Giáo án Ôn tập về thơ Ngữ Văn 9 chi tiết nhất

Giáo án Ôn tập về thơ giúp học sinh hệ thống lại và nắm được những kiến thức về các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9.

Giáo án Ôn tập về thơ Ngữ Văn 9 chi tiết nhất 1
Giáo án Ôn tập về thơ

Tham khảo: Giáo án Mùa xuân nho nhỏ – Tác giả Thanh Hải hay nhất

Tham khảo: Giáo án Ôn tập về thơ

I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:                             

1. Kiến thức

– Hệ thống lại và nắm đư­ợc những kiến thức về các văn bản thơ đã học trong chư­ơng trình Ngữ văn 9

2. Kĩ năng

Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ hiện đã học.

3. Thái độ: Cú ý thức yêu mến các tác phẩm thơ

II.  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức:

– Ôn tập về thơ, hệ thống kiến thức về các tác phẩm thơ.

 2. Kĩ năng

–  Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ hiện đã học.   

3. Thái độ: Yêu thích thơ ca và nghiêm túc , chu đáo, cẩn thận trong việc chuẩn bị bài học

4. Kiến thức tích hợp

– Tích hợp TLV: viết đoạn

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ:

1.Thầy:

 – Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK, Sgv , máy chiếu

– Bảng phụ, phiếu bài tập

– Gv yêu cầu các nhóm chuẩn bị bảng thống kê (ở nhà cụ thể: phân công mỗi tổ chuẩn bị 3 tác phẩm thơ theo yêu cầu SGK) dán lên bảng và cử đại diện nhóm thuyết trình .

 2. Trò :

Học bài cũ, soạn bài mới “Ôn tập về thơ”( trả lời các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn)

+ Lập bảng thống kê…

 + Ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn

 + Nhận xét về những điểm chung và riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru… ; Con cò, Mây và sóng

 + Nhận xét hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ Đồng chí, Ánh trăng, Tiểu đội …

 +Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò

 + Phân tích một khổ thơ mà em thích.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* Bư­­ớc 1: Ổn định tổ chức: 1 phút

* Bước 2: Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và kiến thức cũ của hs .

– Phư­­ơng án: : Kiểm tra qua vở bài tập.

+  Kiểm tra sự chuẩn bị bài ôn tập về thơ của học sinh.

* B­­ước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 40 phút

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Ph­ương pháp: thuyết trình, trực quan.

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết  trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
H. Trong chương trình lớp 9 các em đó được học những tác phẩm thơ ca nào?
Gv thuyết trình: Bài học ngày hôm nay, các em sẽ ôn tập về thơ ca mà các em đó được học trong chương trình lớp 9.
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình  
– HS nhận xét, lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
– Ghi tên bài
Gv ghi bảng. Hs ghi bài.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Giáo án Ôn tập về thơ)

