Giáo án bài Mây và Sóng Ngữ Văn 9 đầy đủ nhất

Giáo án bài Mây và Sóng của tác giả Ta-go giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.

I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:                             

1. Kiến thức :

– Biết một tác phẩm văn học nước ngoài.

– Cảm nhận đư­ợc ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại t­ưởng t­ượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả.

2. Kỹ năng :

– Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm văn học nước ngoài.

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm nước ngoài

– Yêu quý,  tõn trọng tỡnh cảm của nhà thơ dành cho mẹ, từ đó bỗi đắp thêm tỡnh cảm gia đỡnh.

II.  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:(Giáo án bài Mây và Sóng)

1.Kiến thức:

– Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời tâm tình thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tư­ởng t­ượng giữa em bé với những ngư­ời trên “ Mây và Sóng”

– Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tư­ởng t­ượng bay bổng của tác giả.

– Học sinh thêm yêu và tự hào về tình mẫu tử.

* Tích hợp với  vấn đề giáo dục môi tr­ường về ng­ười mẹ và mẹ thiên nhiên.

 2. Kĩ năng

– Đọc- Hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.

– Phân tích để thấy đư­ợc ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

3. Thái độ: Yêu quý,  trõn trọng tỡnh cảm của nhà thơ dành cho mẹ, từ đó bỗi đắp thêm tỡnh cảm gia đỡnh.

4. Tích hợp liên môn: GDCD:Tình mẫu tử

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

Tham khảo: Giáo án cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay nhất (Giáo án bài Mây và Sóng)

III. CHUẨN BỊ:

1.Thầy:

 – Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK, Sgv

– Bảng phụ, phiếu bài tập.

 2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới ( trả lời các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn)

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* B­­ước 1: Ổn định tổ chức: 1 phút

* B­­ước 2: Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và kiến thức cũ của hs .

– Phư­­ơng án: : Kiểm tra qua câu hỏi trắc nghiệm ( sử dụng phiếu bài tập)

HS 1. Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.

Câu1: Những đặc điểm nghệ thật nào không có trong bài thơ Nói với con?

A.Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.                B.Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ.

C.Giọng điệu thiết tha, tình cảm.                     D.Nhiều từ Hán Việt và từ láy.

Câu2: Dòng nào thể hiện được điều lớn lao mà nhà thơ Y Phương đã viết qua bài thơ Nói với con ?

A.Ca ngợi công lao trời bể đối với con và ý nghĩa lời ru.

B. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương- cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người.

C.Ca ngợi tình yêu của mẹ đối với con và lòng biết ơn của con.

D. Ca ngợi tình yêu đất nước và sự giữ gìn bản sắc dân tộc.

HS2. Đọc thuộc lòng bài thơ” Nói với con” của Y Phương? Trong bài thơ người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người đồng mình? Từ đó người cha nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào ?

* B­­ước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 40 phút

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan               

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– GV nêu vấn đề:
– Em đã được học những bài thơ nào nói về tình mẫu tử?  
– GV chốt:
Tình mẫu tử có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà  thơ. Nếu Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh con cò trong ca dao; Nguyễn Khoa Điềm làm “Khúc hát ru…” thì đại thi hào Ấn Độ, trong những năm tháng đau thương mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình (1902 – 1907), đã viết tập thơ “Si – su” (Trẻ thơ) in vào tập “Trăng non” (1915) dịch ra tiếng Anh. “Mây và sóng” cùng với “Trên bờ biển”, “Thuyền giấy”,…là tiếng hát đau buồn sâu thẳm nhưng vẫn chứa chan tình yêu thương và niềm tin vào trẻ thơ vào thế hệ tương lai.  
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình
– HS trả lời
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu  của thầy                 – Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Giáo án bài Mây và Sóng)

