Giáo án Tổng kết về ngữ pháp Ngữ Văn 9 đầy đủ nhất

Giáo án Tổng kết về ngữ pháp Ngữ Văn 9 giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng các từ loai, cụ từ thành phần câu và các kiểu câu.

Giáo án Tổng kết về ngữ pháp Ngữ Văn 9
Giáo án Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9 đầy đủ nhất

Tham khảo: Giáo án Nghĩa tường minh và hàm ý(tiếp theo) – Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất

I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:                             

1. Kiến thức

– Giáo án Tổng kết về ngữ pháp giúp hệ thống hoá những kiến thức về từ loại và tự loại đã học từ lớp 6 đến lớp 9

2. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng xác định và sử dụng các từ loại, cụm từ thành phần câu và các kiểu câu

3. Thái độ: Có ý thức yêu mến, sử dụng đúng đắn tiếng Việt

II.  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức:

– Hệ thống hoá kiến thức về các từ loại và cụm từ ( danh từ, tính từ, động từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác)

 2. Kĩ năng

– Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ

– Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học.

3. Thái độ:- Say mê, nghiêm túc, cẩn thậntự giác, chu đáo khi chuẩn bị bài và ôn tập

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN B

1.Thầy:

 – Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng vàTLTK, Sgv

– Bảng phụ, phiếu bài tập.

 2. Trò :

– Đọc kĩ bài

– Soạn bài theo câu hỏi trong bài

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* Bước 1: Ổn định tổ chức: 1 phút

* Bước 2: Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và làm bài của hs .

– Phương án: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh

* Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 40 phút

HOẠT ĐỘNG 1:  KHỞI ĐỘNG

  • Thời gian dự kiến: 2’
  • Phương pháp: Thuyết trình.
  • Kĩ thuật: Động não.
  • Hỡnh thành năng lực: thuyết  trình
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
H. Trong phần tiếng Việt ở bậc THCS các em đó được học những đơn vị kiến thức ngữ pháp tiếng Việt  nào?
– Gv Nêu mục đích của tiết tổng kết về ngữ pháp và yêu cầu HS hệ thống hóa các đơn vị kiến thức  trong 4 tiết học( Bằng sơ đồ tư duy)
Kĩ năng thuyết trình
Hs trình bày      
Gv ghi bảng.Hs ghi bài.

HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Giáo án Tổng kết về ngữ pháp Ngữ Văn 9)

TỔNG KẾT

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).

+ Thời gian:  Dự kiến 40p

+ Hình thành năng lực:Giao tiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác  

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦYHOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Tổng kết về ngữ pháp – GV hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức về từ loại:
H. Hãy kể tên các từ loại đã học trong chương trình Ngữ văn cấp THCS?
Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác
I. HS hệ thống hóa kiến thức về từ loại
+ 1HS kể tên. HS khác nhận xét, bổ sung
* Các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ.
H. Hãy nối từ loại ở cột A với đặc điểm nêu ở cột B cho phù hợp ?
* GV gọi HS đọc BT1. Nêu yêu cầu: H. Xác định danh từ, động từ, tính từ của các từ in đậm?
*GV chốt lại .
+ 1HS lên bảng nối, HS khác n/xét, bổ sung.
+ 1HS đọc, lớp nghe. HS suy nghĩ, xác định, trình bày. HS khác n/xét.
– Danh từ: lần, lăng, làng.
– Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
– Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
* GV treo bảng phụ BT2. gọi HS đọc, nêu yêu cầu:
– Thêm các từ đã cho vào trước những từ thích hợp trong ba cột bên dưới? – Mỗi từ trong ba cột đó thuộc từ loại nào?
+ HS quan sát, lựa chọn. 3 HS lên bảng điền. HS khác n/xét.
a. Những, các, một:  thêm được vào trước các từ: lần, cái (lăng), làng, ông (giáo).
b. Hãy, đã, vừa: thêm được vào trước các từ đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
c. Rất, hơi, quá: thêm được vào trước các từ hay, phải, sung sướng, đột ngột.
H. Từ kết quả ở BT1+2, em có kết luận gì về khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT?+ Suy nghĩ, trả lời cá  nhân.
– DT đứng sau:Những,các, một
– ĐT đứng sau: Hãy, đã, vừa.
– TT đứng sau: Rất, hơi, quá.
* Gọi HS đọc BT5. Nêu yêu cầu:
– Trong đoạn trích, các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào? Ở đây chúng được dùng như từ loại nào?
+ 1 HS đọc, lớp nghe. HS suy nghĩ, xác định, trình bày. HS khác n/xét. a.”tròn”:TT được dùng như ĐT
b.”lí tưởng”: DT dùng như TT
c.”băn khoăn”: ĐT dùng như DT
H. Qua bài tập trên, hãy cho biết đó là hiện tượng gì trong Tiếng Việt?
– Muốn xác định đúng từ loại của từ TV, ta cần chú ý điều gì?
+ Khái quát, trả lời
-> Đây là hiện tượng chuyển loại của từ.
– Muốn xác định đúng từ loại của từ TV, cần chú ý văn cảnh (ý nghĩa, khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp)
* Gọi HS đọc BT1. Nêu yêu cầu:
H. Xác định từ loại của các từ in đậm và sắp xếp vào cột thích hợp?
+ 1 HS đọc, lớp nghe. HS suy nghĩ, x/định.3HS lên bảng điền.HS khác n/xét.
*Nêu yêu cầu BT2: H.Tìm từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn? Cho biết những từ ấy thuộc từ loại nào? Cho VD?+ HS lấy VD: Quyển vở này của bạn à?
Số từ Đại từ Chỉ từ
Ba   Tôi   ấy
Năm Bao nhiêu Bấy nhiêu  Đâu  
  Bao giờ Bấy giờ  
II. Tổng kết về ngữ pháp – GV hướng dẫn học sinh hệ thống lại kiến thức về cụm từ:
* Bước 1. GV HD HS ôn lại lí thuyết về cụm từ.
H. Thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, tính từ?
– Gv đưa mô hình sơ đồ cấu tạo các cụm từ lên bảng phụ
– Gv tổ chức hs thảo luận nhóm( 3 phút )
– Gv nhận xét,sửa chữa
HS ôn lại lí thuyết về cụm từ.  
cụm danh từ, cụm động từ, tính từ HS vẽ mô hình sơ đồ cấu tạo các cụm từ lên bảng phụ hs thảo luận nhóm ( 3 phút )  
* Bước 2. HD HS luyện tập
* Gv gọi hs đọc và nêu yêu cầu bài tập
– Gv tổ chức hs thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn ( 4p )
– Gv nhận xét,sửa chữa H.Tìm phần trung tâm của các cụm DT in đậm?
– Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm DT?
*Gv gọi hs đọc bài tập2
– Gọi hs làm bài tập cá nhân
– Gv nhận xét, chốt
H.Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm?
– Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ
 
