Giáo án ngữ văn 10 lời tiễn dặn hay nhất

Giáo án Lời tiễn dặn

Giáo án ngữ văn 10 lời tiễn dặn giúp học sinh cảm nhận được khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của chàng trai và cô gái.

Tham khảo: Giáo án Ca dao than thân yêu thương tình nghĩa lớp 10 hay nhất

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết

I. Tên bài học: Đọc thêm LỜI TIỄN DẶN

II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp

III.Chuẩn bị của GV- HS:

1. Đối với giáo viên: – Giáo án, sgv, sgk

– Sơ đồ minh họa bài dạy, máy chiếu, bảng phụ

2. Đối với học sinh:  – HS: Phần chuẩn bị bài, sgk, sbt, vở

Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học Giáo án ngữ văn 10 lời tiễn dặn

– Cảm nhận nỗi xót thương của chàng trai và niềm đau khổ tuyệt vọng của cô gái.

– Khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái.

Bước 3: Mục tiêu bài học

1. Kiến thức Giáo án ngữ văn 10 lời tiễn dặn

– Nỗi xót thương của chàng trai và niềm đau khổ tuyệt vọng của cô gái.

– Khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của chàng trai, cô gái.

– Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình, cách thể hiện tâm trạng nhân vật.

 2. Kĩ năng

a. Kĩ năng :

 – Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.

b. Về kĩ năng sống

– Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.

3. Về thái độ, phẩm chất

– Thái độ: Trân trọng tâm hồn lạc quan, yêu đời của người lao động và yêu quý tiếng cười của họ trong ca dao.

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4.Phát triển năng lực (Giáo án ngữ văn 10 lời tiễn dặn)

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng:

+ Năng lực tự học

+ Năng lực giao tiếp

+ Năng lực hợp tác…

Bước 4: Tiến trình bài học Giáo án ngữ văn 10 lời tiễn dặn

Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt  
Hoạt động 1: Khởi động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ:
+  Cho hs xem tranh ảnh về văn hoá của dân tộc Thái
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán các chi tiết trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ câu trả lời vào bảng lắp ghép
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
GV dẫn vào bài mới:
Truyện thơ Tiễn dặn người yêu được đánh giá là truyện thơ hay nhất trong số những truyện thơ hay của các dân tộc anh em.Ng­ời Thái luôn tự hào cho rằng: “ Hát Tiễn dặn lên,gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau,chàng trai đi cày quên cày,..Tại sao truyện thơ này lại làm say mê lòng người và hấp dẫn nh­ư vậy?Để tìm được câu trả lời chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích Lời tiễn dặn .
           
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.                    
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc thêm: Lời tiễn dặn
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thêm giá trị của truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Lời tiễn dặn”.
Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ.
Câu hỏi chung: Em hãy nêu những nét khái quát về truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” và đoạn trích “Lời tiễn dặn”.
Câu hỏi thảo luận nhóm: Nhóm 1: Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
Nhóm 2: Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, những dẫn chứng thể hiện tâm trạng đó.
Nhóm 3: Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô?
Nhóm 4: Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp, hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức                              
Thao tác 2: Tổng kết(Giáo án Lời tiễn dặn)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập  
Qua việc tìm hiểu đoạn trích,em hãy nhận xét một cách khái quát về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn trích?.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
Đọc thêm: Lời tiễn dặn  
1. Khái quát chung
– “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái.
Truyện thơ này gồm 1846 câu thơ, là lời nhân vật trong cuộc kể lại câu chuyện tình yêu – hôn nhân của vợ chồng mình.
– Tóm tắt: sách giáo khoa (93).
– Đoạn trích “Lời tiễn dặn” miêu tả tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và chứng kiến cảnh cô bị cồng đánh đập.
2. Hướng dẫn đọc thêm
a. Hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng
– Vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngóng trông
=> dùng dằng, chùng chình, nấn ná, không muốn rời xa người mình yêu.
– Cô gái cũng muốn níu kéo cho dài ra những giây phút được ở bên người yêu: đầu “ngoảnh lại”, mắt “ngoái trông”, chân bước càng xa thì lòng càng đau. Mỗi lần đi qua một cánh rừng cô gái đều coi là cái cớ để dừng lại chờ người yêu, lòng đầy khắc khoải. Hình tượng : Lá ớt,lá cà ,lá ngón tượng trưng cho những điều không may mắn
=>Con đường về nhà chồng
=> trở thành con đường khắc khoải, ngóng trông tình xưa, người cũ.
b. Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng
– Gọi cô gái “người đẹp anh yêu”
-> tình yêu trong chàng vẫn còn thắm thiết.
– Mong muốn “được nhủ đôi câu”, “được dặn đôi lời”, được “kề vóc mảnh”, được “ủ hương người” => quyến luyến, thể hiện tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, thủy chung.
– Cử chỉ: “con nhỏ hãy đưa anh ẵm/ bé xinh hãy đưa anh bồng”
=> ân cần, chu đáo, vị tha, cao thượng.
– Lời thề son sắt, thủy chung: “Không lấy được nhau mùa hạ ta sẽ lấy nhau mùa đông/ không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”.
c. Tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến người mình yêu bị đánh đập, giày vò
– “Đầu bù anh chải cho/ tóc rối đưa anh búi hộ”, “tơ rối ta cùng gỡ” => cử chỉ ân cần.
– Lời lay gọi ấm áp, chân tình: “Dậy đi em, dậy đi em ơi! Dậy rũ áo kẻo bọ! Dậy phủi áo kẻo lấm”
=> Nỗi đau của cô gái như được xoa dịu bởi một tấm lòng bao dung, độ lượng.
c. Nghệ thuật
– Điệp cấu trúc: nhấn mạnh tình cảm yêu thương, sâu đậm của chàng trai dành cho cô gái.
III. Tổng kết(Giáo án Lời tiễn dặn)
1.Nội dung văn bản
Đoạn trích thể hiện tâm trạng của chàng trai, cô gái; tố cáo tập tục hôn nhân ngày xưa, đồng thời là tiếng nói chứa chan tình cảm nhân đạo, đòi quyền yêu đương cho con người
2. Nghệ thuật
– Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thể hiện đặc trưng, gần gũi với đồng bào Thái.
– Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết, cụ thể qua lời nói đầy cảm động, qua hành động săn sóc ân cần, qua suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt..  
Hoạt động 3: Luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ:
Câu hỏi 1:Chàng trai và cô gái trong Tiễn dặn người yêu nhận ra nhau qua kỉ vật nào?
a. Đàn môi
b. Sáo
c. Khăn tay
d. Khèn
Câu hỏi 2:Tác phẩm nào sau đây không phải là sử thi:
a. Đăm săn
b. Ramayana
c. Tiễn dặn người yêu
d. Đẻ đất đẻ nước.
Câu hỏi 3:Tình yêu của chàng trai và cô gái trong Tiễn dặn người yêu tan vỡ là vì:
a. Chàng trai phụ bạc
b. Cô gái có người yêu khác giàu có hơn
c. Cha mẹ chàng trai không chấp nhận
d. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo, gả con cho người giàu có
Câu hỏi 4:Bị từ chối hôn nhau, chàng trai quyết chí đi buôn để trở về giành lại người yêu. Chàng đã trao kỷ vật làm tin cho cô gái, đó là :
a.Chiếc khăn
b. Chiếc vòng bạc
c. Chiếc khèn
d. Chiếc đàn môi
Câu hỏi 5:Trong Tiễn dặm người yêu, sau bao nhiêu đọa đày, cô gái đã bị nhà chồng đem ra chợ bán rao. Người ta đã đổi cô để lấy :
a.Vàng thoi
b.Bạc nén
c. Một cuộn lá dong
d. Một nắm lá ngón
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức
   
