Giáo án Vợ Nhặt theo định hướng phát triển năng lực

giáo án vợ nhặt theo hướng phát triển năng lực
giáo án vợ nhặt theo hướng phát triển năng lực

Giáo án Vợ Nhặt theo định hướng phát triển năng lực

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Kiến thức về tác giả

– Kim Lân (1920 – 2007) tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Quê xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Năm 1944, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc, sau đó tiếp tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và CM.

– KL là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về người nông dân làng quê VN – mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Ông viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.

– Năm 2001, KL được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Liên quan: Giáo Án Vợ Chồng A Phủ theo định hướng năng lực

2. Kiến thức về tác phẩm

a. Xuất xứ

Vợ nhặt có tiền thân từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau CM tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo trong kháng chiến. Sau hòa bình lập lại (1954), KL dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này. Tác phẩm được in trong tập Con chó xấu xí.

b. Nội dung

* Nhân vật Tràng:

– Ngoại hình: xấu, thô.

– Tính tình: có phần không bình thường, ăn nói cộc cằn, thô lỗ, nhưng tốt bụng và cởi mở…

– Gia cảnh: nhà nghèo, dân ngụ cư, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già. * Nhân vật người vợ nhặt:

– Là nạn nhân của nạn đói.

– Là 1 người vô danh, không tên tuổi, không có công ăn việc làm.

– Tính khí chua ngoa, đanh đá, táo bạo, không khách khí khi ăn liền 1 lúc 4 bát bánh đúc.

– Về làm vợ Tràng:. Từ 1 con người chao chát, chỏng lỏn, cong cớn, thị trở thành rụt

rè, dịu dàng, đúng mực. * Bà cụ Tứ:

– Một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con – Tâm trạng: buồn vui, mừng lo lẫn lộn.

– Một người phụ nữ VN nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha.

– Một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.

=> Các thành viên của gia đình tủi hờn khi bữa cơm đầu tiên chỉ có niêu cháo loãng và chè cám, nhưng nghĩ đến Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc chia cho dân nghèo, lòng họ nhen nhóm nhiều hi vọng.

c. Nghệ thuật

– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt. – Nghệ thuật miêu tả tâm lí.

– Ngôn ngữ văn xuôi nhuần nhị, giản dị mà tinh tế.

Liên quan: giáo án bài thơ Sóng hay dễ hiểu

Giáo án Vợ Nhặt theo hướng phát triển năng lực
Giáo án Vợ Nhặt theo hướng phát triển năng lực

II. LUYỆN ĐỀ

ĐỀ 1. Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của TP.

Gợi ý trả lời:

I. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với “đất”, với “người”, “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.

+ Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, trong đó có Vợ nhặt của Kim Lân

– Vợ nhặt xây dựng tình huống truyện độc đáo.

– Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Thân bài

1. Bối cảnh xây dựng tình huống truyện

– Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết.

– Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa.

2. Tình huống nhặt được vợ của nhân vật Tràng.

** Tình huống truyện

– Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ “ế” vợ:

+ Ngoại hình: xấu, thô.

+ Tính tình: có phần không bình thường, ăn nói cộc cằn, thô lỗ…

+ Gia cảnh: nhà nghèo, dân  ngụ cư, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già. + Khi cái chết đang cận kề lại “nhặt “ được vợ, có vợ theo.

– Diễn biến của tình huống truyện.

+ Trên đường thị theo Tràng về nhà -> người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, Tràng vui mừng, phấn khởi. Thị ngượng ngùng, e thẹn…

+ Về đến nhà:  Thị vừa lo lắng vừa tủi cực. Bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo mừng lẫn lộn, bản thân Tràng cũng rất ngạc nhiên, ngỡ ngàng…

+ Buổi sáng đầu tiên: Tràng “êm ái lửng như người vừa trong giấc đi ra”, việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải”.  Thị dọn dẹp nhà cửa, không còn vẻ chao chát, chỏng lỏn ->một người đàn bà hiền lành đúng mực, biết cảm thông chia sẻ …

** Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

– Giá trị hiện thực

+ Tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói . Cái đói dồn đuổi con người.

. Cái đói bóp méo cả nhân cách.

. Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp.

+ Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít.

– Giá trị nhân đạo: Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật.

+ Tràng rất trân trọng người “vợ nhặt” của mình.

+ Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người “vợ nhặt”

+ Tình yêu thương con của bà cụ Tứ.

+ Con người luôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai:

Liên quan: Mở bài kết bài Vợ Nhặt hay nhất

III. Kết bài

– Khẳng định tài năng nhà văn qua việc XD tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.

– Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của TP.

Giáo án Vợ Nhặt theo

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-07-25 14:18:02.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*