Giáo án Thuốc tác giả Lỗ Tấn chi tiết nhất

Giáo án Thuốc

Giáo án Thuốc giúp HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học : Thuốc

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi-Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh, phim về Cách mạng Tân Hợi ( Trung Quốc)

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Thuốc

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn về một chi tiết nghệ thuật hay trong truyện;.

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện;

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài đọc hiểu văn bản;

b/ Thông thạo: các bước làm đọc hiểu;

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản truyện nước ngoài;

b/ Hình thành tính cách: tự tin, sáng tạo khi tìm hiểu văn bản nước ngoài;

c/Hình thành nhân cách:

-Biết trân quý những giá trị văn hóa truyền thống truyện ngắn nước ngoài đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong truyện ngắn nước ngoài ,     4. 4.Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến truyện ngắn của Lỗ Tấn;

– Năng lực đọc – hiểu tác phẩm truyện ngắn của Lỗ Tấn;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về truyện ngắn của Lỗ Tấn;

  – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật truyện ngắn của Lỗ Tấn;

– Năng lực phân tích, so sánh ý nghĩa các chi tiết nghệ thuật trong truyện của Lỗ Tấn;

 – Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học;

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (Giáo án Thuốc lớp 12)

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng  cần đạt, năng lực cần phát triển
– GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả 03 tác giả VHNN
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Bên cạnh các tác giả lớn của VHVN hiện đại mà các em đã học, ở HK2 này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu 03 nhàn văn lới của 3 nước: Trung Quốc, Nga và Mĩ…
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.  
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.    
– Có thái độ tích cực, hứng thú.

