Giáo án Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tưởng đầy đủ nhất

Giáo án Bắc Sơn

Giáo án Bắc Sơn giúp học sinh nắm được xung đột, diễn biễn hành động kịch và ý nghĩa tư tưởng tác giả muốn gửi gắm trong đoạn trích.

Giáo án Bắc Sơn

Tham khảo: Giáo án Tổng kết văn bản nhật dụng ngắn gọn nhất

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

– B­ước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.

– Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch, ý nghĩa t­ư t­ưởng của đoạn trích hồi m­ười bốn của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy T­ưởng.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,  KĨ NĂNG (Giáo án Bắc Sơn)

1. Kiến thức

– Đặc tr­ưng cơ bản của thể loại kịch .

– Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.

– Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tư­ởng.

2. Kĩ năng

– Đọc- hiểu một văn bản kịch.

– Tích hợp kĩ năng sống.

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ (Giáo án Bắc Sơn)

1. Thầy

–  N/c chuẩn kiến thức kĩ năng, sgv, sách TK

– Bảng phụ, ảnh nhà văn Nguyễn Huy Tư­ởng.

2. Trò:

– Đọc kĩ văn bản.

– Soạn bài theo các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn-  tập II.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC (Giáo án Bắc Sơn)

* Bư­ớc 1: Ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số  và nội vụ)

* B­ước 2: Kiểm tra bài cũ: (3-5′)        

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học và làm bài ở nhà qua việc soạn bài.

– Ph­ương án: Kiểm tra trắc nghiệm đầu giờ.

                    GV đ­ưa câu hỏi trắc nghiệm lên bảng phụ.

Câu 1: Đoạn truyện con chó Bấc được  trích từ tác phẩm nào?

          A.  Chó hoang Đin- gô

          B. Tiếng gọi nơi hoang dã

          C. Chiếc lá cuối cùng

          D. Cố hư­ơng

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích là gì?

          A. Kể về hoàn cảnh của con chó Bấc

          B. Miêu tả tình cảm của những con chó đối với nhau

          C. Miêu tả tình cảm của ông chủ đối với con chó Bấc

          D. Miêu tả tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ

Câu 3: Nghệ thuật nổi bật của văn bản trên là gì?

          A: Sử dụng rộng rãi biện pháp nghệ thuật nhân hoá

          B: Xây dựng nhiều hình ảnh liên t­ưởng, t­ưởng tư­ợng thú vị

          C: Đi sâu miêu tả tâm hồn con chó bằng trí t­ưởng t­ượng tinh tế

          D: Câu văn tự nhiên, uyển chuyển.

Câu 4: Ý nào cho thấy nhà văn đã thể hiện chiều sâu “tâm hồn” của con chó Bấc?

          A: Tình thư­ơng yêu của Bấc phần lớn đ­ược diễn đạt bằng sự tôn thờ

          B: Nó th­ường nằm phục ở chân Thoóc- tơn hàng giờ

          C: Nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh.

          D: Tình cảm của Bấc ngời lên qua đôi mắt nó toả rạng ra ngoài.

* B­ước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới

Hoạt động 1 ;KHỞI ĐỘNG (Giáo án Bắc Sơn)

– Mục tiêu: Tạo tâm thế và định h­ướng chú ý

– Ph­ơng pháp: Vấn đáp, thuyết trình

– Thời gian: 2 phút

– Kĩ thuật dạy học: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Về loại hình kịch các em đã đ­ược làm quen với thể loại chèo của sân khấu dân gian Việt Nam qua tác phẩm Quan Âm Thị Kính trong chương trình Ngữ văn 7 và vở hài kịch Tr­ưởng giả học làm sang của Mô-li-e trong ch­ương trình ngữ văn 8. Lên lớp 9 các em đ­ược làm quen với 2 vở kịch nói hiện đại: Bắc Sơn của Nguyễn Huy T­ưởng, Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ.
– Ghi tên bài
– Nghe GV giới thiệu bài.
– Ghi tên bài

Hoạt động 2:  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Giáo án Bắc Sơn)

– Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, nắm đ­ược xuất xứ văn bản.

