Giáo án bài Tràng Giang phát triển năng lực

Giáo án bài Tràng Giang
Giáo án bài Tràng Giang

Giáo án bài Tràng Giang phát triển năng lực

Giáo án bài Tràng Giang

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Kiến thức về tác giả.

– Huy Cận (1919-2005), tên khai sinh Cù Huy Cận; Quê Hà Tĩnh. Tham gia cách mạng từ 1942, giữ nhiều trọng trách lớn trong bộ máy Nhà nước.

– Sáng tác từ rất sớm (17 tuổi). Sự nghiệp thơ chia hai giai đoạn:

+ Trước cách mạng: Bao trùm thơ Huy Cận thời kỳ này là nỗi buồn, nổi tiếng với các tập thơ: “Lửa thiêng”, “Kinh cầu tự”…

+ Sau cách mạng: Huy Cận hoà nhập cuốc sống mới, thơ ông không mang cái giọng buồn ảo nảo như trước nữa mà ngập tràn lòng yêu đời, yêu cuộc sống: “Trời mỗi ngày lại sáng”, “Đất nở hoa”…

– Phong cách thơ:

+ Huy Cận là một tronh những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ Mới.

+ Thơ ông hàm súc, giàu chất triết lí, chất suy tưởng. Sáng tạo nhiều tác phẩm giá trị trong đó có bài thơ Tràng giang là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận.

2.Kiến thức về tác phẩm.

2.1 hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, chủ đề.

– Sáng tác tháng 9/1939, khi đó Huy Cận 20 tuổi đang học trường cao đẳng canh nông, những buổi chiều nhớ nhà thường đạp xe ra bến Chèm nhìn dòng sông Hồng cuộn chảy nỗi nhớ trào dâng. Rút ra từ tập “Lửa thiêng” (1940)

Chủ đề:  nỗi sầu, cô đơn của cái “tôi” cá nhân trước thiên nhiên, vũ trụ thấm đượm: tình đời, tình người, lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín.

Liên quan:Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng Giang

2.2. Nội dung cơ bản

2.2. 1. Nhan đề và lời đề từ – Nhan đề:

+ Ban đầu có tên “Chiều bên sông” gắn với bút pháp tả thực, sau đổi thành “Tràng giang”.

+ Tràng giang: âm hưởng từ Hán-Việt gợi không khí cổ kính và đầy tính khái quát: không chỉ gợi sự mênh mông bát ngát của không gian mà còn gợi nỗi buồn mênh mang rợn ngợp.

– Lời đề từ: Thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng khuâng, thương nhớ) và cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ.

2.2.2. Bức tranh thiên nhiên

– Không gian: mênh mang, bao la, rộng lớn “Trời rộng sông dài” . – Cảnh vật: hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn:

+ Hình ảnh mang đậm màu sắc cổ điển: sóng, con thuyền, cồn nhỏ đìu hiu, bến cô liêu…Mây đùn núi bạc, cánh chim nghiêng

-> Đây là những thi liệu quen thuộc trong thơ đường. Những hình ảnh ấy gợi lên một sự vắng vẻ, lặng lẽ, buồn.

+ Bức tranh “Tràng giang’ vẫn gần gũi, thân thuộc với mỗi người Việt Nam bởi: “cành củi khô”, “tiếng làng xa vẫn chợ chiều”… Đó là những âm thanh, hình ảnh của cuộc sống con người của miền quê Việt Nam.

– Sự đối lập giữa bao la mênh mông của trời nước với vạn vật nhỏ nhoi tạo nên cảm giác lạc lõng con người cảm thấy cô đơn, bơ vơ.

Bao trùm bài thơ là một giọng điệu buồn. Dường như nỗi buồn đã thấm sâu vào cảnh vật.

2.2.3. Tâm trạng nhân vật trữ tình (nỗi lòng của nhà thơ)

– Nhà thơ cảm thấy cô đơn nhỏ bé trước mênh mông sông nước đất trời, không một niềm hi vọng của sự gần gũi, thân mật:“Đâu tiếng làng xa vẫn chợ chiều”,“bến cô liêu”; “không cầu”; “không chuyến đò”…

Những  hình  ảnh  ấy  gợi  lên  sự  cô  đơn  lẽ  loi  của  con  người  trước  vũ  trụ  bao  la. – Nhìn cảnh vật trôi trên dòng sông nhà thơ cảm thấy thấm thía sâu sắc hơn sự trôi nổi của kiếp người.

“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng”

“Bèo giạt về đâu hàng nối hàng

Nối buồn của thi nhân chính là nỗi buồn mang tính thời đại – thời đại thơ mới – thời đại con người mất nước, mất tự do, cuộc sống chỉ là hư ảo, mộng mị, sống không có lí tưởng, không tương lai hạnh phúc. Đây có thể coi là “nỗi buồn đẹp”. “Tràng giang đã dọn đường cho lòng yêu giang san đất nước” (Xuân Diệu).

– Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của

thơ mới và hồn thơ Huy Cận.

  Lớp  lớp  mây  cao  đùn  núi  bạc”  tạo  ấn  tượng  về  sự  hùng  vĩ  của  thiên  nhiên. “ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa” – thời gian đã biến chuyển, hoàng hôn buông xuống và cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà dễ gợi nỗi buồn xa vắng – nỗi buồn nhớ quê hương: “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

So sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”

Ta thấy với Huy Cận không cần có khói sóng trên sông vẫn nhớ quê nhà da diết -> Tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực, cháy bỏng.

