Giáo án Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9 hay nhất

Giáo án Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang giúp học sinh thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-sơn khi phải sống một mình giữa đảo.

    

Giáo án Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Giáo án Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ Văn 9 hay nhất

Tham khảo: Giáo án Luyện tập cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện

I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:                             

1. Kiến thức :

– Biết được một tác phẩm văn học nước ngoài.

– Thấy được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô- bin- sơn khi phải sống một mình giữa đảo.

– Thấy được hình thức tự truyện của văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang

2. Kỹ năng :

– Rèn kĩ năng phân tích nhân vật

– Đọc – hiểu thông thạo tác phẩm văn học nước ngoài

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen cảm thụ một tác phẩm văn học nước ngoài

– Giáo dục cho học sinh bình tĩnh, lạc quan trong mọi hoàn cảnh

II.  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức:

– Nghị lực, tinh thần lạc quan của một con người phải sống cô độc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn

2. Kĩ năng

– Đọc- hiểu một văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang dịch thuộc thể loại tự sự được viết bằng hình thức tự truyện

– Vận dụng để viết văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả

3. Thái độ :  Yêu thích đọc và tỡm hiểu các tác phẩm văn học nước ngoài, đồng thời học tập được thái độ: Bình tĩnh, lạc quan trong mọi hoàn cảnh của nhân vật

4, Tích hợp liên môn:  Địa lí: Điều kiện tự nhiên biển đảo

                                      GDCD: bài tự lập

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ:

1.Thầy:

 – Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng vàTLTK, Sgv

– Bảng phụ, phiếu bài tập, ảnh tác giả.

– Tư liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm.

2. Trò :

– Đọc kĩ tác phẩm

– Soạn bài theo câu hỏi trong bài

– Sưu tầm kiến thức bổ sung về tác giả và tác phẩm.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* Bước 1: Ổn định tổ chức: 1 phút

* Bước 2: Kiểm tra bài cũ:3-5 phút 

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và làm bài của hs .

– Phương án: Kiểm tra bài cũ

– Hình thức: Câu hỏi trắc nghiệm và tự luận

Câu 1: Nội dung chính của truyện Những ngôi sao xa xôi là gì ?

A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm chống Mĩ

 B. Vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn

 C. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn

 D. Vẻ đẹp của những người lính công binh

 Câu 2: Nghệ thuật thành công nhất của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là?

A. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, sinh động

B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

C. Cách xây dựng tình huống  truyện hấp dẫn

D. Sử dụng nhiều biệp pháp tu từ ẩn dụ, nhân hoá

3. Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.

*Bước 3: Bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan               

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦYHOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Em đã được học những tác phẩm văn học nào của nước ngoài.
– Từ phần nhận xét của hs gv dẫn dắt giới thiệu vào bài mới
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình
– HS nhận xét
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 60’)

