Giáo án Luyện nói nghị luận về một bài thơ đoạn thơ hay nhất

Giáo án Luyện nói nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ giúp học sinh nắm vững các kiến thức cơ bản để trình bày và diễn đạt bài văn nghị luận.

Giáo án Luyện nói nghị luận về một bài thơ đoạn thơ hay nhất 1
Giáo án Luyện nói nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ hay nhất

Tham khảo: Giáo án Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện(đoạn trích)

I.  MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức

– Luyện nói nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ giúp học sinh nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

– Biết trình bày, diễn đạt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2.Kĩ năng

 Lập dàn ý và trình bày rừ ràng, mạch lạc một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

II.  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

– Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ , bài thơ

2. Kĩ năng:

– Lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ,  bài thơ

-Trình bày miệng một cách mạch lạc hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá  của mình về một đoạn thơ, bài thơ

3. Thái độ: Chu đáo, Bình tĩnh, tự tin trình bày

4. Kiến thức tích hợp:

– Tích hợp TLV: Chữa lỗi dùng từ, cách diễn đạt

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III.  CHUẨN BỊ

1.Thầy: Đọc kĩ SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

2. Trò:

1. Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản của từng phần mở bài, Thân bài, Kết bài.

2. Học thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

3. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài: “Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.”

4. Tập trình bày miệng bài nói của mình (ít nhất 3 lần).

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* Bước 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

* Bước 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)

Câu1: Nghị luận về bài thơ, bài thơ là trình bày:

A. nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

B. suy nghĩ của người viết.

C. nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.

D. nội dung của bài thơ, đoạn thơ.

Câu2: Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua:

A. Giọng điệu.    B. Ngôn từ.     C. Hình ảnh.     D. Cả A – B -C .

*Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

* Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Ph­ương pháp: thuyết trình, trực quan.

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết  trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Theo em để giúp người nghe  có thể cảm nhận được một bài thơ đoạn thơ em cần làm gì?.
– Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới   
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình  
– HS nhận xét, lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  • Thời gian dự kiến: 35’
  • Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
  • Kĩ thuật: Động não, khăn trải bàn.
  • Hỡnh thành năng lực: tu duy, giải quyết vấn đề
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. GV củng cố kiến thức Luyện nói nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc, phân tích hợp tác
I. HS củng cố kiến thức.
* GV nêu yêu cầu:
H.  Em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
H. Những yêu cầu đối với bài  nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ( Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là gì?)
H. Bài nghị luận có  hình thức như thế nào?
H.Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ : Lập ý, lập dàn bài theo bố cục ba phần rõ ràng, viết bài, sửa bài.
* GV gọi trả lời cá nhân, gọi nhận xét, Gv nhấn mạnh.
+ Nhắc lại những kiến thức đã học về kiểu bài
+ Nêu yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
Dàn ý:
+ Mở bài : Giới thiệu đoạn thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình.
+ Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
+ Kết bài : Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ bài thơ.
* GV nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói.+ HS nghe yêu cầu và ý nghĩa.
II. HD HS lập dàn bài.
* Gọi học sinh đọc kĩ đề bài
H. Hãy tìm hiểu cho đề bài này? Tìm ý cho đề bài
* GV  gọi trả lời cá nhân, gọi HS khác nhận xét.Gv chốt.
II. HS lập dàn bài.
+HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi . HS  khác nhận xét bổ sung.Nghe GV chốt.
– Kiểu bài: nghị luận về một bài thơ
+ Vấn đề nghị luận: Tình cảm bà cháu
+ Phương pháp nghị luận xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thành những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
– Tình yêu quê hương nói chung trong các bài thơ đã học, đọc.
-Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt.
* GV tổ chức hs thảo luận nhóm để trao đổi sửa chữa , bổ sung dàn ý đã làm ở nhà
– Gv nhận xét, sửa chữa
– Đưa dàn ý hoàn chỉnh lên bảng phụ để HS quan sát
H. MB, cần giới thiệu những ý gì?
H. Theo em, thân bài cần xây dựng những hệ thống luận điểm nào?
Để triển khai luận điểm 1, em cần trình bày những luận cứ nào?
Khi triển khai luận điểm 2, em cần thể hiện cảm nhận của mình về những hình ảnh thơ nào?
H. Phần kết bài, em sẽ dự định trình bày những ý gì?
* GV cho HS làm BTTN củng cố kiến thức tiết 1.
+ HS hoạt động theo nhóm tổ
– Các nhóm trao đổi, đưa ra đề cương nói thống nhất, hợp lí cho nhóm mình.  
– Mỗi nhóm cử 2-3 đại diện của nhóm nói trước tổ. Các thành viên trong nhóm theo dõi, nhận xét, góp ý, bổ sung.
+ HS làm BTTN củng cố kiến thức.
– HS theo dõi lên màn hình và trả lời câu hỏi trắc nghiệm

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đọan thơ, bài thơ?