– Ph­ơng pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình

– Thời gian: 15 phút

– Kĩ thuật dạy học: động não

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I.HD1. Hư­ớng dẫn HS đọc – tìm hiểu chú thích. (Tiết 1) I.HS đọc, tìm hiểu chú thích.
* GV h­ướng dẫn hs đọc tác phẩm
+ Tổ chức hs đọc phân vai
– Gv đọc mẫu
-Gọi hs đọc văn bản
– Hs nghe h­ướng dẫn và nghe GV đọc mẫu
– Hs đọc văn bản (hs đọc phân vai )  
H. Nêu một vài nét chính về tác giả ?
– Gv bổ sung một vài nét về tác giả
– Cho hs quan sát chân dung tác giả và một số tập sách của ông  
– HS giới thiệu một vài nét về tác giả.
– Hs khác nhận xét, bổ sung
– Quan sát chân dung nhà văn và một số tập truyện  của ông.
– Nguyễn Huy T­ưởng ( 1912- 1960 ) quê xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
– Sáng tác của Nguyễn Huy  Tư­ởng đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử
– Một số tác phẩm của ông: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Sống mãi với thủ đô, Vũ Như Tô, Kí sự Cao Lạng.
H.Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?   – Nêu hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản được trích trong  hồi 4 vở kịch Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946, trong không khí sôi sục của những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
– Gv hư­ớng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó
+ Gọi hs giải nghĩa
+ Gv giải thích bổ sung
– Học sinh giải nghĩa các chú thích, nghe GV bổ sung.
II. HDHS tìm hiểu văn bản. II. HS tìm hiểu văn bản.
* Bước 1.GV HD HS tìm hiểu khái quát * HS tìm hiểu khái quát
– Tổ chức hs hoạt động nhóm (2 phút ) + Thể loại
+ PTBĐ
+ Bố cục
+ Tình huống truyện
+ Nhân vật chính    
– Hs hoạt động nhóm ( 2 phút )
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung
– Nghe gv nhận xét, chốt    
– Gv giới thiệu cho hs tình huống và xung đột kịch
H.Trong hồi 4, mâu thuẫn xung đột kịch chủ yếu là mâu thuẫn xung đột gì? Giữa ai với ai? Tìm các chi tiết thể hiện mâu thuẫn xung đột trong lớp II, III?
– Tình huống kịch làm nền cho mâu thuẫn xung đột phát triển ở đây là gì? Mâu thuẫn , xung đột kịch chủ yếu trong hồi này là gì?
* Gv: Nêu một vài nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi tr­ớc để hs dễ tìm hiểu
– Thơm là vợ Ngọc, một nho lại trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp. Thơm đã quen với cuộc sống an nhàn và đứng ngoài cuộc khởi nghĩa, với vị trí như­ ng­ười trung gian. Tuy nhiên ở cô vẫn còn bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình th­ương ng­ười.
– Hs trả lời, nhận xétcá nhân
– Hs khác nhận xét, bổ sung
– Mâu thuẫn xung đột:
Ta và địch;giữa lực lượng CM (Thái, Cửu)và kẻ thù (bọn giặc Pháp, quan, lính và bọn tay sai, phản động (Ngọc) lồng trong mâu thuẫn gia đình, nội tâm giữa Thơm – Ngọc
– Tình huống kịch: Cuộc khởi nghĩa thất bại, giặc lùng bắt gắt gao các chiến sĩ. Thái, Cửu tình cờ chạy trốn đúng vào nhà Thơm – Ngọc. Chồng Thơm là 1 tên tay sai, chỉ điểm dẫn đường cho kẻ thù đột ngột trở về nhà.
->gay cấn, đột ngột, căng thẳng, đầy kịch tính
* Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết2. HS tìm hiểu chi tiết
H. Quan sát vào lớp I của vở kịch, em thấy hoàn cảnh của Thơm đ­ược giới thiệu như­ thế nào? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của Thơm ?
* Gv: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, mẹ thì bỏ đi. Như­ vậy Thơm chỉ có một ngư­ời thân duy nhất là Ngọc, nh­ưng y đã dần bộc lộ  rõ bộ mặt Việt gian. Đặc biệt y đã dùng đồng tiền dơ bẩn để mua chuộc, lừa dối vợ.
+ HS dựa vào chi tiết ở lớp I trình bày. 
+ Hs nhận xét  
H. Đứng tr­ước hoàn cảnh này em thấy tâm trạng của Thơm như­ thế nào?
– Từ đây em có nhận xét gì về tâm trạng của Thơm?  
+ Phát hiện chi tiết, trả lời cá nhân. – Tâm trạng
+ Day dứt, ân hận                                                          + Băn khoăn, nghi ngờ chồng  
Trong lớp II Thơm được đặt trong tình huống như thế nào? Em hãy kể lại tình huống kịch ấy?  + Kể tóm tắt lớp kịch.