+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích

+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian:  Dự kiến 60p

+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦYHOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích
1. Bước 1. HD HS đọc tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
H. Văn bản cần đọc với giọng điệu ntn?
– Gọi hs đọc văn bản, nhận xét.
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chú thích.
H. Nêu một vài nét chính về tác giả Đi- phô ?
– Gv bổ sung một vài nét về tác giả
– Cho hs quan sát chân dung tác giả
*GV: bổ sung
– Sinh ở thủ đô Luân-Đôn trong một gia đình theo Thánh Giáo, cha làm nghề sản xuất nến, sau chuyển sang nghề bán thịt.
– Cuộc đời ông là một chuỗi những thành bại, những cuộc phiêu lưu chẳng khác bao nhiêu so với nhân vật chính trong tác phẩm của mình.
– Ban đầu Đi-Phô được gia đình chạy cho vào học một trường dòng để sau này trở thành mục sư. Nhưng Đi-Phô từ bỏ con đường gia đình lựa chọn cho mình và đi vào kinh doanh. Ông buôn bán nhiều nghề… có lúc bị thua lỗ phảI bỏ trốn sang lục địa để tránh nợ.
-> Hoàn cảnh sống ấy đã ảnh hưởng đến sáng tác văn học của ông. Ông viết hàng trăm tác phẩm dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu, châm biếm, phê phán những điều sai trái trong xã hội.
– Tài năng văn học nở rộ vào khoảng năm ông 60 tuổi.
I. HS đọc và tìm hiểu chú thích
1. HS đọc
+ HS nêu cách đọc tác phẩm
– HS đọc văn bản, nhận xét.
2. HS tìm hiểu chú thích
+ Giới thiệu một vài nét về tác giả. Hs khác nhận xét, bổ sung
a/ Tác giả  
– Đi- phô ( 1660-1731) là nhà văn lớn của nước Anh thế kỉ XVIII. Ông sinh ở thủ đô Luân Đôn.
– Ông đã kinh qua nhiều nghề, khi buôn bán, lúc là chủ xưởng, và đã từng đặt chân lên nhiều nước châu Âu, Mĩ.
– Ông tham gia các hoạt động chính trị và dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu.  
H. Nêu hiểu biết về tác phẩm Rô-bin-sơn ngoài đảo hoang ?
– GV tóm tắt truyện  
+ HS nêu hoàn cảnh sáng tác.
b/ Tác phẩm:
– Nhan đề đầy đủ: Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì thú của Rô-bin-xơn Cru-xô.
-Sáng tác năm 1719, dựa vào câu chuyện có thật về chàng thủy thủ Xen-Kiếc.
– Tác phẩm gồm 18 chương, là tiểu thuyết phiêu lưu viết dưới dạng tự truyện
– Vị trí: đoạn trích kể chuyện khi chàng một mình sống trên hoang đảo khoảng 15 năm.
H. Ngoài tác phẩm em còn biết tác phẩm nào khác ?
* GV thiệu thêm một số tác phẩm
+ HS liệt kê, quan sát bìa sách
– Thủ lĩnh Xin-gơn-tơn (1720) Rô-xa –na (1724)
* Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó
+ Gọi hs giải nghĩa
+ Gv giải thích bổ sung: Xa lê(8)Chiếu cảng xa-lê
– Học sinh giải nghĩa các chú thích
II. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
1. Bước 1. HD HS tìm hiểu khái quát văn bản.
– Tổ chức hs hoạt động nhóm bàn (2 phút )
– Yêu cầu HS làm ra phiếu bài tập
– Gọi đại diện nhóm trình bày
– Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung
– GV nhận xét, chốt.
+ Thể loại của văn bản?
+ PTBD chính?
+ Ngôi kể? Lời kể?
+ Bố cục? Nội dung từng phần trong bố cục?
– Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì?
-> Làm tăng độ tin cậy, tính thuyết phục cho câu chuyện.            
