Giáo án Viết bài tập làm văn số 7 nghị luận văn học hay nhất

Giáo án Viết bài tập làm văn số 7 nghị luận văn học giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng khi làm bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ.

Giáo án Viết bài tập làm văn số 7 nghị luận văn học
Giáo án Viết bài tập làm văn số 7 nghị luận văn học – Ngữ Văn 9

Xem thêm: Giáo án Phép lập luận phân tích tổng hợp Ngữ văn 9

I. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

– Biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận 1 tác phẩm thơ

– Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt các phép lập luận trong quá trình làm bài

2. Kĩ năng: – Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung .

3. Thái độ: – Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNGVIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

1. Kiến thức.

– Hệ thống hóa về toàn bộ kiến thức, kĩ năng cơ bản về kiểu bài nghị luận về tác phẩm văn học: Khái niệm, các dạng đề, cách làm bài văn nghị luận về một đoạn trích hoặc một tác phẩm truyện hoặc một đoạn thơ hoặc một tác phẩm thơ cụ thể đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Đặc biệt là tác phẩm thơ.

2. Kĩ năng.

Rèn kĩ năng làm các dạng bài tập trắc nghiệm, kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học nói chung và nghị luận về tác phẩm thơ nói riêng như: phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp khái quát hóa. Kĩ năng so sánh đối chiếu giữa nghị luận thơ với nghị luận truyện có gì giống và khác nhau.

3. Thái độ: – Có thái độ nghiêm túc khi làm bài.

4. Kiến thức tích hợp – Tích hợp với môn GDCD

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: Đề bài kiểm tra và biểu điểm,

2. Trò: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK – Ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản, chuẩn bị giấy kiểm tra viết bài tập làm văn số 7 và tinh thần sẵn sàng làm bài kiểm tra

D.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.

 * Bư­ớc 1: Ổn định tổ chức lớp.

                – Kiểm tra sĩ số:

 * B­ước 2: Kiểm tra bài cũ (5phút)

          – Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về các vấn đề liên quan với tiết học

          – Phương án: Kiểm tra trước khi học bài mới.

          – Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

 * Bư­ớc 3: Tổ chức dạy và cho học sinh viết bài tập làm văn số 7

     I. Hoạt động 1:  GV nêu yêu cầu, nhắc nhở HS ý thức làm bài kiểm tra: đọc kĩ đề bài trước khi làm, tập trung làm bài. Giữ trật tự chung và tự giác làm bài trong suốt giờ kiểm tra, không được quay cóp.

– GV phát đề cho HS.  HS lắng nghe GV nhắc nhở, nhận đề của GV, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của GV.

    II. Hoạt động 2:  GV quản lí HS làm bài. Cuối giờ  nhắc nhở HS xem lại bài, chuẩn bị nộp bài. HS tập trung viết bài tập làm văn số 7, cuối giờ xem lại bài.   

    III. Hoạt động 3: Thu bài, kiểm tra số bài của cả lớp. HS nộp bài cho GV

 IV. Hoạt động 4: Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS. HS lắng nghe, lưu ý rút kinh  nghiệm cho giờ làm bài lần sau.

* Bước 4. Giao bài, h­ướng dẫn học bài, chuẩn bị bài  ở nhà

a.  Bài vừa học

–  Ôn tập lại kiến thức cơ bản của bài ôn tập .

– Trao đổi với bạn về hư­ớng làm đối với  các câu hỏi khó.

– Xem lại các kiến thức có liên quan đến câu hỏi không làm được và lập dàn bài câu tự luận để trao đổi với các bạn và GV trong giờ học thêm buổi 2.

b. Chuẩn bị bài mới.

Chuẩn bị kĩ cho phần luyện nói về nghị luận về bài thơ, đoạn thơ. Chú ý đọc kỹ đề văn . Lập dàn ý chi tiết cho đề bài để trên lớp thực hành luyện nói.

Tham khảo: Giáo án Các thành phần biệt lập Ngữ Văn 9.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:15:46.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*