Giáo án Biên bản Ngữ văn 9 chi tiết nhất

Giáo án Biên bản giúp học sinh phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống thực tế.

Giáo án Biên bản
Giáo án Biên bản Ngữ văn 9 chi tiết nhất

Tham khảo: Giáo án Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9

I. GIÁO ÁN BIÊN BẢN – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

   1. Kiến thức :

– Giáo án biên bản giúp học sinh nắm được những yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản

– Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống

2. Kỹ năng :

– Biết cách viết biên bản sự vụ hoặc hội nghị

3. Thái độ:- Hình thành thói quen nghiêm túc, cẩn thận khi viết biờn bản

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,  KĨ NĂNG CỦA GIÁO ÁN BIÊN BẢN

1. Kiến thức

– Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống

2. Kĩ năng

– Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.

3. Thái độ: nghiêm túc, cẩn thận khi viết biên bản

4. Kiến thức tích hợp:– Tích hợp thực tế đời sống

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ

1. Thầy: Bảng phụ, một số VD ngoài SGK

2. Trò: Soạn bài theo hướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.

* Bước 1: Ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số  và nội vụ)

* Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (3-5′)        

– Mục tiêu: Kiểm tra sư chuẩn bị của hs và kiến thức cũ

– Phương án: Kiểm tra đầu giờ, hình thức câu hỏi

H. Em hãy nhắc lại những văn bản hành chính công vụ mà em đã học ở các chương trình lớp 6,7,8 ? Hãy nêu bố cục chung của những loại văn bản đó?

* Bước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Ph­ương pháp: thuyết trình, trực quan.

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết  trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– GV hỏi: Khi tham dự hội nghị em muốn ghi lại diễn biến sự việc, em cần sử dụng kiểu văn bản nào?
Từ câu trả lời của hs gv dẫn vào bài mới
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
– HS nhận xét
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).

+ Thời gian:  Dự kiến 20p

+ Hình thành năng lực:Giao tiếp:  nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác  