Trả lời:  
1= a 2= c 3= d 4 = c 5 = b  
Hoạt động 4: Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giao nhiệm vụ:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Em tới rừng ớt, ngắt lá ớt ngồi chờ, Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi, Tới rừng lá ngón ngóng trông. Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi” ( Trích Lời tiễn dặn, SGK Ngữ văn 10, tập I, trang 94, NXBGD 2006)
Nêu nội dung chính của văn bản?
2. Trong các loại loại lá ở 4 dòng thơ trên, lá nào là lá có độc tố nhiều nhất ? Nêu ý nghĩa sự xuất hiện của loại lá đó ?  
3. Các từ chờ, đợi, trông đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức    
Gợi ý:
1. Nội dung chính của văn bản: Diễn tả tâm trạng bồn chồn, đau khổ không yên của cô gái Thái, chân bước theo chồng nhưng lòng vẫn hướng về người yêu. 
2. Trong các loại loại lá ở 4 dòng thơ trên, lá ngón là lá có độc tố nhiều nhất . Ý nghĩa sự xuất hiện của loại lá ngón trong văn bản: vừa gợi màu sắc dân tộc, vừa khắc hoạ một không gian đặc trưng vùng núi, vừa dự cảm niềm hy vọng mong manh được gặp lại người yêu của cô gái. Lần tiễn đưa này là lần gặp cuối giữa cô và người yêu.
3. Các từ chờ, đợi, trông đạt hiệu quả nghệ thuật trong việc diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình: Về hình thức, các từ trên xuất hiện cuối mỗi dòng theo theo cấp độ tăng tiến để diễn tả tâm trạng. Về nội dung, các từ trên gợi tình trạng đáng thương của cô gái, đó là cuộc hôn nhân không có tình yêu, không có hạnh phúc. Cô chờ đợi, trông ngóng chàng trai – người yêu trong day dứt, bồn chồn. Qua đó, tác giả dân gian có cái nhìn cảm thông với nỗi đau thân phận của người phụ nữ miền núi, ca ngợi khát vọng tình yêu, hạnh phúc của họ.
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ: Viết một đoạn văn diễn tả cử chỉ và tâm trạng của cô gái trong 9 câu đầu đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh suy nghĩ câu trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh trả lời.
– Học sinh khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét,chuẩn hóa kiến thức  
Gợi ý: Để viết được đoạn văn thuật lại cử chỉ và tâm trạng của cô gái bị ép duyên trong đoạn trích truyện thơ Tiễn dặn người yêu, cần chú ý diễn tả các cử chỉ và tâm trạng sau :
– Cử chỉ: cất bước theo chồng, vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa đi vừa ngoái trông, khi tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, khi tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,…
– Tâm trạng: lòng càng đau càng nhớ, chờ, đợi,… Lưu ý : Khi viết, cần biết kết hợp giữa diễn tả cử chỉ và tâm trạng, tả cử chỉ cũng là để lột tả tâm trạng luyến lưu, buồn đau của người con gái phải lìa xa người yêu về nhà chồng.

Xem thêm: Giáo án Ngữ Văn 10 Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (Giáo án ngữ văn 10 lời tiễn dặn)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-11 22:36:26.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*