– H.sTìm phần trung tâm của các cụm DT in đậm
– Hs Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm DT
*Hs đọc bài tập 2 hs làm bài tập cá nhân nhận xét chốt    
Hs đọc và nêu yêu cầu bài tập
Hs thảo luận nhóm( 4 phút )
HS làm theo 3 nhóm: Viết đoạn văn ngắn về bảo vệ môi trường  và về Đoàn TNCS  HCM,  nhân vật Phương Định trong đó có sử dụng cụm từ    
* Gợi ý: Câu nêu đề tài các câu phát triển đề tài kết đoạn.      
HS lên bảng viết. Lớp viết bài , sau đó gọi HS nhận xét , chữa, GV chốt bài.
 
* Gv gọi hs đọc và nêu yêu cầu bài tập
– Gv tổ chức hs thảo luận nhóm ( 4 phút )
– Gv nhận xét, sửa chữa Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm?
– Chỉ ra những yếu tố phụ đi kèm với nó?
 
* GV yêu cầu HS làm theo 3 nhóm: Viết đoạn văn ngắn về bảo vệ môi trường  và về Đoàn TNCS HCM,  nhân vật Phương Định trong đó có sử dụng cụm từ
* Gợi ý: Câu nêu đề tài và các câu phát triển đề tài kết đoạn. Đảm bảo liên kết câu , chỉ rõ các cụm từ
* Gv gọi 2 HS lên bảng viết. Lớp viết bài, sau đó gọi HS nhận xét, chữa, GV chốt bài.
 

BẢNG TỪ LOẠI

A(Từ loại) Nối B (Đặc điểm)
1. Danh từa.Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái….
2. Động từb.Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật, hiện tượng.
3. Tính từc.Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
4. Số từd. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
5. Lượng từe.Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
6. Đại từg. Là những từ chỉ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
7. Chỉ từ  h. Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
8. Phó từi. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
9. Quan hệ từ  k. Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong kh/gian, thời gian.
10. Trợ từ  l. Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
11.Tình thái từ  m. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị sự đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
12. Thán từ.  n. Là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả… giữa các bộ phận câu hay giữa các câu.