  • Thời gian dự kiến: 40’
  • Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
  • Kĩ thuật: Động não, thảo luận nhúm
  • Hỡnh thành năng lực: giao tiếp, tư duy, đánh giá tổng hợp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. HD HS lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam
* Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đây là ai?
Quan sát tranh và cho biết đây là nhà thơ nào, bài thơ nào của ông mà em đó được học?
H. Trình bày nội dung đã chuẩn bị theo từng tác phẩm: tác giả, năm sáng tác, thể thơ, nội dung, nghệ thuật? *GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà (sử dụng kĩ thuật học theo dự án) chốt lại trên bảng phụ.
Kĩ năng giao tiếp, tư duy, đánh giá tổng hợp  
I. HS lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam
* HS quan sát trên máy và trả lời cá nhân              
+ Trên cơ sở chuẩn bị ở nhà, trình bày, các nhóm trình bày sự chuẩn bị, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Nghe, đối chiếu, bổ sung. Ghi nhanh vào vở(nếu thiếu)
STT Tên bàiTác giả Năm s/tác Thể thơTóm tắt nội dung
  1   Đồng chí   Chính Hữu   1948   Tự doTình đ/c của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng c/đấu, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính CM.
  2 Bài thơ  về tiểu đội xe không kính   Phạm Tiến Duật   1969   Tự doQua h/ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính, khắc hoạ nổi bật h/ả những người lính lái xe với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí giải phóng miền Nam
  3 Đoàn thuyền đánh cá   Huy Cận   1958   Bảy chữ Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về TN, vũ trụ và người lao động trên biển. Thể hiện cảm xúc về TN, lao động và niềm vui trong c/sống mới.
  4   Bếp lửa   Bằng Việt   1963 7chữ và tám chữ Những kỉ niệm đầy xúc động về tuổi thơ, về người bà, về bếp lửa và nỗi nhớ quê hương thiết tha.
  5   Khúc hát ru…. mẹ   Nguyễn Khoa Điềm   1971   Tám chữ Tình yêu thương con gắn với tình yêu quê hương, đất nước,  tinh thần c/đấu và khát vọng tương lai của người mẹ dân tộc Tà-ôi.
  6   Ánh trăng   Nguyễn Duy   1978   Năm chữTừ h/ả ánh trăng, nhắc nhở về những năm tháng gian lao của người lính, nhắc nhở đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
  7   Con cò Chế Lan Viên   1962   Tự doTừ hình ảnh con cò trong những lời hát ru, ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với c/sống con người
  8   Mùa xuân nho nhỏ   Thanh Hải   1980   Năm chữTình yêu và niềm gắn bó với mùa xuân, với TN, với cuộc đời; tự nguyện làm mùa xuân nhỏ dâng hiến cho mọi người, cho cuộc đời chung.
  9   Viếng lăng Bác   Viễn Phương   1976   Tám chữ T/cảm nhớ thương, kính yêu, niềm xúc động sâu sắc và niềm tự hào của nhà thơ đối với Bác Hồ .
  10   Sang thu   Hữu Thỉnh   1977   Năm chữ Những biến chuyển nhẹ nhàng của TN , đất trời lúc giao mùa từ hạ sang thu qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ.
  11   Nói với con   Y Phương   Sau 1975   Tự doThể hiện t/cảm gia đình ấm cúng, niềm tự hào về truyền thống và sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc.
H. Nhìn vào bảng thống kê, em hãy sắp xếp theo theo từng giai đoạn lịch sử?
* GV chốt.
+ HS hoạt động cá nhân, trả lời miệng
a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp:1945-1954
+ Đồng chí- 1948
b. Giai đoạn 1955-1964:
+ Bếp lửa 1963.
+ Con cò 1962.
c. Giai đoạn 1965-1975:
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính
+ Khúc hát ru những em bé
d. Sau 1975:
+ Ánh trăng
+ Mùa xuân nho nhỏ
+ Viếng lăng Bác
+ Nói với con
+ Sang thu.
II. HD HS tổng kết về một số nét chính về nội dung và nghệ thuật . II.  HS tổng kết về một số nét chính về nội dung và nghệ thuật .
H. Các tác phẩm thơ trên đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?
* GV chốt  
+Hs trình bày cá  nhân, HS khác bổ sung
-Tái hiện c/sống đất nước và con người VN suốt một thời kì lịch sử từ sau CMT8 1945, qua nhiều giai đoạn:
+Đất nước và con ngư­ời VN trong hai cuộc kh/chiến với nhiều gian khổ hi sinh nh­ưng rất anh hùng
+Công cuộc lao động xây dựng đất nước và mối quan hệ tốt đẹp của con người.
– Các TP đã thể hiện tâm hồn, t/cảm, tư tưởng của con người trong 1 thời kì lịch sử có nhiều biến động.
+Tình cảm yêu quê hương, đất nước
+Tình đ/chí, sự gắn bó với CM, lòng kính yêu Bác
+Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu… thống nhất với t/cảm chung.
* GV nêu yêu cầu:
H. Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con của các bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên l­ưng mẹ, Con cò, Mây và sóng” ?
* Gv tổ chức hs thảo luận nhóm ( 3 phút )
– Gv nhận xét, chốt    
+ Hs thảo luận theo nhóm( 3 phút )
– Làm ra phiếu bài tập đại diện trình bày.
– Nhận xét và bổ sung
a.Tình mẹ con trong các bài thơ:“Khúc hát ru những em bé … lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng
* Giống nhau:
-Nội dung: Đều đề cập đến tình mẹ con, ngợi ca tình mẹ con thắm thiết,
– Cách thể hiện:Đều dùng điệu ru,lời ru của người mẹ
* Khác nhau: nội dung tình cảm, cảm xúc trong từng bài khác nhau, mang nét riêng biệt:
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ: thể hiện sự thống nhất của tình yêu con với tình yêu đất nước, gắn bó với cách mạng.
+ Con cò: khai thác và triển khai tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao để ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
+ Mây và Sóng: Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên của em bé để thể hiện tình yêu thắm thiết của mẹ với con.
H. Nhận xét về hình ảnh ngư­ời lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, ánh trăng.
* GV tổ chức hs thảo luận nhóm ( 3 phút )
– Gv nhận xét, chốt kiến thức    
+ Hs thảo luận theo nhóm ( 3 phút )
– Làm ra phiếu bài tập đại diện trình bày.
– Nhận xét và bổ sung
*Điểm giống nhau:
– Đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn
* Điểm khác nhau: Mỗi bài lại khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau
Đồng chí: viết về người lính thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Những người lính xuất thân từ nông dân. Tình đồng chí của họ dựa trên những cơ sở cùng chung cảnh ngộ, chung  lí tưởng, cùng chia sẻ những gian lại thiếu thốn…Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí.
Bài thơ về …: khắc họa hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam của những người c/sĩ lái xe. Ánh trăng: nói về suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh. Bài thơ gợi lại những kỷ niệm gắn bó của người lính với đất nước, với đồng đội trong những năm gian khổ của chiến tranh, nhắc nhở về đạo lý nghĩa tình, thủy chung.
* GV nêu yêu cầu:
H. Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài ”Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò”? .  
+ Hs nhận xét, trả lời cá nhân
– Hs khác nhận xét, bổ sung
– Đoàn thuyền đánh cá: chủ yếu dùng bút pháp tượng trưng, phóng đại với nhiều hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng, so sánh mới mẻ, độc đáo.
– Ánh trăng: đưa vào nhiều h/ả, chi tiết rất bình dị.
-Mùa xuân nho nhỏ: Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm, những so sánh, ẩn dụ sáng tạo.
-Con cò: Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp giữa thực và ảo, được sáng tạo bằng sự liên tưởng, tưởng tượng giàu suy tưởng và triết lí.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  • Thời gian: 15’
  • Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
  • Kĩ thuật: Động não.
  • Hỡnh thành năng lực: tư duy, sáng tạo
III. GV HD HS luyện tập.
* GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi: Ngắm cảnh đọc thơ( thời gian 3 phút)
* GV gọi hs lên bảng làm BTTN, gọi nhận xét.
– GV nhận xét và sửa chữa
– Gv đưa bài tập 2 lên bảng phụ
– Gọi hs đọc yêu cầu
– Tổ chức hs hoạt động cá nhân GV h­­ướng dẫn HS viết theo gợi ý: có thể viết đoạn trong bài : Viếng lăng Bác hoặc bài : Mùa xuân nho nhỏ .
– Gv nhận xét bổ sung, sửa chữa
Kĩ năng tư duy, sáng tạo
III. HS luyện tập.  
– Hs quan sát cảnh trên máy và đọc những câu thơ có  nội dung thể hiện trong bức tranh ở các bài thơ đó học.  
+ Hs lên bảng làm
– Hs khác nhận xét và sửa chữa.  
+ HS quan sát bảng phụ
– Hs đọc yêu cầu
– Hs làm ra vở bài tập
– Đại diện hs trình bày
– Hs khác nhận xét, sửa chữa
– Hs lắng nghe gv nhận xét
– Chữa vào vở bài tập của mình