H. Em đã được học văn bản nước ngoài nào có cùng cách viết sử dụng ngôi kể thứ nhất?
* GV chiếu phần chốt trên máy.
Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm
II. HS tìm hiểu văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
1. HS tìm hiểu khái quát văn bản.
+ Hs hoạt động nhóm bàn ( 2 phút )
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung
– Nghe gv nhận xét, chốt
– Thể loại: tiểu thuyết
– PTBĐ: Tự sự + miêu tả
– Giọng điệu: hài hước
– Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Rô- bin-xơn tự kể chuyện mình).
->Tăng tính thuyết phục.
– Bố cục: 3 phần
+Phần 1.
Đoạn 1. Mở đầu – tự giới thiệu về bức chân dung
+Phần 2.  
– Đoạn 2 +3: Trang phục của Rô-bin-xơn
– Đoạn: “Quanh người tôi … khẩu súng của tôi”: Trang bị của Rô-bin-xơn
+Phần 3. Đoạn còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn
+ Nhớ lại, trả lời.
– Buổi học cuối cùng (A. Đô-đê)
– Hai cây phong(Ai-ma-tốp)
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết.
*Toàn bộ đoạn trích là bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn.
*Đọc lướt đoạn 1.
H. Nhân vật tôi tự cảm nhận về chân dung của mình như thế nào? Cảm nhận ấy chứng tỏ điều gì? 
Gv tích hợp môn địa lí: điều kiện tự nhiên ở đảo    
H. Em có nhận xét gì về những lời văn được tác giả sử dụng trong đoạn? Tác dụng?
2. HS tìm hiểu chi tiết
+ HS trả lời cá nhân  
+/ Tự cảm nhận về bức chân dung của mình :
– Hình dung đồng bào gặp mình khi đang đi dạo chơi trên quê hương nước Anh.  
– Thái độ của mọi người: hoặc sẽ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc
->  Chứng tỏ hình dáng, bộ dạng kì lạ, quái đản của anh.
->  Chứng tỏ cuộc sống thật thiếu thốn và khắc nghiệt nơi đảo hoang buộc anh phải ăn mặc và trang bị như vậy để tồn tại
+ Suy nghĩ, rút nhận xét
– Lời văn: giọng kể dí dỏm, hài hước, lời kể như lời tự giễu cợt mình
-> Tác dụng: tạo ấn tượng, kích thích sự tò mò của bạn đọc.
H. Thông thường khi miêu tả chân dung thì bộ phận nào thường được miêu tả nhiều nhất và quan trọng nhất? Trong bài văn này thì như thế nào ?+ HS trao đổi nhóm theo gợi ý của GV.
– Thông thường miêu tả gương mặt
– Tác giả để cho tôi tự miêu tả về mình: từ trang phục (mũ, quần áo, giầy dép) theo trật tự từ trên xuống dưới, sau đó đến những vật dụng mang theo rồi đến bức hoạ- gương mặt.
* Nêu yêu cầu: Rô-bin-xơn đã kể và tả trang phục của mình như thế nào ?            
H. Có gì khác thường trong trang phục của Rô Bin Xơn ?      
– Vì sao phải tự tạo trang phục cho mình ?
* GV giải thích thêm để HS hiểu về cuộc sống của Rô Bin xơn.  
– Phải tạo ra trang phục: Là người nước Anh, ở miền ôn đới, sống sót sau vụ đắm tàu, dạt vào một đảo hoang ở xích đạo ( 15 năm): xứ nhiệt đới: mưa nắng khắc nghiệt: mũ, che sau gáy,…
– Quần áo là những tấm da dê buộc túm vì đồ dùng không còn dùng được do thời gian và thời tiết khắc nghiệt.
+ HS thảo luận nhóm bàn, Trình bày, nhận xét,bổ sung
-Trang phục :
+ mũ: to tướng, cao lêu đêu chẳng ra hình thù gì, bằng da dê để che nắng, che mưa.
+ áo: da dê, vạt dài lưng chừng hai bắp đùi.
+ quần: loe đến đầu gối, bằng da dê, lông dê thõng xuống quá bắp chân chẳng khác quần dài.
+ ủng: có một đôi giống như ủng bao quanh bắp chân, hình dáng hết sức kì cục.
