Giáo án Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay nhất

Giáo án cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ giúp giáo viên hướng dẫn học sinh rèn luyện kĩ năng viết bài.

I  MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

+Nắm vững hơn cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2. Kỹ năng :

– Rèn luyện kĩ năng cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

3. Thái độ:

– Có ý thức viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

II  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

+ Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.

+ Các bước khi làm một bài  nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kĩ năng:

+Tiến hànhcác bước khi làm một bài  nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+Tổ chức, triển khai các luận điểm      

3. Thái độ: nghiêm túc trong làm bài

4. Kiến thức tích hợp

– Môn Văn: các văn bản

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

Tham khảo: Giáo án Nghĩa tường minh và hàm ý chi tiết nhất

III  CHUẨN BỊ

1.Thầy: Đọc kĩ SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.

2. Trò:  

– Đọc kĩ văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* Bước 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

* Bước 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút)

– Em hiểu thế nào là cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

– Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là gì?

– Bài nghị luận có hình thức như thế nào?

+Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

* Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Ph­ương pháp: thuyết trình, trực quan.

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết  trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Chuyển từ kiểm tra bài cũ gv yêu cầu hs nhận xét để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, em cần làm gì?
– Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới.
– Ghi tên bài.
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
– HS quan sát, nhận xét
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu  của thầy.
– Ghi tên bài.

HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).

+ Thời gian:  Dự kiến 20-22p

+ Hình thành năng lực:Giao tiếp:  nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác  