+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích

+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian:  Dự kiến 6 – 7p

+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. HS HS đọc, tìm hiểu chú thích
1. Bước 1. HD HS đọc  
* Gv h­ướng dẫn hs đọc bài thơ: giọng ngây thơ, nhẹ nhàng, tha thiết
– Gv đọc mẫu
Gọi hs đọc bài, gọi nhận xét, GV sửa.
H. Nêu một vài nét chính về nhà thơ Ta – Go?
– Gv nhận xét, bổ sung một số t­ư liệu.
– Cho hs quan sát chân dung nhà thơ. ( Trong 6 năm từ 1902 – 1907 ông mất 5 ng­ười thân: 1902 vợ mất; 1904 con gái thứ 2 mất; 1905 cha và anh trai mất; 1907 con trai đầu mất. đó là những nguyên nhân khiến tình cảm gia đình trở thành 1 trong những vấn đề quan trọng trong thơ Ta – Go.)  
H. Nêu một vài nét chính về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tập thơ?
– Gv chốt
– Gv mở rộng kiến thức về bài thơ, tập thơ.      
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó.
I. HS đọc, tìm hiểu chú thích.
1. HS đọc  
– Hs nghe hướng dẫn
– Nghe gv đọc mẫu
– Hs đọc diễn cảm bài thơ, cả lớp nghe, nhận xét.    
– Hs dựa vào sgk giới thiệu về Ta Go. + Ta Go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Ông đã từng đến thăm đất n­ước Việt Nam 1916 nh­ư một sứ giả yêu chuộng hào bình.  
+Tago để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ. Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên đư­­ợc giải thư­ởng Nô- ben văn học với tập thơ “Dâng” 1913.  
+ Thơ Tago thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả, chất trữ tình thắm thiết, thâm trầm triết lý.  
+ HS nêu vài nét về tác phẩm.
– Hs nghe gv bổ sung và chốt kiến thức
– Hs lắng nghe.
– Tập thơ là tặng vật vô giá của tác giả giành cho trẻ thơ xuất phát từ lòng yêu con trẻ và cả nỗi đau buồn vô hạn vì mất cả hai đứa con thân yêu.  
+ HS trả lời giải nghĩa một số từ khó.                          
II. HD HS tìm hiểu văn bản.
1. Bước 1. GV HD HS tìm hiểu khái quát
* Gv tổ chức hs thảo luận nhóm ( 2 phút ), gọi đại diện trình bày, nhận xét, GV nhận xét,chốt
Xác định PTBĐ của văn bản?
Nêu nhận xét về thể thơ, nhịp điệu bài thơ?
Nhân vật trữ tình?
Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lời đó có thể chia làm mấy phần? Các phần đó có đặc điểm gì giống và khác nhau? ( số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh? Cách tổ chức khổ thơ?
+ Tác dụng của những chỗ giống và khác nhau ấy trong việc chủ đề của bài thơ?      
Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm
II. HS tìm hiểu văn bản.
1. HS tìm hiểu khái quát.
+ Hs sinh thảo luận nhóm (2 phút )
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Nhận xét, bổ sung
– Nghe gv nhận xét, chốt
+ Bố cục:
– Giống: số dòng thơ, sự lặp lại của một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng h/ảnh. Mỗi phần đều gồm:
+ Lời rủ rê của những ng­ười trên mây, trong sóng
+ Lời chối từ của em bé
+ Trò chơi của em bé.
– Khác: Cách xây dựng hình ảnh không trùng lặp hoàn toàn; lời tâm tình của em bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau để diễn tả t/cảm dạt dào, dâng trào của em bé.
+Hình ảnh mẹ và tấm lòng người mẹ ở phần 2 rõ nét hơn, da diết hơn.
+Phần đầu có thêm cụm từ “Mẹ ơi”.
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết. 2. Tìm hiểu chi tiết
* Gọi Hs đọc phần 1:
H.  Những ngư­ời trên mây trên sóng đã nói gì với em bé?
H. Thế giới của họ có gì hấp dẫn( phát hiện trong những hình ảnh thơ.)
* GV bổ sung: Những ng­ười sống trên sóng đã gợi mở một trò chơi vô cùng hẫp dẫn lý thú: ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn, ngao du nơi này nơi nọ…
+ HS đọc phần 1
– Hs suy nghĩ cá nhân trả lời.
+ Bọn tớ chơi….vầng trăng bạc                   
Bọn tớ hát….nơi nào      
+ HS nghe GV bổ sung.
H. Hình ảnh “bình minh vàng,  vầng trăng bạc” đã gợi trong em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên ở đây?  
H. Em có nhận xét gì về những hình ảnh mà mây và sóng đã vẽ ra trước mắt em bé?    
