Giáo án Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất

Giáo án Luyện tập viết biên bản giúp học sinh nắm chắc hơn những kiến thức lý thuyết về biên bản, thực hành viết được một biên bản hoàn chỉnh.

Giáo án Luyện tập viết biên bản
Giáo án Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất

Xem thêm: Giáo án Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện, đoạn trích

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT :

     1. Kiến thức

  -Nắm chắc hơn những kiến thức lý thuyết về biên bản ; thực hành viết được một biên bản hoàn chỉnh .

2. Kĩ năng

  – Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng

3. Thái độ 

 Có ý thức rèn luyện cách viết biên bản.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG: (Giáo án Luyện tập viết biên bản)

1.Kiến thức :  

+Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

 2. Kĩ năng :

– Viết được một biên bản hoàn chỉnh .

3. Thái độ:

Chú ý, nghiêm túc.

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ:

1. Thầy :  Bảng phụ, tư liệu .

2.  Trò: – Đọc 3 lần, trả lời các câu hỏi SGK.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* Bước 1.  Ổn định tổ chức (1’)

Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.

* Bước 2.  Kiểm tra bài cũ : khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu1: Biên bản được viết ra để nhằm mục đích gì?

A. Làm chứng cứ để chứng minh cho các sự kiện diễn ra trong thực tế

B. Để đề đạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết

C. Thoả thuận các điều khoản giữa các bên liên quan

D. Thông báo cho nhiều người được biết về một sự kiện vừa diễn ra

Câu2: Yêu cầu nào sau đây không phù hợp với biên bản ?

A.Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể

B. Ghi chép sự việc phải chính xác, đầy đủ, khách quan

C. Lời văn ngắn gọn chính xác

D. Có thể sử dụng các biện pháp tu từ.

* Bước 3 . Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG (Giáo án Luyện tập viết biên bản)

– Ph­­­ương pháp: Nêu vấn đề

– Kĩ thuật: Động não

– Thời gian dự kiến.: 2 phút

– Hỡnh thành năng lực: thuyết trình

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
– Nêu vấn đề: Để có thể viết được biên bản ta cần phải làm như thế nào?
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết biên bản
– GV ghi tên bài.
Kĩ năng thuyết trình
Nghe, suy nghĩ, trả lời     Ghi bài.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

– Phư­ơng pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình.

– Kĩ thuật: Động não,

– Thời gian dự kiến.: 10 phút.

– Hình thành năng lực: giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. HD HS củng cố kiến thức.
* GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi củng cố kiến thức, gọi nhận xét, GV nhấn mạnh
Kĩ năng thuyết trình, giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo
I. HS củng cố kiến thức
+ HS trả lời một số câu hỏi củng cố kiến thức, HS khác nhận xét, nghe GV nhấn mạnh, ghi nhanh vào vở.
H.  Biên bản nhằm mục đích gì? Những hoàn cảnh nào cần viết biên bản ? Người viết biên bản cần phải có thái độ và trách nhiệm như thế nào?          
H. Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?  
H.  Nêu bố cục phổ biến của biên bản?   H. Lời văn và cách trình bày biên bản có gì đặc biệt?
– GV chuẩn kiến thức .
1. Mục đích.
– Biên bản là loại văn bản ghi chép lại một cách trung thực, chính xác đầy đủ một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.
– Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính chính xác của biên bản.  
– Biên bản  không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cớ, làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định xử lí.
– Đặc điểm nổi bật của biên bản là phải ghi nhận các sự việc, hiện tượng một cách kịp thời, đầy đủ, tỉ mỉ và khách quan trung thực.
2. Bố cục: Gồm 3 phần:
+ Phần mở đầu (thủ tục): Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với biên bản sự vụ và hành chính), tên biên bản, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia.
+ Phần nội dung: Diễn biến và kết quả của sự việc
+ Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo (nếu có)
3. Cách diễn đạt : Lời văn của biên bản cần trung thực, ngắn gọn, chính xác.
II. HD HS luyện tập viết biên bản
* Hướng dẫn HS viết biên bản Hội nghị trao đổi kinh nghiệm học tập môn Ngữ Văn.
* GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bàn theo kĩ thuật động não(5’)
H. Nội dung ghi chép như vậy đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì?
H. Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thế nào?
Mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
– GV chuẩn kiến thức
– Kĩ năng tư duy, sáng tạo
II. HS luyện tập
+ HS thảo luận nhóm bàn (5’) thực hiện kĩ thuật động não – HS trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi: Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét    
H. Lập “Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần”
* Cho HS thảo luận, thống nhất nội dung chủ yếu của biên bản bàn giao trực tuần.
– Yêu cầu HS thảo luận nhóm sau đó viết biên bản. Gọi HS đọc biên bản
– Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?
– Nội dung bàn giao như thế nào? (Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung việc cần thực hiện trong tuần tới, các phương tiện vậtchất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao…)

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO NHIỆM VỤ TRỰC TUẦN

– Giữa đội cờ đỏ của lớp 9A1 và đội cờ đỏ lớp 9A2 (bên nhận)

Hôm nay, ngày…tháng….năm, tại phòng trực ban trường THCS.đã tiến hành bàn giao nhiệm vụ trực tuàn giữa lớp 9A1 (bên giao) và lớp 9A2 (bên nhận) thực hiện theo nội quy của Ban chấp hành đoàn trường.

I.Thành phần tham dự:

1. Bên giao:… Chức vụ :………………………………………………………………….

2. Bên nhận:…..Chức vụ:………………………………………………………………….

Chủ toạ:……………………………………….Thư kí :……………………………………….

II.Nội dung bàn giao

 + Nhiệm vụ và kết quả đã làm trong tuần

+ Nội dung công việc cần thực hiện trong tuàn tới

+ Các phương tiện vật chát và hiện trạg trực ban

+ Kể từ ngày…..tháng…..năm, đội…..đã bàn giao ghi biên bản: Bên giao giữ một bản, bên nhận giữ một bản – lưu phòng đoàn

Cuộc họp bàn giao kết thúc hồi…giờ… cùng ngày.

+ Chữ kí của bên giao.                                            + Họ tên chữ kí của bên nhận

+ Chữ kí của chủ toạ.                                              + Họ tên chữ kí thư kí.

H.Ghi lại BB cuộc họp lớp tuần qua.
* GV gợi ý:
-Thành phần gồm những ai?
-Nội dung gồm những công việc gì? (Những việc gì đã làm? Những việc gì cần thực hiện trong tuần tới? Biện pháp để thực hiện?)
* GV chọn 1-2 bài khá trình bày trước lớp.
+ HS HĐ theo nhóm bàn, đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét.

HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG ( 2’)

   Viết một biên bản họp tổ

HOẠT ĐỘNG 5. PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG ( 2’)

– Tìm hiểu về biên bản

* Bước 4.  Giao bài , hướng dẫn học bài chuẩn bị bài ở  nhà(4’)

a. Bài vừa học :

– Ôn lại các kiến thức lý thuyết về biên bản

– Viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính (vi phạm quy định về an toàn giao thông hoặc vệ sinh đường phố) Theo mẫu biên bản chung

+ Xác định hoàn cảnh cần lập biên bản và viết một biên bản theo đúng quy cách .

b Chuẩn bị kiến thức cho bài: Hợp đồng

Yêu cầu:

– HS đọc văn bản, soạn bài, tìm hiểu tư liệu về tác giả, tác phẩm.

– Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

Tham khảo: Giáo án Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:04:53.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*