Soạn văn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10 hay nhất

Giáo án Luyện tập viết đoạn văn tự sự

Soạn văn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự giúp học sinh hiểu được khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, từ đó viết được các đoạn văn tự sự.

Soạn văn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự
Giáo án Luyện tập viết đoạn văn tự sự Ngữ văn 10 hay nhất

Tham khảo: Giáo án Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9 hay nhất    

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (Soạn văn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự)

 I. Tên bài học : Luyện tập viết đoạn văn tự sự

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH:  Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Luyện tập viết đoạn văn tự sự

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC (Soạn văn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự)

1. Về kiến thức

Hiểu khái niệm, nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự, từ đó viết được các đoạn văn tự sự.

2. Về kĩ năng

a. Về kĩ năng chuyên môn

          – Biết cách viết đoạn văn tự sự.

b. Về kĩ năng sống

          – Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ, phẩm chất:

          – Thái độ: Có ý thức rèn luyện cách viết đoạn văn tự sự.

          – Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực:

          – Năng lực chung:

          + Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

          – Năng lực riêng:

          + Năng lực tự học

          + Năng lực giao tiếp

          + Năng lực hợp tác…

D. Thiết kế hoạt động dạy học (Soạn văn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự)

Hoạt động của GV- HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
B1: Giáo viên giao nhiệm vụ
– Gv chiếu một văn bản ngắn trong đó có một số đoạn văn và yêu cầu HS nhận diện đoạn văn
B2: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
B3: HS trả lời câu hỏi
B4: GV nhận xét, dẫn dắt vào bài:  
Bất cứ một văn bản nào cũng có thể bao gồm từ một đến nhiều đoạn văn hợp thành để thể hiện một chủ đề nào đó. Văn bản tự sự cũng vậy. Vậy đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm như thế nào? Làm thế nào để viết tốt những đoạn văn đó, đấy chính là nội dung của tiết học hôm nay.  
 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn trong văn bản tự sự
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu hơn vị trí, vai trò của đoạn văn trong văn bản tự sự.
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Thế nào là đoạn văn trong văn bản tự sự?
Nhóm 2: Nêu cấu trúc chung của đoạn văn trong văn bản tự sự.
Nhóm 3: Nêu các loại đoạn văn
Nhóm 4: Nêu nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức
– Đoạn văn là một bộ phận của văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm qua hàng, thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh  
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hs đọc yêu cầu bài tập 1.
GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1,2: Các đoạn văn đã trích có thể hiện đúng dự kiến của tác giả ko? Nội dung và giọng điệu của đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?
Nhóm 3,4: Em học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức  
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1,3: Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự ko? Vì sao? Theo anh(chị), đoạn văn đó thuộc phần nào của “truyện ngắn” mà bạn đó định viết?
Nhóm 2,4: Viết đoạn văn này, bạn hs đó đã thành công ở nội dung nào? Nội dung nào bạn còn phân vân và để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ trống đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức            
B1: Giáo viên giao nhiệm vụ
– Qua kinh nghiệm của nhà văn Nguyên Ngọc và thu hoạch từ hai bài tập trên, anh (chị) hãy nêu cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự?
B2: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
B3: HS trả lời câu hỏi
B4: GV nhận xét  
I. Đoạn văn trong văn bản tự sự  
1. Khái niệm:
– Đoạn văn là bộ phận của văn bản
-> Đoạn văn tự sự là bộ phận của văn bản tự sự. 
2. Cấu trúc chung của đoạn văn:
– Thường do nhiều câu tạo thành
– Câu nêu ý khái quát (câu chủ đề)
– Các câu triển khai
3. Các loại đoạn văn: Mỗi đoạn văn tự sự gồm nhiều loại đoạn văn….
* Theo kết cấu thể loại văn bản:
+ Đoạn mở bài….
+ Đoạn thân bài….
+ Đoạn kết bài….
* Theo cấu trúc và phương thức tư duy:
– Đoạn văn diễn dịch
– Đoạn văn quy nạp
– Đoạn văn song hành
– Đoạn văn móc xích
– Đoạn văn tổng – phân – hợp
4. Nội dung và nhiệm vụ của đoạn văn trong văn bản tự sự:
– Nội dung và nhiệm vụ riêng: tả cảnh, tả người, kể sự việc, biểu cảm, bình luận, đối thoại, độc thoại…
– Nội dung và nhiệm vụ chung: thể hiện chủ đề, ý nghĩa văn bản.                          
II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự                    
1. Tìm hiểu ngữ liệu sgk:
a. Các đoạn văn trong truyện ngắn Rừng xà nu:  