HOẠT ĐỘNGCỦA THẦYHOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm của biên bản.
* Cho HS quan sát 2 VB. Gọi HS đọc. Nêu yêu cầu:
– Người ta viết biên bản để làm gì?
– Biên bản ghi lại những sự việc gì?
– Biên bản cần đạt được những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
H. Hãy kể tên một số loại biên bản đã viết, đã gặp trong cuộc sống?
* Tổ chức hs thảo luận nhóm ( 3 phút )
– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại.
– GV bổ sung : Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm luận cứ chứng minh các sự kiện thực tế, làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định xử lý. Vì vậy biên bản phải miêu tả các sự việc, hiện tượng kịp thời, tại chỗ, đầy đủ, chi tiết.
Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác
I. HS tìm hiểu đặc điểm của biên bản
+1HS đọc, lớp nghe.
-Suy nghĩ, trao đổi, trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
– Hs thảo luận nhóm ( 3 phút )
– Làm ra phiếu bài tập
– Đạidiện nhóm trình bày
– Nhóm khác nhận xét, bổ sung
– Hs lắng nghe gv chốt
– Là loại văn bản ghi chép lại một cách trung thực, chính xác đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra.
– Biên bản được dùng làm chứng cớ, cơ sở để xem xét, kết luận một sự việc hoặc sự kiện nào đó
– Biên bản phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
+ Ghi chép trung thực đầy đủ, không suy diễn chủ quan
+ Thủ tục chặt chẽ: Cần được đọc lại cho người tham dự nghe để sửa chữa, bổ sung và nhất trí, ghi thời gian và địa điểm cụ thể.
+ Lời văn ngắn gọn, chính xác.
H. Qua tìm hiểu các loại BB, em hiểu biên bản là gì?
*GV chốt lại KN về BB.
+Khái quát, trình bày.
-Nghe, ghi nhớ.
II. Hướng dẫn hs tìm hiểu cách viết biên bản
* GV nêu yêu cầu:
H.Biên bản gồm những đề mục nào? Chúng được sắp xếp ra sao? Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào?  
Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này thế nào? Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì?
H. Quan sát vào 2 biên bản, em hãy giới hạn phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc.
H. Điểm giống và khác nhau giữa hai loại biên bản là gì?    
H.Theo em, những mục nào không thể thiếu trong một biên bản?
*GV kết luận lại.  
* Cho HS thảo luận: Qua tìm hiểu một số biên bản, em hãy rút ra cách thức viết một biên bản?
H. Phần mở đầu của BB gồm những mục gì? Tên BB được viết như thế nào?
H. Phần nội dung BB gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những mục này trong biên bản? Tính chính xác, cụ thể của BB có giá trị như thế nào? H.Phần kết thúc BB có những mục nào? Mục kí tên dưới BB nói lên điều gì?
H. Lời văn của BB phải như thế nào?
*GV kết luận lại
Gv: Nêu chú ý: Khi viết biên bản không dùng ngôn ngữ bóng bẩy, không dùng biện pháp nghệ thuật  
II. Hs tìm hiểu cách viết biên bản
+ Hs trả lời cá nhân. HS khác bổ sung.
1.Các mục trong biên bản.
– Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản….
– Phần nội dung: diễn biến và kết quả sự việc
– Phần kết thúc: thời gian, chữ kí của các thành viên…              
+ HS quan sát, trả lời cá nhân.
– HS thảo luận nhóm cặp trả lời.
*Điểm giống và khác nhau
– Giống: Cách trình bày các mục và một số mục cơ bản
– Khác: Về nội dung cụ thể.
+ HS nêu một số mục không thể thiếu.
* Một số mục không thể thiếu.
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung
+ Kết thúc.
+ Hs thảo luận nhóm( 5 phút )
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Nhận xét, bổ sung
a.Phần mở đầu:
Quốc hiệu, tiêu ngữ : viết giữa dòng, cân đối trên trang giấy với 2 bên lề phía trên. “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”:  Mỗi từ cách nhau dấu gạch ngang và viết hoa chữ cái đầu.
– Tên biên bản: viết chữ in hoa to và các quốc hiệu từ 1 – 2 dòng, cân đối hai bên lề.
– Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách … lần lượt ghi bên dưới.                       
b.Phần nội dung:
Diễn biến và kết quả của sự việc: ghi ngắn gọn, cụ thể, chính xác, khách quan, trung thực.(Vì nó là cơ sở cho các nh/định, kết luận, các quyết định xử lí…)      
c.Phần kết thúc:
– Thời gian kết thúc.
– Chữ kí, họ tên các thành viên có trách nhiệm, đại diện…
*Lời văn của BB: cần ngắn gọn, chính xác.
+ Lắng nghe gv chốt
H. Khi viết văn bản cần lưu ý điều gì? – Khi viết quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản cần như thế nào?
– Cách trình bày các mục như thế nào
– Các kết quả bằng số liệu được trình bày ra sao?
– Họ tên, chữ ký như thế nào?
* GV cho HS thảo luận,rút ra 1 vài lưu ý khi viết biên bản,Gv kết luận đúng).
– HS thảo luận theo nhóm bàn, trình bày, nhận xét, bổ sung
– Quốc hiệu, tiêu ngữ: Chữ in hoa, có dấu ( phía trên bên phải)
– Tên biên bản: Giữa dòng ( chữ lớn)
– Giữa các mục phải có khoảng cách vừa phải,ngăn cách các phần với lề,trên, dưới.
– Các số liệu: trình bày rõ ràng, khoa học, dễ nhìn.
– Họ tên, chữ ký phải rõ, to, dễ nhận.
H. Qua việc tìm hiểu về biên bản, hãy cho biết:
– Đặc điểm của biên bản?
– Cách thức viết 1 BB?
– Khi viết biên bản, ta cần lưu ý điều gì?
+ HS khái quát, trả lời.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Làm được bài tập từ SGK, các bài tập khắc sâu kiến thức chính.
Nhiệm vụ: Trao đổi hoạt động nhóm, động não, tư duy độc lập….Cách thực hiện như sau:
III. Hướng dẫn hs luyện tập
* Gv gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1
– Gọi hs làm bài
– Nhận xét, chốt các tình huống
* Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2 GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị kỹ ở nhà, chuẩn bị cho tiết luyện tập :
– Tổ chức hs hoạt động cá nhân

Liên đội………                              Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Chi đội………

BIÊN BẢN

GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CHO ĐOÀN

-Khai mạc hồi…… giờ, ngày……. tháng ……  năm…….

-Thành phần tham dự, chức vụ.

-Chủ toạ ………………………………….. – Chức vụ……………………….

-Thư kí…………………………………….  – Chức vụ………………………..

-Nội dung:

1.Bạn………………………..chi đội trưởng phổ biến kế hoạch của Liên đội: Giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn TNCSHCM.

2.Các phân đội, đội viên giới thiệu các đội viên ưu tú.

3.Biểu quyết, kết quả cụ thể…

Cuộc họp kết thúc hồi…… giờ, ngày ……. tháng ……  năm…….

       Chủ toạ.                                                              Thư kí

HOẠT ĐỘNG 4: GIÁO ÁN BIÊN BẢN – VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
Hs : Biên bản cần thiết như thế nào với đời sống? Làm biên bản cho đại hội chi đội
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Gv giao bài tập
– Tiếp tục viết biên bản
– Sưu tầm các loại biên bả
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4. Giao bài, h­ướng dẫn học bài và làm bài về nhà ( 2 phút)

 a. Học bài

– Học thuộc phần ghi nhớ

– Làm hoàn thiện bài tập 2

 b. Chuẩn bị bài

Soạn : Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang

 Yêu cầu: Phiếu bài tập, bảng phụ   

           Trả lời các câu hỏi trong sgk để tìm hiểu bài

           Tìm đọc tư liệu về tác giả, tác phẩm  

Xem thêm: Giáo án Phép lập luận phân tích tổng hợp Ngữ văn 9

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:09:05.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*