Giáo án Ôn tập về truyện Ngữ Văn 9 đầy đủ nhất

Giáo án Ôn tập về truyện Ngữ Văn 9 giúp học sinh củng cố những kiến thức về thể loại, nội dung của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.

Giáo án Ôn tập về truyện Ngữ Văn 9
Giáo án Ôn tập về truyện Ngữ văn 9 đầy đủ nhất

Tham khảo: Giáo án Tiếng nói của văn nghệ Tác giả Nguyễn Đình Thi đầy đủ nhất

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Giáo án Ôn tập về truyện giúp học sinh ôn tập, củng cố những kiến thức về thể loại, về nội dung của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

– Đặc trưng thể loại qua các yếu tố, nhân vật, sự việc, cốt truyện.

– Những nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.

– Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm truyện đã học.

2. Kĩ năng.

– Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.

3. Thái độ:yêu thích tác phẩm phẩm truyện hiện đại  Việt Nam.

C.CHUẨN BỊ

1. Thầy: GA, bảng phụ.VBT, PHT

2. Trò: chuẩn bị bảng ôn tập ở  nhà. Nhóm chuẩn bị theo phân công, VBT.

D.  TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* Bước1- Ổn định tổ chức.

* Bước 2 – Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút cuối giờ)

* Bước 3:Dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

– Thời gian: 1 phút

– Mục tiêu: Gây hứng thú cho H/s ngay từ đầu tiết

– Phương pháp: Thuyết trình (GV tự giới thiệu mục đích của tiết học)

HOẠT ĐỘNG 2,3,4: TỔNG KẾT BẰNG BẢNG HỆ THỐNG

– Thời gian: 65-70’ phút

– Mục tiêu: Giúp học sing nắm lại kiến thức các tác phẩm truyện đã học

– Phương pháp: Thuyết trình

– Kĩ thuật: Khăn phủ bàn

Trên cơ sở HS chuẩn bị ở nhà, trên lớp cho hoạt động nhóm , gồm các nội dung sau:

+ Bảng hệ thống các truyện ngắn hiện đại VN đã học (5 TP )

+ Hình ảnh đất nước, con người VN qua 5 truyện ngắn.

+ Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật.

+ Đặc điểm nghệ thuật, tình huống 5  truyện…

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
I. GV Hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống:
* GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê theo 4 nhóm, từ trước đó một tuần.
– Lên lớp GV dành cho HS 10 phút xem lại .
– GV gọi đại diện 4 nhóm lên bảng treo bảng phụ, trình bày, gọi những em khác nhận xét, sửa chữa.
– GV sửa chữa, cung cấp cho HS bảng tổng hợp mẫu để HS so sánh, đối chiếu, sửa chữa.
H: Trong chương trình Ngữ văn 9 em đã học những tác phẩm truyện hiện đại VN nào?
H: Dựa vào các mục trong bảng hệ thống Câu 1/SGk  hãy trình bày?
*GV chốt, chuyển.
I. Ôn tập về truyện – Lập bảng hệ thống hóa:
*5 tác phẩm truyện hiện đại VN. 1. Làng ( Kim Lân – 1948)
2. Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long – 1970)
3. Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang Sáng – 1966)
4. Bến quê ( Nguyễn Minh Châu – 1985)
5. Những ngôi sao xa xôi ( Lê Minh Khuê – 1971)
TT Tên tác phẩm Tên tác giả
1 LàngKim Lân
2 Lặng lẽ Sa Pa. (Tập giữa trong xanh) Nguyễn Thành Long
3 Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng
4 Bến quê. (Tập cùng tên.) Nguyễn Minh Châu
5 Những ngôi sao xa xôi. (TP đầu tay). Lê Minh Khuê
II. Ôn tập về truyện – Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung các tác phẩm
H. Hãy sắp xếp các TN Việt Nam từ sau 1945 (đã học) theo thời kỳ lịch sử?
H. Nêu yêu cầu:
– Các tác phẩm trên đã phản ánh điều gì về đất nước và con người Việt Nam ở các giai đoạn đó?
– Nhận xét về hình ảnh, đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các tác phẩm trên?
– Hãy nêu những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất ở mỗi nhân vật trong các tác phẩm đó?
*GV chốt lại trên bảng phụ.Cho HS nhắc lại.
H. Trong số các nhân vật trên, em có ấn tượng sâu ắc với nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về nh/vật đó ?
* GV gọi HS tự trình bày cảm nhận. GV uốn nắn, sửa chữa, cho điểm nếu có cảm nhận tốt. TIẾT154.
III. Ôn tập về truyện – HD HS tìm hiểu đặc điểm về nghệ thuật của các truyện
H. Nêu yêu cầu :
-Các tác phẩm đã được tường thuật theo các ngôi kể nào?
-Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện?(Nh/vật xưng “Tôi”) Cách tường thuật này có ưu thế như thế nào?
H. Theo em, trong những truyện nào tác giả đã sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?
* GV chốt, nhấn mạnh tác dụng
IV. Ôn tập về truyện – HD HS luyện tập
* GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
*GV nêu yêu cầu: Viết đoạn văn 4-6 câu trình bày cảm nhận của em về một tác phẩm(nhân vật) mà em yêu thích nhất?
* GV có thể bình một số chi tiết tiêu biểu để HS dựa vào đó để viết đoạn.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức ôn tập về truyện để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Gv giao bài tập
–  Kể sáng tạo một trong những truyện đã ôn(Thay đổi ngôi kể, thêm phần kết mới)
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Gv giao bài tập
– Nêu được cảm nhận và suy nghĩ về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm.
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước IV-Giao bài, hướng dẫn học và làm bài về nhà