+ Suy nghĩ, rút ra nhận xét, trả lời cá nhân, HS khác bổ sung
– Những ngư­ời sống trên mây, trong sóng đã vẽ ra một thế giới hấp dẫn, giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc; với những tiếng ca du dương bất tận, được đi khắp nơi này, nơi nọ. Lời mời gọi của họ chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kì dường như khó có thể chối từ lời mời gọi hấp dẫn đó.
H. Từ đó em cảm nhận được gì về người mẹ thiên nhiên đối với con người?
* GV chuyển ý:Thiên nhiên rực rỡ bí ẩn bao điều mới lạ hấp dẫn với tuổi thơ( tiếng gọi của 1 thế giới diệu kỳ) nh­ưng điều gì đã níu giữ em bé lại.=> Phần 2
– Dường như khó có thể  từ chối lời mời gọi ấy bởi đó chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kì với tâm hồn tuổi thơ.
– Cách đến chơi cũng thật thú vị, hấp dẫn:  đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại và được nhấc bổng lên.
– Tổ chức hs thực hiện kĩ thuật KTB ( 5 phút )
H. Trước lời rủ rê mời gọi đó, em bé đã hỏi họ điều gì? Lời hỏi đó thể hiện thái độ gì của em?        
H. Vì sao em bé ch­ưa từ chối ngay lời mời gọi ? Lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người trên mây trong sóng?
+ Hs thực hiện kĩ thuật KTB ( 5 phút )
– Làm ra phiếu bài tập đại diện nhóm trình bày.
– Nhận xét và bổ sung
– Nghe gv nhận xét, bổ sung
+ Lúc đầu: Em bé rất thích đi chơi với họ nên mới hỏi: nhưng làm thế nào mình lên đó đ­ược nào…?
+ Em chưa từ chối ngay -> phần nào em cũng bị lôi cuốn bởi trò chơi hấp dẫn.
– Nếu em bé từ chối lời rủ rê thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào chả ham chơi.
H. Sau đó, em bé quyết định ra sao? Tại sao em lại quyết định nh­ư vậy?
– Gv nhận xét, chốt giảng .  Những ng­ười sống trên mây trên sóng là thế giới thần tiên, kì ảo trong truyện cổ tích. Vậy mà em bé vẫn từ chối mặc dù rất băn khoăn, tiếc nuối.=> Đó là sự khắc phục ham muốn để làm vui lòng mẹ.   H. Qua đó, em hiểu điều gì về tình cảm của em bé giành cho mẹ?  
+ Phát hiện, trả lời cá nhân  
– Em bé không đi, từ chối lời mời của Mây và Sóng, từ chối các trò chơi hẫp dẫn với tuổi thơ.
– Lý do từ chối: Mẹ mình đang đợi ở nhà… Buổi chiều mẹ mình luôn muốn mình ở nhà. Dĩ nhiên em bé đầy luyến tiếc nh­ưng tình yêu thư­ơng với mẹ đã chiến thắng.
Þ vì em không thể, không muốn rời xa mẹ .Đối với em mẹ là tất cả.
– Nêu nhận xét
->Em bé rất thương yêu mẹ, Đối với em mẹ là tất cả. Tình thương yêu mẹ đã ch/thắng mọi lời mời gọi hấp dẫn.
Þ Sức níu giữ của tình mẫu tử.
– Tình cảm của em bé với mẹ quả là sâu nặng.
H. Em t­­ưởng t­ượng ra trò chơi ntn?
H.  Hãy đọc lời của em bé nói với mẹ  những trò chơi mà em tưởng tượng ra?  
+ Hs trả lời cá nhân
– Em nghĩ ra một trò chơi thú vị: Con làm mây và mẹ sẽ là trăng….con làm sóng, mẹ làm mặt biển…  
H. Trò chơi đó được miêu tả nh­ư thế nào? Có gì đặc biệt?
Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm mẹ con? Cảm xúc của em về những hình ảnh thiên nhiên được mô tả qua lời kể của em bé?
* Gv nhận xét, bình
Em không đi cùng sóng.
– Trò chơi của em bé không chỉ có Sóng mà còn có bến bờ kỳ lạ. Bờ biển bao dung rộng mở luôn dang rộng vòng tay đón em. Em không phải rời mẹ, không phải chỉ chơi đùa mà còn được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng của mẹ, tình yêu của mẹ. Em không chỉ có sóng mà còn cả bến bờ kì lạ, hiện thân của mẹ- bến bờ của sự bao dung, rộng mở luôn sẵn sàng tiếp đón em.
+ Suy nghĩ, thảo luận trong nhóm bàn, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung.
 Trò chơi có cả Mây , trăng trời xanh nhưng quan trọng hơn là có cả mẹ.
– Em đã nghĩ ra hình thức tuyệt vời để hoà hợp tình yêu  thiên nhiên với tình mẫu tử bằng cách biến chính mình thành Mây và Sóng, còn mẹ là mặt trăng và bến bờ kỳ lạ. Như­ng chơi không phải ở mãi tận chốn xa vời nào mà chính d­ưới mái nhà thân yêu.    
H. Tại sao em cho là trò chơi đó hay hơn trò chơi của Mây của Sóng?    + HS suy nghĩ trả lời (HS khá giỏi).