– Trong vở kịch , Thơm được đặt trong tình huống đầy căng thẳng, kịch tính: Hai cán bộ chiến sĩ cách mạng đang bị lùng bắt chạy vào nhà cô. Trong khi đó chồng cô lại là người đi săn lùng họ.
H. Trước tình huống đó tâm trạng của Thơm bộc lộ ra sao? Thơm đã làm những gì? Em có nhận xét gì về hành động của cô lúc đó?   Suy nghĩ của em về hành động và thái độ của Thơm. Hành động đó chứng tỏ sự chuyển biến gì trong cô?
Gv: Chốt:
+ Ngạc nhiên cứ ngỡ CM cử người đi bắt Ngọc
+ Khi hiểu ra hai người đang bị truy lùng sắp bị bắt: lo lắng, hốt hoảng, lúng túng: “Chết rồi, hai ông … bây giờ?”, hai lần khẳng định dứt khoát là không tiếp tay cho giặc
+ Và đến lúc cấp bách cô đã hành động, khôn ngoan, mau lẹ như một người em gái đẩy hai người trốn trong buồng riêng.
Khi Ngọc sắp về: ngoan ngoãn, mau lẹ, thân mật như người em gái, kéo hai người đẩy vào buồng.  
– Gv: Tuy nhiên đến đây đúng lúc Ngọc trở về nhà. Vậy Thơm phải ứng phó ra sao các em quan sát vào lớp III của vở kịch.
– Gv: Yêu cầu hs thảo luận bằng kĩ thuật KPB.
– Thời gian 5 phút
Tìm những lời nói và thái độ của Thơm với Ngọc? Em có nhận xét, đánh giá gì về hành động, thái độ ấy của Thơm  
+ HS thảo luận bằng kĩ thuật KPB.
– Thời gian 5 phút
– Thơm bình tĩnh tìm mọi cách để che mắt chồng, đóng kịch với Ngọc để hắn không nghi ngờ. Những câu hỏi, câu trả lời của cô với Ngọc thật khôn khéo, thông minh.
– Cô vờ gây tình cảm với Ngọc để tạo điều kiện cho Thái và Cửu trốn thoát  
Theo em nguyên nhân nào đã dẫn đến hành động đó của Thơm ?*Nguyên nhân : lòng thương người; lòng kính phục Thái, cảm tình với CM ; nhớ đến cái chết của cha và em; hoàn cảnh gia đình; dần nhận ra bộ mặt thật của chồng.
Trong lớp 3, qua cuộc nói chuyện, cô nhận ra thêm điều gì về Ngọc?
– Tại sao Thơm vẫn chưa tỏ thái độ dứt khoát với chồng?  
Càng nhận rõ bộ mặt phản động của y, bộ mặt hám tiền, hám quyền chức, thù hằn nhỏ nhặt của y …
– Vì cô vẫn chưa dứt hẳn được thói quen sinh hoạt, nếp nghĩ, nếp sống thường ngày, cô vẫn níu lấy một chút hi vọng. Thơm cũng không dễ gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã với những đồng tiền Ngọc đưa cho để may sắm, tiêu dùng, với Ngọc cô vẫn chưa hoàn toàn ghét bỏ, căm thù  
Qua lớp II,III cho thấy Thơm là một cô gái nh­ thế nào?   -> Thơm là người trong sáng, thẳng thắn, lương thiện; căm ghét bọn tay sai bán nước, có nhiều thiện cảm với cách mạng  
Khái quát lại xung đột kịch được tác giả đặt ra trong nhân vật Thơm ở hồi này?    – Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh căng thẳng và tình huống gay cấn, tác giả đã làm bộc lộ rõ xung đột nội tâm trong Thơm với những day dứt, đau xót và ân hận của cô về sự hi sinh của cha và em trai, để rồi cô đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng
Qua sự chuyển biến của nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì?  -> Ngay cả khi CM gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, CM vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cả những người ở vị trí trung gian đứng về phía CM.
Bằng thủ pháp NT nào, t/giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của hắn? Đó là bản chất gì? Đặt trong hoàn cảnh lịch sử, em thấy Ngọc đại diện cho những kẻ nh­ thế nào?  – HS trao đổi, thảo luận bằng kĩ thuật KPB.  
+ Một ng­ười chồng yêu vợ như­ng lại là một tên Nho lại đầy tham vọng , muốn ngoi lên để  thoả mãn lòng ham muốn về địa vị , quyền lực và tiền bạc. Y làm mọi việc hèn hạ để đạt đư­ợc mục đích ấy, đó là việc lùng bắt các chiến sĩ cách mạng để lập công và lấy tiền thưởng.
– Một kẻ làm tay sai cho giặc, phản bội nhân dân, phản bội cách mạng, dẫn quân Pháp về đánh chiếm Vũ Lăng- căn cứ của lực lượng khởi nghĩa
– Ngọc luôn tìm cách che đậy bản chất xấu xa bỉ ổi của mình nên y ra sức chiều chuộng vợ. Nhưng qua câu chuyện với Thơm, bản chất tâm địa của Ngọc càng hiện rõ sự tham lam, hiếu sắc, ghen tức, tiếp tục dấn sâu vào con đường phản dân, hại nước.
Những nét nổi bật trong tính cách của 2 n/vật Thái và Cửu là gì? Chỉ ra điểm chung và điểm riêng của hai nhân vật này?
– Tích hợp kĩ năng sống.