*  Củng cố:

1. Bài thơ nào sau đây không nói về hình ảnh người lính và tình đồng đôị?

A. Bài thơ tiểu đội xe không kính

B. Đoàn thuyền đáng cá

C. ánh trăng

C. Đồng chí

2. Nối tên bài thơ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp.

A. Tên bài thơ B. Đặc điểm nghệ thuật
a. Viếng lăng Bác 1. Thể thơ năm chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
b. Con  cò 2. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị.
c. Mây và sóng 3. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm.  
d. Sang thu 4. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức ôn tập về thơ để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Gv giao bài tập:
Viết đoạn văn  (6 đến 8 câu) nêu cảm nhận của em về một đoạn thơ mà em thích
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình ày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Ôn tập về thơ)

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

     * Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
Ôn tập về thơ, các kiến thức về thơ.
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập, trình bày….

* Bư­ớc 4. Giao bài, h­ướng dẫn học bài, làm bài về nhà: 2 phút

a. Học bài: Học thuộc phần bảng thống kê

                  Làm hoàn thiện bài tập 6

b. Chuẩn bị bài

– Soạn : Nghĩa tư­ờng minh và hàm ý( tiếp)

– Yêu cầu: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

                 Phiếu bài tập, bài tập

Xem thêm: Giáo án Mây và Sóng – Ngữ văn 9 đầy đủ nhất

Xem thêm: Giáo án Ôn tập về thơ

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-05 12:13:16.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*