+ Suy nghĩ, trả lời. Lí giải nguyên nhân.
Trang phục: thô sơ, do anh tự chế tạo.
Chất liệu: bằng da dê: con vật có ở trên đảo do anh săn bắt được và thuần dưỡng nó.
-> Phù hợp với hoàn cảnh ở đảo: chống lại cái nóng, cái rét thất thường của miền xích đạo
H. Nêu nhận xét của em về cách miêu tả của tác giả ? Qua đó giúp em hình dung ntn về trang phục của Rô-bin-xơn ?  + Suy nghĩ, rút ra nhận xét
– kể bằng cách miêu tả theo trình tự từ trên xuống dưới, tả cụ thể tỉ mỉ về hình dáng, chất liệu và công dụng của trang phục
=> trang phục tự tạo, lôi thôi, kì quặc, cồng kềnh, phù hợp với hoàn cảnh khắc nghiệt ở trên đảo hoang.
H. Từ trang phục đó giúp cho em hiểu được điều gì về cuộc sống của người mặc trang phục này ? + Tự do bộc lộ – Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết nhưng luôn tỏ ra lạc quan.
* GV chốt tiết 1, chuyển tiết 2.
Trong bức chân dung tự họa của mình thì ngoài việc anh miêu tả trang phục  thì còn miêu tả trang bị và diện mạo của mình. Ẩn chứa đằng sau bức chân dung tự họa đó  giúp chúng ta hiểu được điều gì về cuộc sống cũng như tinh thần của Rô-bin-xơn. Thì cô và các em sẽ tìm hiểu ở tiết sau.
* GV cho HS làm BTTN củng cố tiết 1.
+ HS nghe                
H. Rô-bin-xơn tự trang bị cho mình nhưthế nào? H. Chàng không đeo kiếm & dao găm mà lại đeo cái cưa nhỏ, rùi nhỏ, chứng tỏ điều gì ?
* GV bổ sung: Nhờ có cây súng, thuốc súng và đạn ghém mà R duy trì cuộc sống bằng cách săn bắn & có cả da dê để làm trang phục. Về sau chàng còn trồng được lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và chàng còn bẫy được cả dê, nuôi dê cho chúng sinh sản
H. Em có nhận xét gì về những trang bị, dụng cụ, đồ dùng của Rô-bin-xơn ?
+ Liệt kê chi tiết, trả lời
– Trang bị:  
+ thắt lưng: rộng bản  bằng da dê phơi khô, có dây buộc thay khóa + dụng cụ: cưa, rìu đeo ở dây thắt lưng .
+ thuốc súng và đạn ghém đựng trong túi đeo lủng lẳng ở đai vắt qua vai.
+ gùi đeo sau lưng, súng khoác bên vai
+ Dù lớn bằng bằng da dê giương trên đầu….
+  Suy nghĩ, trả lời.Nghe GV bổ sung  
Cưa nhỏ và rìu nhỏ là những công cụ cần thiết trong lao động của chàng: chặt cây, cưa gỗ dựng lều lấy chỗ che nắng che mưa, rào giậu chỗ ở đề phòng thú dữ và sau này còn rào khoảng đất nuôi dê      
+ Suy nghĩ, rút nhận xét.
=> Lỉnh kỉnh, cồng kềnh
H. Tại sao rô-bin-xơn lại ăn mặc và trang bị cho mình bằng những vật dụng lỉnh kỉnh như vậy ?+ Thảo luận nhóm bàn, trình bày. Nhóm khác bổ sung
– Cuộc sống của một người đắm tàu, sống một mình trên đảo hoang ròng rã gần 15 năm, phải một mình đối mặt với chính mình
– Phải vượt qua thử thách của cuộc sống: Để sống được và tồn tại được ở trên đảo phải đề phòng thú dữ. chống chọi với nắng, mưa, gió rét, gió bão, bệnh tật, nỗi cô đơn một mình.
– Để hi vọng có ngày được trở về đất liền.
H. Em có nhận xét gì về những trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn và từ đó giúp em cảm nhận được được điều gì về nhân vật này ?                                               
GV: Một bức chân dung kì vĩ lạ lùng bởi cái vỏ dê mà anh tạo ra, bởi các công cụ mà anh mang theo mình
+ Thảo luận, khái quát, trả lời theo nhóm.