Dựa vào kiến thức lịch sử em hãy kể tên các chiến sĩ cách mạng anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn? Em thấy mình cần phải làm gì sau khi học xong văn bản này?  
+ Thái: một cán bộ dày dạn kinh nghiệm, bình tĩnh, sáng suốt, thể hiện  được lòng tin vào quần chúng.
+ Cửu hăng hái, nóng nảy, thiếu chín chắn hơn.
– Điểm chung: là hai cán bộ, ch/sĩ CM dũng cảm, trung thành. Trong tình thế nguy kịch, bị kẻ thù lùng bắt, chạy nhầm vào nhà tên Ngọc nhưng vẫn sáng suốt, bình tĩnh, tranh thủ sự chuyển hóa thức tỉnh và giúp đỡ của quần chúng nhân dân.
* GV nêu yêu cầu thảo luận: Có quan điểm cho rằng: Xung đột trong hồi 4 còn là xung đột của những tính cách. Hãy chỉ ra xung đột tính cách giữa Thơm và Ngọc?
– Gv: Bình, chốt
-> Nếu trong vở kịch Thơm là một nhân vật chính diện với những phẩm chất tốt đẹp thì Ngọc lại là một điển hình phản diện, tầm th­ường.
– Hs thảo luận nhóm (4 phút )
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Nhận xét, bổ sung
* Thơm
– Ngay thẳng
– Trong sáng
– Giàu tình nghĩa  
* Ngọc  
– Quanh co
– Hiểm độc
– Bất nghĩa  
III. HD HS đánh giá khái quát văn bản. III. Hs khái quát văn bản.
Qua đoạn trích, hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật kịch của tác giả? (Phương diện XD tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách n/vật?– Nghệ thuật xây dựng tình huống, xung đột kịch đặc sắc: xung đột giữa địch và ta, xung đột trong đời sống nội tâm con người ( tiêu biểu là nhân vật Thơm )
– Ngôn ngữ đối thoại phù hợp với hành động kịch, bộc lộ rõ nội tâm, tính cách nhân vật.
Qua những nét NT đó, tác giả nhằm khẳng định điều gì?
– Lớp kịch cũng nh­ toàn bộ vở kịch đã làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lịch sử trước khi cách mạng Tháng Tám thành công. Vở kịch ca ngợi những  người chiến sĩ cách mạng kiên trung, những quần chúng nhân dân yêu nước. Đồng thời phê phán lên án những kẻ vì tiền , quyền lực mà phản bội nhân dân, tàn ác bất nhân ngay cả với những người thân của mình.
+ Khái quát, trả lời.
– Nhân vật Thơm: thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm- một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng.
– Nhân vật Ngọc: từ những tham vọng, ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài đã biến hắn trở thành Việt gian.
– Nhân vật Thái, Cửu: mỗi người một tính cách nhưng đều là những cán bộ cách mạng yêu nước.
H. Qua văn bản , tác giả muốn thể hiện điều gì?   Qua đó tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
IV. HD HS luyện tập IV. HS luyện tập
– Gv đưa bài tập trắc nghiệm lên bảng phụ
– Gọi hs làm
– Nhận xét và sửa chữa
– Hs lên làm
– Hs khác nhận xét và sửa chữa  
– Gv: Chia nhóm, yêu cầu hs đọc phân vai
* Chú ý: Giọng điệu, ngôn ngữ của từng nhân vật
– Gv: Nhận xét cách đọc của hs
– Hs đọc phân vai  
– Gv đưa bài tập 3 lên bảng phụ
– Gọi hs đọc yêu cầu
– Tổ chức hs hoạt động cá nhân
– Gv nhận xét bổ sung, sửa chữa
– Gv quan sát bảng phụ
– Hs đọc yêu cầu
– Hs làm ra vở bài tập
– Đại diện hs trình bày
– Hs khác nhận xét, sửa chữa
– Chữa vào vở bài tập của mình
H. Trình bày cảm nhận của em về  nhân vật Thơm? + HS trình bày miệng tự do

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Giáo án Bắc Sơn)

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng phép lập luận giải thích

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập     Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Bắc Sơn)

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập Vẽ sơ đồ tư duy  + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* B­ước 4. Giao bài, hư­­ớng dẫn học bài ở nhà   ( 2 phút)

 a. Học bài.

                   – Học thuộc bài giảng và phần ghi nhớ.

                   –  Kể tóm tắt tác phẩm.

                   – Làm hoàn thiện bài tập 3

          b. Chuẩn bị bài

                    – Trả lời câu hỏi bài tập theo câu hỏi.                   

                    –  Phiếu bài tập, bảng phụ.

Tham khảo: Giáo án Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) (Giáo án Bắc Sơn)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:22:26.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*