+ Trò chơi có cả mây, trăng, trời xanh,sóng, bến bờ nhưng quan trọng hơn là có cả mẹ
-Sự hoà hợp tuyệt diệu giữa em bé và TN trong cuộc vui chơi ấm áp của tình mẫu tử.
H. Em có cảm nhận gì về cái hay của 2 câu thơ cuối “Con lăn …..vào lòng mẹ ”
+Những h/ả thơ mang ý nghĩa gì? +So sánh tình mẹ con gắn với mây, trăng, sóng, bến bờ có ý nghĩa gì?  
+ HS tự do nêu cảm nhận, trình bày cá nhân, nghe Gv nhận xét.
– Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng đậm màu sắc triết lí. Mây và sóng là biểu tượng về con, trăng và bến bờ tượng trưng cho tấm lòng dịu hiền bao la của mẹ. So sánh tình mẹ con gắn bó với mây trăng, biển bờ, tác giả đã nâng tình cảm ấy lên tầm vũ trụ .
H. Qua trò chơi, em thấy em bé trong bài thơ có những đức tính gì đáng quý?
*Câu thơ cuối vừa là lời kết cho phần 2 vừa là lời kết cho cả bài thơ. Nó cho ta thấy tình mẫu tử có ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt.
*GV:  Thơ Tago thường đậm ý nghĩa triết lí: hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà ngay ở trên trần thế do chính con người sáng tạo, sự hòa hợp tạo dựng tình yêu là con người với thiên nhiên. Nhà thơ đã hoá thân trong em bé để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
+ Suy nghĩ tự do trình bày.
Em bé yêu thiên nhiên, yêu mẹ, em vừa thông minh vừa giàu trí t­ư­ởng tượng.
Þ Khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý.
H. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẫu tử, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm về điều gì?
* GV chốt, tích hợp với vấn đề môi trường thiên nhiên: biển, trời.    
+ Tự do bộc lộ
– Trong c/sống thường có nhiều cám dỗ, muốn thắng được những cám dỗ đó phải có điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
-Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, nhắc nhở mọi người: hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn mà hạnh phúc là do chính bản thân con người tạo dựng nên.
III. HD HS đánh giá khái quát – Hình thành kĩ năng đánh giá tổng hợp III. HS củng cố , đánh giá khái quát.
H. Chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ và đặc sắc về nội dung?
*GV cho HS làm BTTN củng cố kiến thức.
1. Nhận định nào chính xác về nhà thơ Ta – go?
A. Nhà thơ cổ điển của nước Anh.             
C. Nhà thơ hiện đại của Ấn Độ.
B. Nhà thơ hiện đại của n­ước Anh.            
D. Nhà thơ cổ điển của Ấn Độ.
2. Dòng nào sau đây nêu chính xác nội dung bài ”Mây và Sóng”?
A. Miêu tả trò chơi của trẻ thơ.
B. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ.
C. Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
D. Ca ngợi hình ảnh ngư­ời mẹ và tấm lòng bao la của mẹ.
3. Nhận xét nào sau đây nêu đúng và đủ nhất về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
A. Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển.
B. Dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển, xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
C. Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hóa và phát triển, xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
D. Xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển
– Gv chốt
– Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
+ Học sinh chỉ ra đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, làm BTTN củng cố kiến thức lí thuyết.
1. Nghệ thuật.  
Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại.
– Hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, giàu ý nghĩa tưởng tượng
– Hình thức diễn đạt mới lạ, phù hợp với trẻ em
2. Nội dung.
– Lời rủ rê của những người sống trên mây, trong sóng, sức hấp dẫn của những trò chơi đối với em bé
– Lời từ chối của em bé.
– Trò chơi sáng tạo của em bé
– Tình cảm gắn bó của em bé với mẹ
– Cảm nhận của em về tình mẫu tử thiêng liêng đầy ý nghĩa.            3. Ý nghĩa: Bài thơ Mây và sóng ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc    
– Học sinh đọc ghi nhớ.Ghi vào vở