– Là những thứ do anh tự tạo ra, rất độc đáo, đặc biệt, phù hợp, tiện dùng
=> Là kết quả của sự lao động sáng tạo, ý chí, nghị lực
=> Con người của công việc, của lao động và luôn trong tư thế sẵn sàng lao động. Cái vỏ da dê không cản trở anh mà giúp anh tạo ra vóc dáng mới, kì vĩ hơn.
=> Thông minh, khéo léo, giàu trí sáng tạo, có đầu óc thực tế,
H: Khi miêu tả diện mạo của Rô – Bin – Xơn tác giả tập trung vào những chi tiết nào? Anh tả khuôn mặt mình như thế nào? Vì sao anh chỉ nhận xét và tả bộ ria? – Diện mạo.
+ Da không đến nỗi đen cháy.
+ Râu ria có lúc dài đến hơn một gang tay.
+ Hàng ria môi trên được xén tỉa thành một cặp to tướng, chiều dài và hình dáng kì quái khiến mọi người phải khiếp sợ.
H: Vì sao có lúc Rô-Bin-Xơn không cắt râu? Nhưng có lúc lại cắt râu cho mình vì lẽ gì?  + Suy nghĩ, bộc lộ cá nhân.
– Có lúc bi quan, có thể là chán cuộc sống nhưng có lúc vẫn còn hi vọng sống và muốn sống cho đàng hoàng.
H: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả Rô- Bin- Xơn tự chăm sóc hàng ria của mình? Điều đó cho thấy cách sống của Rô- Bin – Xơn như thế nào?
H: Qua diện mạo em hiểu gì về cuộc sống và con người của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ?
+ Phát hiện chi tiết, rút ra cảm nhận.
– Xén tỉa thành một cặp ria mép to tướng … phải khiếp sợ
– Lạc quan, Hết sức thiếu thốn khó khăn gian khổ đối với một con người đơn độc, chấp nhận và cải tiến hoàn cảnh, không không đánh mất hi vọng sống trở
* Cho HS thảo luận: Qua bức chân dung tự họa, em hình dung được điều gì về cuộc sống của Rô- bin-xơn trên đảo hoang?
– Các chi tiết: chiếc mũ, cái dù, quần áo, ủng…. bằng da dê gợi cho ta thấy điều gì?
-Tất cả các vật dụng như cưa, rìu, súng… cho ta thấy được điều gì? Thể hiện sự lao động của Rô-bin-xơn như thế nào?
*GV: N/vật đã tự kể về mình rất chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ với những vật dụng tự chế, tiện dụng trong hoàn cảnh khắc nghiệt ở đảo. Đây là sự lao động rất sáng tạo.
+HĐ theo  nhóm bàn, đại diện trình bày. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
– Sống trên hoang đảo hơn 10 năm.
– Chiếc mũ, mảnh da dê rủ xuống …, dù che trên đầu, trang phục tất cả bằng da dê  
-> Thời tiết khắc nghiệt, cuộc sống chủ yếu là nhờ săn bắt.
-Tất cả các vật dụng như cưa, rìu, súng…
-> Công cụ lao động để duy trì cuộc sống và tự bảo vệ mình.
=>Vô cùng gian khổ, khó khăn nhưng đầy sáng tạo.
H. Cuộc sống của Rô-bin-xơn vô cùng khó khăn nhưng điều gì đã khiến anh vượt qua?
– Nhận xét giọng điệu, lời kể của Rô-bin-xơn?
– Giọng điệu, lời kể đó đã thể hiện ý chí nghị lực gì của Rô-bin-xơn?
* GV chốt lại, bổ sung: Rô-bin-xơn bị rơi vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nếu là người khác rơi vào hoàn cảnh ấy có lẽ đã chán nản, tuyệt vọng, buông xuôi. Rô-bin-xơn không vậy, chàng bám chắc lấy cuộc sống, không hề sống lay lắt mà luôn phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt hơn. Bước sang năm thứ 11, anh đã bắt tay chăn nuôi, 2 năm sau có đàn dê 43 con, vắt sữa, làm bơ, thuộc da may áo quần. Rô-bin-xơn không bị TN khuất phục mà trái lại, anh dùng trí tuệ, đôi bàn tay và ý chí để cải tạo TN, bắt TN phải phục vụ đời sống của mình.