A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái đẹp của một đoạn thơ, bài thơ.

B.  Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.

C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.

D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

TIẾT 2 :

HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP

  • Thời gian: 40’
  • Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận.
  • Kĩ thuật: Động não, khăn trải bàn.
  • Hỡnh thành năn g lực: tư duy, sáng tạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
III. HD HS luyện nói trên lớp.
* GV dành cho HS khoảng 10’ để HS chuẩn bị.
* GV lưu ý HS: Lưu ý ngữ điệu nói: lúc to, nhỏ, nhanh, chậm, cách nhấn mạnh phải linh hoạt, phù hợp với nội dung đang nói, và thể hiện được tình cảm của mình.
– Nên dùng câu có tính chất lập luận, nhưng vẫn giàu cảm xúc.
– Bài phát biểu cần bám sát nhan đề đã cho
Kĩ năng thuyết trình, giao tiếp, tư duy sáng tạo
III. HS luyện nói trên lớp.
+ HS xem lại phần luyện nói của mình.
* GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm : Tự luyện nói trong nhóm. Có thể luyện nói từng phần. Sau khi luyện nói, các nhóm có thể cử đại diện của nhóm mình để luyện nói trước lớp.+ Hs trình bày bài làm của mình trong nhóm
+ Một hs trình bày đoạn mở bài
+ Một hs trình bày luận điểm 1
+ Hai hs trình bày luận điểm 2 ( Mỗi hs trình bày một luận cứ )
– Những hs khác nhận xét bổ sung.
* GV yêu cầu HS luyện nói trước lớp. Gọi đại diện của 4 nhóm lên trình bày. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Tự đánh giá, cho điểm.
– GV nhận xét, bổ sung. Cho điểm các nhóm.
+ 4 nhóm cử 1-2 đại diện của nhóm trình bày, cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung, tự đánh giá
– Nghe Gv đánh giá, cho điểm.
* GV đọc cho HS nghe một số đoạn văn mẫu để HS tham khảo+ HS nghe, học tập

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

                   ( Quê hương – Đỗ Trung Quân )

 Quê hương là những gì gắn bó thân thuộc nhất đối với mỗi người. Với Tế Hanh là dòng sông xanh biếc với những kỉ niệm tuổi thơ, Đỗ Trung Quân là chùm khế ngọt, hoa bí vàng, bờ dâm bụt đỏ, Giang Nam là kỉ niệm của một thời chăn trâu cắt cỏ. Còn với Bếp lửa của Bằng Việt thì quê hương gắn liền với hình ảnh người bà và bếp lửa – ngọn lửa sưởi ấm một đời.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

     * Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
Qua tiết luyện nói nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ em rút ra cho mình bài học gỡ khi trình bày một vấn đề trước đám đông?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
Tiếp tục luyện nói nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ các đề còn lại với các bạn trong nhóm hoặc kể cho người thân nghe
Qua mỗi bài nói em được người nghe(các bạn, người thân) nhận xét như thế nào? (có tiến bộ như thế nào)?
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4. Giao bài và hư­­ớng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà( 4 phút)

a. Bài vừa học

– Ôn lại kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

– Tiếp tục hoàn thành các luận điểm trong đề bài văn: Làm thành bài văn hoàn chỉnh đề: “Bếp lửa sưởi ấm một đời –  Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.”(Hoạt động nhóm)

– Tập trình bày bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trước mặt bạn bè hoặc người thân .

b. Chuẩn bị bài mới văn bản: Những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê.

+ Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Chân dung tác giả, bài hát “Cô gái mở đường”

Xem thêm: Giáo án Ôn tập phần Tiếng Việt – Ngữ Văn 9 ngắn gọn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:14:38.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*