& .2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Thao tác 1: Tổ chức tìm hiểu chung
GV gợi ý:
– Tiểu sử, con người?
– Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc?
– Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn?
– Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn?
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
– Lỗ Tấn (1881-1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân.
– Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
– Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc.
– Trước khi học nghề y:
+ Từng học nghề hàng hải với mong muốn đi nhiều nơi để mở mang tầm mắt.
+ Sau đó, ông học nghề khai thác mỏ với ước vọng làm giàu cho Tổ quốc.
+ Nhưng ông đều thất vọng.
– Khi học nghề y:
+ Nhờ học giỏi, ông nhận học bổng của Nhật.
+ Ông chọn học ngành y để chữa bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín, … như cha mình.
+ Đang học trường Cao đẳng Y khoa Tiên Đài thì một lần xem phim, ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga.
+ Ông giật mình mà nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
– Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn:
+ Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
+ Toàn bộ sáng tác của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng vĩ đại của Trung Quốc thế kỉ XX, được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”, là “kĩ sư tâm hồn” của dân tộc.
– Năm 1981, kỉ niệm 100 năm ngày sinh, Lỗ Tấn được phong tặng danh hiệu “Danh nhân văn hoá nhân loại”.
– Thời trẻ, Bác Hồ “thích đọc Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Quốc”.
+ Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới,  hơn chục tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao. GV nêu câu hỏi: Tác phẩm Thuốc được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu bố cục và tóm tắt truyện? HS đọc mục Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu những nét chính về Lỗ Tấn. HS đọc và tóm tắt tác phẩm, thảo luận và trình bày trước lớp.
I. TÌM HIỂU CHUNG  
1. Tác giả:   
– Lỗ Tấn (1881 – 1936), nhà văn CM Trung Quốc, người đã từ bỏ nghề thuốc làm nghề văn vì cho rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.  
2. Truyện Thuốc:  
a. Hoàn cảnh sáng tác:  
Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.
– Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân. – Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc.                                        
b. Bố cục:
Phần I: Thuyên mắc bệnh lao, được lão Hoa đi mau thuốc chữa bệnh là chiếc bánh bao tẩm máu người (Mua thuốc)
Phần II: Vợ chồng lão Hoa cho Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu với hy vọng chữa khỏi bênh cho con, nhưng Thuyên vẫn ho dữ dội. (Uống thuốc)
Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (Bàn về thuốc)
Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ của Hạ Du và Thuyên cùng đi thăm mộ con. Họ bối rối, bàng hoàng khi nhìn thấy có vòng hoa trên mộ Hạ Du (Hậu quả của thuốc).
Thao tác 1: Tìm hiểu Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
GV gợi dẫn: Nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn của nhan đề? Liên tưởng giữa nhan đề (Thuốc) với chiếc bánh bao tẩm máu?
−  Hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người được miêu tả như thế nào? gây cho em cảm giác gì?
−  Nhan đề Thuốc (Dược) chính là chỉ chiếc bánh bao quái đản này, có những ý nghĩa gì?
– HS trả lời.
+ Là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao của những người Trung Quốc lạc hậu, u mê.
+ Thứ mà ông bà Hoa xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó.  
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
+ Bố mẹ thằng Thuyên hoàn toàn tin tưởng và đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên.
+ Nhưng ăn bánh bao tẩm máu người thằng Thuyên vẫn phải chết.
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
+ Chiếc bánh bao – liề thuốc độc ấy được pha chế bằng máu của người cách mạng xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân.., trong đó có bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang…
+ Những con người ấy lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.  
– Thao tác 2: Tìm hiểu hình ảnh nhân vật Hạ Du.
GV: Trình bày những hiểu biết của em về cuộc cách mạng Tân Hợi?
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
+ Thành công là lật đổ được chế độ phong kiến nhưng có nhược điểm là xa rời quần chúng nên họ không hiểu và thờ ơ với cách mạng.
+ Mặt khác, đây là cuộc cách mạng nửa vời: cội rễ phong kiến không bị đánh bật hoàn toàn, đời sống nông thôn Trung Quốc không có gì thay đổi.  
GV: Theo hiểu biết của em, nguyên mẫu của nhân vật Hạ Du là ai?      
GV: Nhân vật Hạ Du xuất hiện như thế nào trong tác phẩm? Nhân vật này có vai trò như thế nào trong truyện?  
GV: Nhân vật Hạ Du tiêu biểu cho những ai?    
GV: Anh có những tính cách, phẩm chất như thế nào qua lời kể của các nhân vật trong quán? Qua đó, em hiểu được lí tưởng cách mạng của anh là gì?
GV: Qua nhân vật Hạ Du, em cảm nhận được thái độ, tình cảm gì của tác giả dành cho nhân vật?
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
o Dám tuyên truyền cách mạng ngay cả với người cai ngục trong những ngày cờ hành hình.
o Lí tưởng cách mạng của anh là lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập dân tộc.    
GV: Những việc làm của Hạ Du được mọi người trong truyện nhận thức như thế nào?
HS trả lời cá nhân với kết quả mong đợi:
o Chú anh cho là anh đi “làm giặc” nên đã tố giác anh.
o Quần chúng chờ anh  chết để lấy máu làm thuốc chữa bệnh.
o Đến cả mẹ anh cũng không hiểu đứa con mình, gào khóc kêu anh chết oan.    
GV: Theo em, vì đâu mà mọi người lại có cái nhìn, thái độ như thế đối với anh?
+ GV chốt lại.
Thao tác 3: Ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du
Gv dẫn dắt vào câu chuyện bàn luận trong quán trà về Hạ Du và yêu cầu HS phân tích ý nghĩa cuộc bàn luận đó.            Thao tác 4 : Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du        
GV dẫn dắt: Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. HS tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du?  
HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến        
II. Đọc – hiểu
1. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu:  
– Tầng nghĩa ngoài cùng:            
Và Đó là thứ thuốc của mê tín dị đoan.     – Tầng nghĩa thứ hai: Và Tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần phải giác ngộ ra. Người  Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
– Ý nghĩa thứ ba: Và Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.      
2. Hạ Du – hình ảnh tượng trưng của cách mạng Tân Hợi:
– Cuộc cách mạng Tân Hợi:                
– Nguyên mẫu của nhân vật Hạ Du là chiến sĩ Thu Cận: Nhà nữ cách mạng tiên phong, tham gia khởi nghĩa , bị bắt và bị hành hình. Và Truy điệu Hạ Du cũng là truy điệu Thu Cận và cả lớp người giác ngộ sớm.
– Trong truyện, Hạ Du xuất hiện gián tiếp, sau khi bị hành hình, qua câu chuyện của các vị khách trong quán trà và nấm mộ có vòng hoa.
– Hạ Du tiêu biểu cho những người cách mạng sớm giác ngộ lí tưởng, mà quần chúng mê muội gọi anh là “điên” vì dũng cảm “đi trước bình minh” của dân tộc và vì anh thức tỉnh khi mọi người còn u mê
+ Anh dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn: Và Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng, khâm phục cho những chiến sĩ anh hùng, dũng cảm hi sinh cho đất nước, cho tương lai.
+ Nhưng mục đích, ý chí và hành động của Hạ Du lại được nhận thức trong cái nhìn xa lạ, ấu trĩ của quần chúng:  
Và Đó là vì anh xa rời quần chúng, chưa kịp giác ngộ cho họ nên họ nhìn anh bằng con mắt miệt hị, u mê và máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa. Qua nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa cho những chiến sĩ tiên phong.        
3. Ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du
-Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” – chiếc bánh bao tẩm máu người.
-Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển sang bàn về bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí.
– Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu Năm gù) và hai người chỉ có đặc điểm (“Người trâu hoa râm”, “anh chàng hai mươi tuổi”).
– Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy:
+ Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang
+Bộ mặt lạc hậu cảu dân chúng Trung Quốc đương thời    
+ Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du.
4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du
– Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa thu, mùa xuân .
+ Buổi sáng đầu tiên có 3 cảnh: cảnh sáng tinh mơ đi mua bánh bao chấm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà…. Ba cảnh gần như liên tục, diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội.
+ Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ. Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.
– Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
– Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.
Tổ chức tổng kết HS nhận xét, đánh giá chung về giá trị của tác phẩm
HS thảo luận về ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người?
+ HS thảo luận và trả lời  
HS nhận xét, đánh giá chung về giá trị của tác phẩm  
III/ Tổng kết (Giáo án Thuốc)
1. Nghệ thuật:
– Hình ảnh, ngôn từ giàu tính biểu tượng.
– Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lối cuốn.
2. Ý nghĩa văn bản
– Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
– Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ.

