cho quân định. Giấc mộng những người chiến sĩ gửi qua bên giới là giấc mơ chiến thắng, giấc mơ về một ngày đất nước được hoà bình, được độc lập. Bên cạnh đó, là một giác mộng khác, đó là giấc mơ được yêu thương gửi về Hà Nội dành cho người trong lòng của những người lính.

Chất hiện thức và lãng mạn trong thơ Quang Dũng, có cũng chính là những động lực cho người chiến sĩ thêm vững tin chiến đấu. Những người lính sẵn sàng lên đường, cũng là sẵn sàng hi sinh, hiến dâng tuổi thanh xuân của mình nặc dù hiện thực cuộc chiến vô cùng khắc nghiệt.

Hình ảnh đối lập “rải rác biên cương mồ viễn xứ” với “đời xanh” làm nổi bật lên lý tưởng cao cả của những người chiến sĩ. Và rồi, điều gì đến rồi cũng sẽ đến. Những người lính đã ngã xuống, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nói giảm, nói tránh “anh về đất” để giảm bớt sự bi thương, tạo âm điệu nhẹ nhàng thanh thản.

Đọc thêm: Việt Bắc và những kiến thức trọng tâm.

“Anh về đất” là về với đất mẹ, về với đất mẹ sau khi anh đã hoàn thành nhiệm vụ với non sông. Hình ảnh “áo bào” là hình ảnh không có thực, đó là chiếc áo lính đã bạc màu, sờn vai của các anh. Nó là một hình ảnh không có thực nhưng nó là một hình ảnh đẹp giảm bớt sự thiếu thốn, tăng thêm phần trân trọng, thành kính với những người đồng đội đã ngã suống, là niềm an ủi nhẹ nhàng, sâu lắng mà rất đỗi tự hào với cả người ra đi vàngười ở lại. Tiếng gầm của sông Nã thay cho tiếng kèn, tiếng trống đưa tiễn vong linh, đó là tiếng khóc của non sông tiễn đưa những người chiến sĩ.

Kết thúc bài thơ như một lời thề, gắn bó của Quang Dũng với đồng đội, với thiên nhiên Tây Bắc, với non sông Việt Nam:

Tây Tiến người đi không hẹn ước 
Đường lên thăm thẳm một chia phôi 
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy 
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Khổ thơ cuối là một lời nhắn nhỉ nhưng lại như một lời thề thuỷ chung với Tây Tiến, với thiên nhiên Tây Bắc sau khi hoàn thành nhiệm vụ với non sông, đất nước. Ngoài ra, nó còn thể hiện một ý chí kiên cường, quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.

Bài thơ “Tây tiến” là sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, chất thơ và chất hoạ, bìa thơ đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nề cảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, vừa bi tráng nhưng cũng lại rất đỗi lãng mạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-02-15 17:16:28.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*