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

+ Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm

+ Thời gian:  Dự kiến 4-5 p

+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo

– Gọi hs lên bảng làm
– Nhận xét và sửa chữa  
– Gv đ­ưa bài tập 2 lên bảng phụ
– Gọi hs đọc yêu cầu
– Tổ chức hs hoạt động cá nhân
– Gv nhận xét bổ sung, sửa chữa
Kĩ năng tư duy, sáng tạo  
III. Luyện tập
1. Bài 1 : Trắc nghiệm Sách bài tập ngữ văn 9
2 .Bài  2: Trình bày cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ.

  BÀI TẬP.

1. Nhận định nào chính xác về nhà thơ Ta – go?

A. Nhà thơ cổ điển của nước Anh.              C. Nhà thơ hiện đại của Ấn Độ.

B. Nhà thơ hiện đại của n­ước Anh.              D. Nhà thơ cổ điển của Ấn Độ.

2. Dòng nào sau đây nêu chính xác nội dung bài ”Mây và Sóng”?

A. Miêu tả trò chơi của trẻ thơ.

B. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ.

C. Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

D. Ca ngợi hình ảnh ngư­ời mẹ và tấm lòng bao la của mẹ.

3. Nhận xét nào sau đây nêu đúng và đủ nhất về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

A.Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển.

B.Dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển, xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

C. Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển, xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

D. Xây dựng những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá và phát triển

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Giáo án bài Mây và Sóng)

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Gv giao bài tập  
– Hs: Em có nhận xét gì về tình mẫu tử?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án bài Mây và Sóng)

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Gv giao bài tập  
– Tìm đọc một số tác phẩm khác viết về mẹ
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bư­ớc 4:  Giao bài, h­ướng dẫn học bài và làm bài về nhà: 2 phút

a. Học bài: Học thuộc phần ghi nhớ.

                  Làm hoàn thiện bài tập 2.

                  Làm bài tập trong sách bài tập trắc nghiệm .

b. Chuẩn bị bài

   + Soạn Ôn tập thơ

  + Yêu cầu: – Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

                  – Tìm đọc t­ư liệu về các  tác giả, tác phẩm

                   – Phiếu bài tập, bài tập( GV h­ướng dẫn học sinh kẻ bảng thống kê .)

+ Lập bảng thống kê… . Cần đọc lại các bài thơ hiện đại. Xem lại phần phân tích bài thơ. tìm hiểu các đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài này.

+ Ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn

+ Nhận xét về những điểm chung và riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru… ; Con cò, Mây và sóng

+ Nhận xét hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ Đồng chí, ánh trăng, Tiểu đội …

+Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò

+ Phân tích một khổ thơ mà em thích.

Xem thêm: Giáo án Nói với con – Tác giả Y Phương đầy đủ nhất (Giáo án bài Mây và Sóng)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-03 18:32:44.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*