3.LUYỆN TẬP (Giáo án Thuốc) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HSKiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1: Ý nghĩa của tên truyện Thuốc là gì? 
a. Thuốc chữa bệnh và thuốc độc giết người.
b. Thuốc chữa bệnh và thuốc tăng lực.
c. Thuốc trị bệnh lao của những người dân u mê lạc hậu, thuốc độc giết người, thuốc trị bệnh hờ hững, u mê của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của cán bộ cách mạng.
d.Thuốc trị bệnh lao, thuốc độc giết người, thuốc trị bệnh hờ hững, u mê của quần chúng và bệnh chủ quan cùa cán bộ cách mạng.
Câu hỏi 2: Chủ đề của truyện Thuốc là gì?
  
a. Chống mê tín dị đoan.
b. Nói về sự u mê, tê liết quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong.
c. Tố cáo giai cấp thồng trị bóc lột và phương pháp cách mạng của Đảng Cộng Sản Trung Quốc thời bấy giờ.
d. Lời cảnh cáo khi dùng thuốc chữa bệnh.
Câu hỏi 3: Truyện “Thuốc” có 4 phần, chọn cách đặt tiêu đề của mỗi phần sao cho phù hợp?
a. Niềm tin mù quáng – Niềm vui đau khổ – Sự u mê bất nhân – Hy vọng le lói.
b. Niềm tin mù quáng – Niềm vui thoáng qua – Sự u mê bất nhân – Mong manh hy vọng.
c. Niềm tin mù quáng – Niềm vui đau khổ – Sự u mê bất nhân – Xóa nhòa ranh giới.
d. Bước đi trông đêm – Cười ra nước mắt – Hờ hững vô nhân – Hy vọng.
Câu hỏi 4:  Trong tác phẩm, Lão Hoa Thuyên ra đi trong đêm để làm gì?
  
a. Mua lương thực.
b. Mua trà.
c. Mua “thuốc” chữa bệnh lao cho con trai.
d. Mua hàng cấm.
Câu hỏi 5:  Thuốc chữa bệnh lao được tác giả mô tả trong tác phẩm là gì?
  
