Giáo án văn bản lớp 10 chi tiết nhất

Giáo án Văn bản

Giáo án bài văn bản lớp 10 giúp học sinh có được những hiểu biết thiết yếu về đặc điểm và kiến thức khái quát về các loại văn bản

Giáo án bài văn bản lớp 10
Giáo án Văn bản Ngữ Văn 10 chi tiết nhất

Xem thêm: Giáo án Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tưởng đầy đủ nhất

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (Giáo án bài văn bản lớp 10)

 I. Tên bài học: Văn bản

II. Hình thức dạy học: DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Văn bản

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC (Giáo án bài văn bản lớp 10)

I. Về kiến thức

  – Giáo án Văn bản giúp học sinh có được những hiểu biết thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.

II. Về kĩ năng

1. Về kĩ năng chuyên môn

    – Giáo án Văn bản giúp học sinh nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.

2. Về kĩ năng sống

– Giáo án Văn bản giúp rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

III. Về thái độ, phẩm chất: (Giáo án bài văn bản lớp 10)

– Thái độ: Có thái độ cẩn thận trong quá trình tạo lập văn bản.

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

IV. Về năng lực

– Năng lực chung:

 Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng:

– Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ. 

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (Giáo án bài văn bản lớp 10)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giáo án Văn bản – Khởi động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đọc và trả lời câu hỏi:
Dịu dàng là thế Tấm ơi
Mà sao em phải thiệt thòi, vì sao?
Phận nghèo hôm sớm dãi dầu
Hóa bao nhiêu kiếp, ngọt ngào, đa đoan
Ng­ười ngoan ở với ng­ười gian
Dẫu hiền nh­ư bụt cũng tan nát lòng.  
– Đoạn thơ trên có thể được xem là một văn bản không? Vì sao?
– Mục đích của đoạn thơ trên?
– Văn bản trên thuộc PCNN nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả vào buổi học sau
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và dẫn dắt vào bài:
Trong hoạt động giao tiếp dưới hình thức viết, ta thường có các văn bản để thực hiện các hoạt động giao tiếp. Vậy văn bản là gì, đặc điểm của văn bản ntn chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học.
– Đoạn thơ được coi là văn bản vì nó là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm nhiều câu.
–  Mục đích giao tiếp: Ca ngợi về phẩm chất tốt đẹp của cô Tấm, sức sống mãnh liệt của Tấm. Đồng thời thể hiện sự cảm thông, trân trọng của tác giả đối với Tấm.
– Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật.    
Hoạt động 2: Giáo án văn bản – Hình thành kiến thức
Thao tác 1:  Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của văn bản
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được khái niệm, đặc điểm của văn bản
Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi, phòng tranh.
Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV gọi HS đọc ngữ liệu 1, 2, 3 trong sách giáo khoa (tr.23).
GV chia HS thành 4 nhóm. Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận để trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Nhóm 1: Văn bản 1.
Nhóm 2: Văn bản 2.
Nhóm 3: Văn bản 3.
Nhóm 4: Nêu khái niệm, đặc điểm của văn bản
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS các nhóm thảo luận, ghi lại kết quả vào bảng phụ.
GV: quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
HS nhóm khác lắng nghe, thảo luận, nhận xét, bổ sung.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét, rút kinh nghiệm về quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm học sinh.
GV: Chuẩn hóa kiến thức
Khái niệm:
– Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hoặc nhiều câu, nhiều đoạn.
Đặc điểm:
– Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
– Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
– Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng các hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
– Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định .          
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các loại văn bản
Mục tiêu: Giúp học sinh biết phân biệt các loại văn bản. Phương tiện: bảng phụ.
Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi, mảnh ghép. Hình thức tổ chức: học sinh làm việc nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1, 2: Làm bài tập số 1/ sgk tr 25 và hãy cho biết có mấy loại văn bản ?
+ Nhóm 3, 4: Làm bài tập số 2/ sgk tr25, và hãy cho biết có mấy loại văn bản ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS mỗi nhóm bầu thư kí, nhóm trưởng và tiến hành thảo luận.
– Sau khi thống nhất kết quả, học sinh ghi lại kết quả thảo luận vào bảng phụ.
– GV: quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận.
HS nhóm khác lắng nghe, thảo luận, nhận xét, bổ sung.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét, rút kinh nghiệm về quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm học sinh.
GV: Chuẩn hóa kiến thức
HS ghi bài.  
I. Khái niệm, đặc điểm
1. Phân tích ngữ liệu
– Văn bản 1:
+ Được tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung, nhằm đáp ứng nhu cầu truyền cho nhau kinh nghiệm sống.
+ Dung lượng: 1 câu.
+ Đề cập đến một kinh nghiệm sống thông qua một hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng.
+ Văn bản được tạo ra nhằm truyền đạt kinh nghiệm sống.
– Văn bản 2:
+ Được tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người.
+ Dung lượng: 4 câu.
+ Nội dung của văn bản hướng đến thể hiện thân phận phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thông qua một hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng.
+ Bố cục triển khai: cô gái ví mình như hạt mưa
=> hạt mưa không thể tự quyết định nơi mà nó sẽ rơi xuống
=> cũng giống như thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, họ không thể tự quyết định số phận của mình.
+ Mục đích: là tiếng ca than thân, nêu lên một hiện tượng bất công trong đời sống xã hội để mọi người thấu hiểu, cảm thông.
– Văn bản 3:
+ Văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa chủ tịch nước với toàn thể đồng bào.
+ Dung lượng: 15 câu.
+ Nội dung của văn bản là lời kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng lên kháng chiến chống Pháp bằng cách sử dụng lí lẽ, lập luận trực tiếp.
+ Bố cục của văn bản:  mở đầu: lập trường chính nghĩa của ta, dã tâm của thực dân Pháp
=> chân lí sống của dân tộc: thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ
=> kêu gọi mọi người đứng lên đánh thực dân Pháp bằng mọi vũ khí có thể
=> khẳng định niềm tin vào thắng lợi tất yếu của dân tộc.
+ Mục đích của văn bản: kêu gọi, khích lệ đồng bào toàn quốc quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Khái niệm và đặc điểm của văn bản
a. Khái niệm
– Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hoặc nhiều câu, nhiều đoạn.
b. Đặc điểm
– Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
– Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời, cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
– Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng các hình thức thích hợp với từng loại văn bản).
– Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định .
II. Các loại văn bản
1. Phân tích ngữ liệu
a. So sánh văn bản 1, 2 với văn bản 3 ở mục I
– Vấn đề được đề cập trong văn bản 1 là một kinh nghiệm sống, thuộc lĩnh vực quan hệ giữa con người với hoàn cảnh xã hội; vấn đề được đề cập trong văn bản 2 là thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thuộc lĩnh vực tình cảm; vấn đề được đề cập trong văn bản 3 là lời kêu gọi toàn dân Việt Nam đứng dậy chống Pháp, thuộc lĩnh vực chính trị, tư tưởng.
– Từ ngữ được sử dụng trong văn bản 1 và văn bản 2 là từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh còn từ ngữ được sử dụng trong văn bản 3 là từ ngữ chính trị.
– Cách thức thể hiện của văn bản 1 và văn bản 2 là thông qua một hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng còn cách thức thể hiện trong văn bản 3 là sử dụng lí lẽ, lập luận trực tiếp.
b. So sánh văn bản 2, 3 với một bài học trong sách giáo khoa, một đơn xin nghỉ học hoặc giấy khai sinh.
– Văn bản 2 thuộc lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật, văn bản 3 thuộc lĩnh vực giao tiếp chính trị, văn bản sách giáo khoa thuộc lĩnh vực giao tiếp khoa học, văn bản giấy khai sinh, đơn xin nghỉ học thuộc lĩnh vực giao tiếp hành chính.
– Văn bản 2 có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát; văn bản 3 có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); văn bản trong sgk có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ; văn bản hành chính có mẫu hoặc in sẵn.
– Mục đích giao tiếp của văn bản 2 là bộc lộ cảm xúc, mục đích của văn bản 3 là kêu gọi toàn quốc kháng chiến; mục đích của văn bản sgk là truyền thụ kiến thức khoa học; mục đích của đơn xin phép, giấy khai sinh là trình bày ‎ kiến, nguyện vọng, ghi nhận sự việc, hiện tượng đời sống.
– Cách thức sử dụng từ ngữ: văn bản 2 dùng nhiều từ ngữ nghệ thuật, văn bản 3 dùng nhiều từ ngữ chính trị, văn bản sgk dùng nhiều từ ngữ khoa học, văn bản giấy khai sinh, đơn xin phép nghỉ học sử dụng nhiều từ hành chính.
2. Các loại văn bản
– Theo lĩnh vực giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau:
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
+ Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
Hoạt động 3: Giáo án Văn bản – Luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
“Ước gì anh hoá ra hoa
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn
Ước gì anh hoá ra chăn
Để cho em đắp em lăn ra nằm.”
– Bài ca dao trên có thể được xem là một văn bản không? Vì sao?
– Mục đích của bài ca dao trên?
– Văn bản trên thuộc PCNN nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS tiến hành thảo luận, ghi lại kết quả thảo luận vào bảng phụ.
– GV: quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận. HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét.Chuẩn hóa kiến thức HS ghi bài.  
– Bài ca dao có được coi là văn bản vì nó là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm nhiều câu.
–  Mục đích giao tiếp: Bộc lộ tình cảm.
– Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật.                            
Hoạt động 4: Giáo án Văn bảnVận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
– Bài ca dao trên có thể được xem là một văn bản không? Vì sao?
– Mục đích của bài ca dao trên? – Văn bản trên thuộc PCNN nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS tiến hành thảo luận, ghi lại kết quả thảo luận vào bảng phụ.
– GV: quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận. HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét.Chuẩn hóa kiến thức
– Bài ca dao có được coi là văn bản vì nó là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm nhiều câu.
–  Mục đích giao tiếp: Thông qua hình thức đối đáp, ướm hỏi của hai nhân vật trữ tình để bộc lộ tình cảm, tình yêu.
– Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật.  
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đăm Săn múa một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh …. Một lần xốc tới nữa chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía  đông, vun vút qua phía tây”.(Trích sử thi Đăm Săn)
– Đoạn văn trên có thể được xem là một văn bản không? Vì sao?
– Mục đích của đoạn văn trên là gì?
– Văn bản trên thuộc PCNN nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS tiến hành thảo luận, ghi lại kết quả thảo luận vào bảng phụ.
– GV: quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS mỗi nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận. HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét.Chuẩn hóa kiến thức
Đoạn văn trên được coi là văn bản vì nó là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm nhiều câu.
–  Mục đích giao tiếp: Miêu tả tài năng múa khiên của Đăm Săn
– Văn bản thuộc PCNN nghệ thuật.  

Tham khảo: Giáo án Luyện nói nghị luận về một bài thơ đoạn thơ hay nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-09 23:09:35.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*