TIẾT 2.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY CHUẨN  KT – KN CẦN ĐẠT
I. Tổng kết về ngữ pháp – HD HS tìm hiểu thành phần câu
* GV nêu yêu cầu:
H. Kể tên các thành phần chính và thành phần phụ của câu?
– Nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần?
* MC: Cho HS đọc lại các khái niệm và dấu hiệu nhận biết trên MC
– GV chuẩn kiến thức
A.THÀNH PHẦN CÂU
I.Thành phần chính và thành phần phụ
1. Nội dung.
a. Thành phần chính: là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn: CN, VN.
+ Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm trạng thái… được miêu tả ở VN.    Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi? “Ai?”, “Cái gì?”, “Con gì?”
2.Bài tập. Phân tích thành phần của các câu.
a. Đôi càng tôi/ mẫm bóng            C                    V  
II. Thành phần biệt lập.
1.Các thành phần biệt lập: Thành phần tình thái: là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói, đối với sự việc được nói đến trong câu
+ Thành phần cảm thán: Là thành phần để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận)
+ Thành phần gọi đáp: Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
+ Thành phần phụ chú: Là thành phần được bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
2.Bài tập. Xác định thành phần biệt lập trong câu.
a. có lẽ: TP tình thái.
b. ngẫm ra: TP tình thái.
c. dừa xiêm … dừa nếp … dừa lửa …: TP phụ chú
d. bẩm: TP gọi đápcó khi: TP tình thái.
e. ơi: TP gọi đáp
B.CÁC KIỂU CÂU
I. Câu đơn:
1. Khái niệm: Câu đơn là câu có 1 kết cấu C – V.
– Câu đơn gồm: Câu đơn bình thường: Có đầy đủ CN và VN.
+ Câu đặc biệt: Là câu không được cấu tạo theo mô hình CN – VN.
+ Câu rút gọn: Là câu mà khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu.
2.Bài tập. Bài tập 1. Tìm CN và VN.
Bài tập 2. Tìm câu đặc biệt
a.-Có tiếng nói…..gian trên.-Tiếng mụ chủ.
b.-Một anh TN …. 27 tuổi
c. – Hoa trong công viên – Những quả bóng … góc phố. -Tiếng rao … trên đầu. – Chao ôi, có thể là tất cả…..
II. Câu ghép.
1.Khái niệm:
Là câu do 2 hay nhiều cụm C – V không bao chứa nhau tạo thành.
– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép: QH nguyên nhân, điều kiện, bổ sung, mục đích, tương phản…
+ Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng nhất định. Trong nhiều trường hợp cần dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.
2.Bài tập. Bài tập 1+2. Tìm câu ghép.
III. Biến đổi câu. Bài tập 1. Tìm câu rút gọn:  – Quen rồi.  – Ngày nào ít: ba lần.
Bài tập 2.Bộ phận câu được tách riêng.
a.Và làm việc có khi suốt đêm.
b. Thường xuyên.
c. Một dấu hiệu chẳng lành. -> nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
Bài tập 3. Biến  đổi  các câu
a. Đồ gốm được thợ thủ công VN làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được bắc tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV.Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp.
1.Nội dung.
1. Câu nghi vấn là câu có từ nghi vấn (ai – gì – nào – sao – đâu – bao giờ – bao nhiêu, à, ư, hả, chứ. Hoặc có từ hay)  
2.Bài tập.Bài 1.Xác định câu nghi vấn:
– Ba con sao con k0 nhận?(hỏi)
– Sao con biết là k0 phải? (hỏi)
Bài 2. Xác định câu cầu khiến
– Ở nhà trông em nhá!(ra lệnh)
– Đừng có đi đâu đấy!(ra lệnh)
– Thì má cứ kêu đi.(yêu cầu)
– Vô ăn cơm!(để mời)
– Cơm chín rồi!(Câu trần thuật dùng để cầu khiến)
Bài 3.Xác định hình thức kiểu câu? Tác dụng?
– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?
-> Hình thức của câu nghi vấn – dùng để bộc lộ cảm xúc.
– Được xác nhận ở câu đứng trước: Giận quá, không kịp suy nghĩ…. và hét lên.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP KIẾN THỨC TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP

  • Mục tiêu: Làm được bài tập từ SGK, các bài tập khắc sâu kiến thức chính.
  • Nhiệm vụ: Trao đổi hoạt động nhóm, động não, tư duy độc lập….
  • Cách thực hiện như sau:

1. Câu “Sao mà mày hư vậy hả con? ” được dùng với mục đích nói gì?

A. Nghi vấn    B. Cảm thán                             C. Tường thuật      D. Cầu khiến

2. Quan hệ giữ các vế trong câu ghép sau là quan hệ gì?

A. Quan hệ nguyên nhân   B. Quan hệ điều kiện C. Q/ hệ tương phảnD.Quan hệ nhượng bộ

*Viết đoạn văn rồi chỉ ra các kiểu cau có trong đoạn văn ấy .

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức về tổng kết về ngữ pháp để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Hs: Viết đoạn văn có sử dụng câu ghép.
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Tổng kết về ngữ pháp Ngữ Văn 9)

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập ôn tập kiến thức tổng kết về ngữ pháp
Chú ý sử dụng có hiệu quả các đơn vị kiến thức trong giao tiếp có hiệu quả
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

4.  Giao bài ,hướng dẫn học bài chuẩn bị bài ở  nhà(4’)

a.Bài vừa học – Ôn tập các kién thức tiếng Việt (ngữ pháp trong bài)

– Tiếp tục hoàn thành các bài tập

b. Chuẩn bị bài mới.

– Soạn “ Ôn tập truyện” và ”Luyện tập viết biên bản.”

               Yêu cầu:   Trả lời câu hỏi, bài tập theo từng phần

                                Phiếu bài tập, bảng phụ

–  Chuẩn bị kiến thức cho bài kiểm tra tiếng Việt: Chú ý ôn tập kỹ các kiến thức tiếng Việt đã học để làm tốt bài kiểm tra.

Tham khảo: Giáo án Ôn tập về thơ Ngữ văn 9 chi tiết nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:06:39.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*