I. HD HS tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác
I. HS tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* 2 HS đọc các đề bài  trong SGK/ 79.
*Gv cho HS thảo luận nhóm bàn sử dụng kĩ thuật động não(5’)
1. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề?
3. Các từ: “phân tích, cảm nhận, suy nghĩ” có ý nghĩa cụ thể như thế nào?
+ Mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
-GV chuẩn kiến thức      
+ 2 HS đọc các đề bài trong SGK/ 79.
– HS thảo luận nhóm bàn (5’) thực hiện kĩ thuật động não
– HS nghe và thực hiện yêu cầu
Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
– HS lắng nghe , ghi vở
* Nhận xét
1. Có hai cách cấu tạo đề:
+ Cách cấu tạo đề không kèm theo những chỉ định (lệnh) cụ thể.
– VD: đề 4, đề 7 => Về thực chất, hai đề trên có những chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng người chiến sĩ lái xe” và “những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác”.
+ Cách cấu tạo đề có kèm theo những chỉ định cụ thể: đề 1, 2, 3, 5, 6, 8.
2. So sánh:
a. Giống nhau:
+đều yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
b.  Khác nhau
– Từ “phân tích”: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
– Từ “cảm nhận”: yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
– Từ “suy nghĩ”: yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
2.Qua tìm hiểu các đề bài trên, em rút ra n/xét gì về đề bài NL về 1 đoạn(bài) thơ?
* GV lưu ý HS: Trường hợp đề không có mệnh lệnh, người viết phải bày tỏ ý kiến của mình về v/đề nêu trong đề bài. Sự khác biệt chỉ là sắc thái, không phải là các kiểu bài.
+ Suy nghĩ, rút nhận xét.
– Đề bài NL về 1 đoạn (bài) thơ rất đa dạng và phong phú: có những đề đã định hướng tương đối rõ, có những đề đòi hỏi người làm bài biết tự khuôn hẹp, tự xác định  để tập trung vào hướng nào vào phương diện nào đáng chú ý của bài
II. GV HD HS cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ II. HS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
1. HD HS tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
* Gọi HS đọc đề bài. H. Nêu các bước làm bài nghị luận với đề trên?
-1HS đọc, lớp nghe. 1HS nêu các bước làm bài.
H.Đọc phần tìm hiểu đề và cho biết tìm hiểu đề cho kiểu bài trên là làm những gì?– 1 HS đọc, lớp nghe, suy nghĩ, xác định, trả lời
a.Tìm hiểu đề, tìm ý.
-Tìm hiểu đề: Xác định nội dung yêu cầu của đề:
+Kiểu bài.
+Vấn đề nghị luận.
+Phạm vi nghị luận.
H. Quan sát các câu hỏi tìm ý cho đề bài trong sgk, em thấy để tìm ý cho bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ ta cần làm gì?
H.Dựa vào các câu hỏi tìm ý trong sgk, em hãy tìm ý cho đề bài trên?
* GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi tìm ý:
Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? Tâm trạng của tg? Bài thơ đã diễn tả nội dung gì? Nghệ thuật của bài thơ có góp phần thể hiện tình yêu quê hương không? Từ việc tìm hiểu trên, theo em ta có thể hình thành mấy luận điểm? Sắp xếp các LĐ ntn?
– HS quan sát, suy nghĩ, trả lời.
– Sáng tác tr­ước CM T8, khi tác giả học xa nhà tại Huế và nhớ quê.
– Tình yêu quê hư­ơng của tác giả được thể hiện trong những hồi ức về quê hương và trong nỗi nhớ quê hư­ơng.
LĐ1: TY quê h­ương của tác giả thể hiện trong những hồi ức về quê hương.
LĐ2:TY quê hương của tác giả đư­ợc thể hiện trong nỗi nhớ trực tiếp      
– Suy nghĩ, trao đổi trình bày. HS khác n/xét, bổ sung
* Nêu yêu cầu: Dựa vào các ý đã tìm được và dàn bài trong sgk, em hãy lập dàn bài cho đề văn trên?
H. Qua dàn bài đã lập, em hãy rút ra dàn bài chung cho kiểu bài NL về một đoạn thơ, bài thơ?
– Gv gọi hs đọc dàn bài trong sgk ?
– Đưa VB lên máy… hướng dẫn HS thảo luận lập dàn ý chi tiết cho bài văn. Chia nhóm để thực hiện. Một nhóm làm MB, KB, 1 nhóm làm LĐ1, một nhóm làm LĐ2.-> Dàn ý chung.
-1 Học sinh đọc dàn bài trong sgk-Thực hiện theo nhóm bàn và trình bày. Nhóm khác n/xét, bổ sung. -Khái quát, trình bày.
H. Xác định y/c khi viết bài. Cần chú ý định hướng về:
+ Nội dung
+ Hình thức:
Liên kết các phần ·
Liên kết đoạn ·
Cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các luận điểm, luận cứ.
H. Nêu vị trí và tác dụng của việc đọc lại bài viết
– Khái quát, trình bày.HS  khác n/xét, bổ sung.
c) Viết bài:
+ Định hướng.
– Nội dung.
– Hình thức
+ Liên kết giữa 3p
+ Liên kết đoạn
+ Cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các luận điểm, luận cứ.
d) Kiểm tra và sửa chữa
Bước 2. HD HS tìm hiểu cách tổ chức, triển khai luận điểm 2. HS tìm hiểu cách tổ chức, triển khai luận điểm
* Gọi HS  đọc văn bản. Cho HS thảo luận theo các yêu  cầu:  – Hs thảo luận nhóm (3 phút )
– Làm ra phiếu bài tập
Đại diện nhóm trình bày
– Nhóm khác nhận xét, bổ sung                    
H. Chỉ ra bố cục của bài văn trên? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được khẳng định, dẫn dắt bằng cách nào? Phần thân bài được liên kết với phần mở bài, kết bài  ra sao? Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó em rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
H. Em rút ra bài học gì về cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
– Gv chốt, Gọi hs đọc phần ghi nhớ?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Làm được bài tập từ SGK, các bài tập khắc sâu kiến thức chính.
Nhiệm vụ: Trao đổi hoạt động nhóm, động não, tư duy độc lập….Cách thực hiện như sau:
III. HD HS luyện tập.
* GV đưa ra một số đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
– Kĩ năng tư duy, sáng tạo
III. HS luyện tập
+HS đọc một số đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và nhận xét .
* Gọi HS đọc y/cầu của BT. – GV gợi ý cho HS tìm ý: Đoạn thơ có vị trí như thế nào trong bài thơ? Nội dung cảm xúc của khổ thơ là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của TN? Được diễn tả qua những từ ngữ, h/ả đặc sắc nào?
*GV giúp HS Lập dàn bài cho các đề …..
*GV lưu ý xác định các phép lập luận chứng minh, giải thích ,phân tích , tổng hợp …
H. Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* GV hướng dẫn :
Mùa thu được cảm nhận thông qua các giác quan nào?
Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
*GV sử dụng kĩ thuật KTB.
Mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
-GV chuẩn kiến thức
+ HS chia thành 3 nhóm và lập dàn ý. (10’)
Đại diện các nhóm trình bày , nhận xét (10’)
HS làm vào VLT
+Dựa vào dàn ý đã lập viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Tìm ý.
– Là khổ đầu của bài thơ thể hiện những cảm nhận ban đầu của tác giả về cảnh đất trời sang thu.
– Bắt đầu từ hương ổi chín thơm phả vào trong gió se lạnh.
– Cảm nhận bằng những cảm giác cụ thể và tinh tế
– Cảm nhận có phần khá đột ngột và sững sờ

 * Củng cố:

1. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

2. Dòng nào đây không phù hợp với yêu cầu của của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.

B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, trâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.

C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.

D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Hs : tiếp tục phân tích các khổ thơ còn lại của bài Sang thu
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Lập dàn ý cho các đề còn lại  
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4. Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà( 4 phút)

a.Bài vừa học

 –   Học thuộc phần ghi nhớ SGK/83.

* Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ……

 b Chuẩn bị bài: Mây và sóng

+ Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi trong SGK.

+ Sưu tầm tư liệu về tác giả và tác phẩm.

Tham khảo: Giáo án nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-03 18:02:18.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*