a. Bài vừa học

– Nắm chắc bảng hệ thống kiến thức ôn tập về truyện trên.

b. Chuẩn bị bài mới.

– – Soạn “Con chó Bấc”.

– Chuẩn bị bài “Hợp đồng”.

Kiểm tra 15’Ôn tập về truyện

I. Đọc hiểu. (2 điểm)

1. Câu 1. Theo số thứ tự, hãy nối thông tin ở các cột cho phù hợp

Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Chủ đề
A. Những ngụi sao xa xụi. I. Nguyễn Minh Châu 1. 1970   a.Ca ngợi tỡnh cha con thắm thiết trong hoàn cảnh ộo le của chiến tranh
B. Lặng lẽ Sa Pa II. Kim Lân   2. 1966 b.Tình yêu làng thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân
C. Bến quê   III. Nguyễn Quang Sáng 3. 1985 c. Ca ngợi những người lao động thầm lặng , có cách sống đẹp, cống hiến sức mạnh cho đất nước
D. Chiếc lược ngà IV. Lê Minh Khuê   4. 1948 d.Cuộc sống chiến đấu, dũng cảm, tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, hồn nhiên lạc quan của ba cô gái TNXP trênđường Trường Sơn
E. Làng V. Nguyễn Thành Long 5. 1971 e. Thức tỉnh con người về sự trân trọng những giá trị bình dị, gần gũi với quê hương.  

2. Trong các truyện sau, truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất?

A. Bến quê
B. Những ngôi sao xa xôi
C. Lặng lẽ Sa Pa
D. Làng

3. Nội dung chủ yếu mà truyện “ Chiếc lược ngà ” đề cập là :

A. Sự ác liệt của cuộc chiến tranh thời kỡ chống Mĩ.

B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân Miền Nam.

C. Tinh thần lạc quan, dũng cảm của thề hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ .

D. Tình cảm cha con gắn bó trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh

4. Dòng nào sau đây nói đúng và đủ vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên: 

A. Lòng yêu nghề tha thiết
B. Lòng nhiệt tình, hiếu khách
C. Sự khiêm tốn, thành thực.
D. Quan tâm chu đáo đến người khác.
E. Tất cả các vẻ đẹp trên.  

5. Nối  tên nhân vật vào nét riêng của mỗi người

NHÂN VẬT NÉT RIÊNG
1- Nho a- Thích chép bài hát, dũng cảm,bình tĩnh nhưng rất sợ khi nhìn thấy máu
2- Phương Định b- Thích thêu thùa, thích ăn kẹo
3 – Chị Thao c- Thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối trong mơ mộng rồi hát

II – Phần làm văn: ( 8 điểm)

 Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi”  của Lê Minh Khuê bằng một đoạn văn  độ dài khoảng 8 câu.

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM.

I. Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1. A-IV-5-d, B-V-1-c, C-I-3-e,D-III-2-a,E-II-4-b

Câu 2 3 4 5
Đáp án B C A 1-b 2-c 3-a

II. Tự luận

a) Giới thiệu vài nét về tác giả và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi’.
– Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm đầu tay của cây bút nữ này ra mắt vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
– Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971. Văn bản đưa vào SGK có lược bớt một số đoạn.
– Nêu những cảm nhận về nhân vật
a)Trong cuộc sống
– Ngoại hình – Đặc điểm tính cách – Tình cảm với đồng đội( nhất là khi Nho bị thương) b) Tâm trạng khi gỡ bom….

Xem thêm: Giáo án Luyện tập phép phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 21:03:39.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*