– Nét giống:
+ Nội dung: tả sự đau thương và sức sống mãnh liệt của rừng xà nu.
+ Giọng điệu: ngợi ca.
– Nét khác:
+ Đoạn mở: ” Hình ảnh cây xà nu gợi hiện thực cuộc sống đau thương nhưng bất khuất của con người Tây Nguyên.
+ Đoạn kết:
→ Hình ảnh cây xà nu gợi sự bất diệt, ngày một trưởng thành, lớn mạnh của con người Tây Nguyên.
– Bài học:
+ Trước khi viết nên dự kiến ý tưởng về các phần của truyện, nhất là phần đầu và phần cuối.
+ Phần mở và kết truyện nên hô ứng với nhau, thể hiện rõ chủ đề của truyện.
+ Thống nhất về giọng điệu ở phần đầu và phần kết.  
b.  Đoạn văn trong truyện về hậu thân của chị Dậu:
Đó là đoạn văn tự sự. Vì:
+ Có yếu tố tự sự: có nhân vật, sự việc, chi tiết.
+ Có yếu tố miêu tả và biểu cảm phụ trợ.
→ Thuộc phần thân truyện.
– Thành công của đoạn văn:  
Kể sự việc: chị Dậu đã được giác ngộ cách mạng, được cử về làng Đông Xá vận động bà con vùng lên” rất sinh động.
– Nội dung còn phân vân:
+ Tả cảnh.
+ Tả diễn biến tâm trạng (nội tâm) nhân vật.
– Gợi ý một vài chi tiết:
+ Tả cảnh: ánh sáng rực rỡ, chói chang xua tan bóng tối thăm thẳm của màn đêm.
+ Tâm trạng chị Dậu: Chị Dậu ứa nước mắt. Chị như thấy lại trước mắt bao cảnh cay đắng ngày nào. Đó là cái ngày nắng chang chang, chị đội đàn chó con, tay dắt con chó cái cùng cái Tí lầm lũi theo sau để sang bán cho nhà Nghị Quế thôn Đoài. Cái lần chị phải cõng anh Dậu ốm ngất ở ngoài đình về. Rồi việc chị xô ngã tên cai lệ, cả lần vùng thoát khỏi tay tên tri phủ Tư Ân và địa ngục nhà lão quan cụ.Nhưng những cảnh đau buồn đó đã tan đi trước niềm vui, niềm tin vào cuộc sống hiện tại. Những giọt nước mắt của chị không phải dành cho khổ đau ngày cũ mà vì niềm vui trước sự đổi thay của dân tộc, khí thế cách mạng đã sục sôi…
2. Cách viết đoạn văn trong văn bản tự sự
– Xác định nội dung cần viết, định ra hướng viết, cần phác thảo chi tiết .
– Mỗi chi tiết miêu tả nét chính, đặc sắc, gây ấn tượng .  
– Nắm vững nhiệm vụ của các đoạn trong từng phần của văn bản.
– Cần huy động năng lực quan sát, tưởng tượng và vốn sống khi viết đoạn văn.
– Vận dụng kĩ năng miêu tả, kể chuyện, biểu cảm để hoàn chỉnh tốt đoạn văn.
Hoạt động 3: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập phần Luyện tập
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự, áp dụng vào làm một số bài tập.
– Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia HS thành 2 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Bài tập 1 (sgk /tr 99)
Nhóm 2: Bài tập 2 (sgk /tr 99)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận.
GV quan sát, hỗ trợ.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GVnhận xét, chuẩn hóa kiến thức chuyển giao nhiệm vụ mới.
III. Luyện tập viết đoạn văn tự sự
Bài 1:Tìm hiểu đoạn văn “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất… […] … mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.”.
a) Đoạn văn này kể lại sự việc cô Phương Định – một nữ thanh niên xung phong đang phá bom để mở đường ra mặt trận. Đây là đoạn văn nằm ở phần thân bài (phần phát triển) của văn bản tự sự Những ngôi sao xa xôi (truyện ngắn của Lê Minh Khuê). b) Đoạn văn được chép lại có một số sai sót về ngôi kể. Trong truyện ngắn, người kể chuyện (nhân vật Phương Định xưng tôi, kể chuyện về bản thân mình và tổ thanh niên xung phong). Một số câu trong đoạn này, đại từ “tôi” đã bị thay bằng “cô gái” (câu 5); “Cô” (câu 6, 16), danh từ riêng “Phư­ơng Định” (câu 14, 20). Cần sửa lại để văn bản đ­ược thống nhất về ngôi kể (ngôi thứ nhất – x­ưng tôi).
c) Từ những phát hiện và chỉnh sửa trên có thể rút ra bài học: Trong văn bản tự sự, ngư­ời viết cần nhất quán về ngôi kể. Nếu không có sự thay đổi về ng­ười kể thì ngôi kể ấy sẽ phải thống nhất từ đoạn đầu đến các đoạn tiếp theo. Có nh­ư vậy, văn bản tự sự mới chặt chẽ, lôgic, hấp dẫn và thuyết phục ng­ười đọc.  
Bài 2: Để viết được đoạn văn thuật lại cử chỉ và tâm trạng của cô gái bị ép duyên trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu, cần chú ý diễn tả các cử chỉ và tâm trạng sau :
– Cử chỉ: cất bước theo chồng, vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông, khi tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, khi tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,…
– Tâm trạng: lòng càng đau càng nhớ, chờ, đợi,…
Lưu ý: Khi Luyện tập viết đoạn văn tự sự, cần biết kết hợp giữa diễn tả cử chỉ và tâm trạng, tả cử chỉ cũng là để lột tả tâm trạng luyến lưu, buồn đau của người con gái phải lìa xa người yêu về nhà chồng.  
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng
B1: GV giao nhiệm vụ cho HS
Luyện tập viết đoạn văn tự sự với chủ đề MẸ TÔI
B2: HS suy nghĩ câu trả lời
B3: HS trả lời câu hỏi trong tiết học sau
– Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  

Xem thêm: Giáo án Biên bản Ngữ văn 9 chi tiết nhất (Soạn văn bài luyện tập viết đoạn văn tự sự)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-09 23:16:27.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*