+ Suy nghĩ, thảo luận nhóm bàn, trình bày.
-Không một lời than phiền, đau khổ.
-Giọng kể hài hước: Chàng nghĩ rằng mọi người sẽ hoảng sợ hoặc phá lên cười, chính mình cũng mỉm cười : trang phục kỳ lạ, không tưởng tượng nổi, lố lăng.
– Chân thật, lạc quan
– Chịu đựng gian khổ, biết rèn luyện sức khỏe để thích ứng với hoàn cảnh.
– có lúc để mặc ria mép : bi quan, chán sống. – Tỉa, xén, chăm sóc ria mép : hài hước so sánh bộ ria mép to tướng, vểnh cao ấy với cái mắc để treo mũ.
® Lạc quan, muốn trở về, không tuyệt vọng.
->Tinh thần lạc quan, bất chấp mọi khó khăn gian khổ. (chinh phục thiên nhiên,luôn phấn đấu để cuộc sống ngày càng tốt hơn )
H. Qua bức chân dung tự họa, qua giọng kể hài hước, em hiểu gì về Rô-bin-xơn trong những ngày sống trên đảo hoang? Em học tập được điều gì từ n/vật này?
Tích hợp môn GDCD: con người cần ý chí, nghị lực, niềm tin để chiến thắng hoàn cảnh
+ HS khái quát, trình bày.
-> Cuộc sống vô cùng gian khổ, khó khăn và tinh thần lạc quan của Rô- bin-xơn.
-> Phải có lòng kiên trì, ý chí quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, biết lao động sáng tạo để tạo lập cuộc sống….              
III. Hướng dẫn Hs đánh giá, khái quát
– Sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút
H. Em hãy khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa của văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang ?                  * Gv chốt bài, gọi hs đọc ghi nhớ.
IV. Hướng dẫn hs luyện tập
– Gọi hs lên bảng làm
– Nhận xét và sửa chữa
– Gv đưa bài tập 2 lên bảng phụ
– Gọi hs đọc yêu cầu
– Tổ chức hs hoạt động cá nhân
– Gv nhận xét bổ sung, sửa chữa  
– Gv đọc đoạn văn mẫu
– Hình thành kĩ năng đánh giá tổng hợp
III. HS đánh giá, khái quát
+ Hs khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa.
1. Nghệ thuật
– Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.
– Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.
2. Nội dung.
– Hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn và bức chân dung tự hoạ của…
– ý chí, nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan của nhân vật.
3. Ý nghĩa.
Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.
+ Hs đọc ghi nhớ
Kĩ năng Tư duy, sáng tạo
IV. Hs luyện tập
– Hs lên bảng làm
– Hs khác nhận xét và sửa chữa  
– Hs đọc yêu cầu
– Hs làm ra vở bài tập
– Đại diện hs trình bày
– Hs khác nhận xét
– Hs lắng nghe gv nhận xét
– Chữa vào vở bài tập của mình
– Hs lắng nghe đoạn văn mẫu

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Gv giao bài tập  
– Hs: Em rút được bài học gì sau khi đọc văn bản?  
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Gv giao bài tập  
– Tìm đọc toàn bộ tác phẩmRô-bin-xơn  Cru-xô
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: 1 phút

a. Học bài :-  Học thuộc bài giảng và phần ghi nhớ

                   –  Kể tóm tắt tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang.

                   – Làm hoàn thiện bài tập 2

b. Chuẩn bị bài

Soạn “Tổng kết ngữ pháp”

Yêu cầu: Trả lời câu hỏi bài tập theo từng phần

Xem thêm: Giáo án Khởi ngữ Ngữ văn 9 chuẩn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:07:49.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*