a. Thuốc đông y.
b. Thuốc tân dược.
c. Bánh bao tẩm máu người chết chém nướng cháy.
d. Thuốc Tây
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
ĐÁP ÁN [1]=’c’ [2]=’b’ [3]=’a’ [4]=’c’ [5]=’c’  

 4.VẬN DỤNG (Giáo án Thuốc) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
“…Một lúc sau, người đi viếng càng đông. Bóng kẻ già, người trẻ thấp thoáng giữa các nấm mộ.
Không hiểu sao, bà Hoa cảm thấy người nhẹ đi như cất được gánh nặng. Bà ta nghĩ đến chuyện về, khuyên giải bà già kia:
         
– Ta về đi thôi!         
Bà kia thở dài một cái, uể oải thu dọn bát đĩa, lại chần chừ một lúc, rồi cũng chậm rãi bước đi, lẩm bẩm nói một mình.       
– Thế là thế nào nhỉ?
Hai bà đi, chưa được vài ba chục bước, bỗng nghe sau lưng một tiếng “Cọa… ạ” rất to. Hai bà giật mình, ngoảnh lại, thì thấy con quạ xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa.”              
( Trích Thuốc- Lỗ Tấn)
Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau :
1. Xác định vị trí đoạn văn trên trong tác phẩm? Nêu những ý chính của đoạn văn trên?
2. Nêu ý nghĩa câu hỏi của nhân vật bà Hạ Du Thế là thế nào nhỉ?
3. Nêu sự khác nhau về biểu tượng hình ảnh con quạ trong quan niệm của người Việt Nam và quan niệm của người Trung Quốc ?  
–  HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báocáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
1. Đoạn văn trên thuộc phần kết truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn;
Những ý chính của đoạn văn trên:
–  Cuộc gặp gỡ giữa 2 bà mẹ đau khổ là bà Hoa Thuyên và bà mẹ Hạ Du tại nghĩa địa vào tiết Thanh Minh.
– Hình ảnh con quạ bay vút về phía chân trời xa.
2. Ý nghĩa câu hỏi của nhân vật bà Hạ Du Thế là thế nào nhỉ?  
– Câu hỏi trước hết chính là thể hiện sự bế tắc, lạ lẫm của bà mẹ khi ngay cả bà cũng không hiểu ý nghĩa việc làm của con trai.  
– Câu hỏi còn thể hiện sự băn khoăn, đau khổ, tự trách của bà mẹ. 
– Câu hỏi cũng là sự day dứt của nhà văn về mối quan hệ gắn bó giữa quần chúng và cách mạng.
3. Sự khác nhau về biểu tượng hình ảnh con quạ trong quan niệm của người Việt Nam và quan niệm của người Trung Quốc:
–  Ở Việt Nam, con quạ là kẻ tham ăn, vì thế nó đã phải mang bộ lông màu đen suốt đời, là biểu tượng của điềm dữ, thường gắn liền với bất hạnh của con người;
– Trong văn hoá Trung Hoa, con quạ là con chim của mặt trời, là hiện thân của mặt trời, đồng thời là biểu tượng của đức hiếu thảo, là một dấu hiệu thần kì để tái lập trật tự xã hội. Vì thế, ở cuối truyện, hình ảnh con quạ xuất hiện vút bay thẳng về phía chân trời xa gợi niềm tin của tác giả về sự thay đổi của cách mạng Trung Quốc. Trật tự xã hội đất nước Trung Quốc sẽ được lập lại thành một khối thống nhất.  

5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Từ truyện Thuốc, bày tỏ suy nghĩ về một căn bệnh tinh thần của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay ( đoạn văn khoảng 200 từ)
-HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Viết đoạn văn theo yêu cầu. Chọn lựa một trong những bệnh tinh thần như bệnh lười biếng, bệnh vô trách nhiệm.., để phân tích hậu quả, nguyên nhân, biện pháp khắc phục.

Xem thêm: Giáo án Vợ chồng A Phủ ngữ văn 12 chi tiết nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-21 16:41:09.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*