=> Đứng trước cảnh sông nước bao la, những đợt sóng xa bờ tít tắp, thi nhân như đang soi mình xuống dòng sông, thấm thía một nỗi buồn bơ vơ, lặng lẽ thả hồn mình về với quê hương.

2.2. 4. Những đặc sắc nghệ thuật

Liên quan: Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng Giang

– Cảnh vật vừa mang nét cổ kính thường gặp trong thơ đường, vừa gần gũi thân thuộc đối với con người Việt Nam.

– Những hình ảnh mang nét đẹp cổ kính: + Nhan đề: 2 âm Hán – Việt

+  Câu  thơ:  “Trên  sông  khói  sóng  cho  buồn  lòng  ai”  gợi  nhớ  câu  thơ  Thôi  Hiệu:

“Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Phương thức biểu đạt của thơ Đường:

Vô hạn thiên nhiên > < hữu hạn của con người

Cái nhất thời > < vĩnh hằng

+ Thế giới bài thơ là thế giới thân thuộc của đồng quê, của non sông đất nước Việt Nam.

Giáo án bài Tràng Giang phát triển năng lực
Giáo án bài Tràng Giang phát triển năng lực

II. LUYỆN ĐỀ

1. Đề 1: Tâm trạng của nhà thơ qua cảnh sắc thiên nhiên trong “Tràng giang” của Huy Cận.

a. Mở bài:

– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

– Dẫn vào bài.

b. Thân bài

*Tâm trạng buồn, cô đơn, lạc lõng của con người trước vũ trụ rộng lớn.

Mở đầu bài thơ bằng cảnh sông nước mênh mông bất tận “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”.

– Điệp vần “ang” gợi lên sự mênh mông bất tận.

– Buồn “Điệp điệp” từ láy->gợi nỗi buồn miên man trải dài vô tận, không dứt. -> Câu thơ không chỉ nói sông, nước mà nói một nỗi buồn bất tận.

“Con thuyền xuôi mái nước song song”

– Con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, trôi nổi, vô định. Thuyền và nước chỉ song song với nhau mà không gắn bó với nhau. Thuyền đi với dòng để rồi chia li với dòng.

– Hình ảnh gợi sự chia lìa, rồi lại “củi một cành khô lạc mấy dòng”

-> Hình ảnh nhỏ bé mong manh, trôi nổi trên dòng sông, gợi liên tưởng đến kiếp người trôi nổi trên dòng đời vô định, gợi cảm giác buồn mênh mông, mang tâm trạng thời đại.

– Bổ sung vào bức tranh sông nước các hình ảnh bé bỏng trong trạng thái tàn rụi “lơ thơ cồn nhỏ, gió đìu hiu, làng xa vãng chợ chiều” – xuất hiện âm thanh cuộc sống nhưng không làm cho cảnh vật bớt vắng vẻ mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên càng mênh mang, hiu quạnh hơn (âm hưởng của các từ láy lơ thơ, đìu hiu ) – gợi một không gian tâm tưởng:

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu …”

Câu thơ có giá trị tạo hình đặc sắc : mở ra một không gian đa chiều: ta như thấy sông thêm dài, trời thêm cao và rộng hơn, bến sông ấy như thêm cô liêu, con người càng thêm cô đơn, bé nhỏ, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn, vĩnh hằng.

* Niềm khao khát tình đời – tình người

Liên quan: Phân tích Tràng Giang của nhà thơ Huy Cận hay nhất

– Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng” -> càng khắc sâu nỗi buồn về sự vô định, phó mặc, bất lực trước cuộc đời. Đây cũng là tâm trạng chung của các nhà thơ mới trong những năm ngột ngạt dưới thời thuộc Pháp.

– Điệp từ “ không” ( không cầu, không chuyến đò): gợi sự thiếu vắng , trống trải, không có tín hiệu của sự giao hòa, thân mật.  Dường như Huy Cận muốn phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người – khắc sâu ấn tượng về sự chia lìa, tan tác.

“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

> thiên nhiên đẹp nhưng thiếu vắng hình dáng con người.

=> Nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mang trước trời rộng sông dài mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.

– Nhà thơ mượn một số cách diễn đạt của thơ Đường mà vẫn giữ được nét riêng biệt của thơ mới và hồn thơ Huy Cận.

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” tạo ấn tượng về sự hùng vĩ của thiên nhiên.

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

– thời gian đã biến chuyển, hoàng hôn buông xuống và cánh chim đơn lẻ trong buổi chiều tà dễ gợi nỗi buồn xa vắng – nỗi buồn nhớ quê hương:

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

So sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu:

Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.

Ta thấy với Huy Cận không cần có khói sóng trên sông vẫn nhớ quê nhà da diết -> Tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực, cháy bỏng.

=> Đứng trước cảnh sông nước bao la, những đợt sóng xa bờ tít tắp, thi nhân như đang soi mình xuống dòng sông, thấm thía một nỗi buồn bơ vơ, lặng lẽ thả hồn mình về với quê hương. * Nghệ thuật:

– Tả cảnh ngụ tình…

– Lựa chọn chi tiết, hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm….

c. Kết bài:

– Đánh giá chung về tâm trạng nhân vât trữ tình qua bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.

Đề 2: Có ý kiến cho rằng Tràng giang là một bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại. Phân tích bài thơ để làm sang tỏ nhận định trên. (dựa vào Giáo án bài Tràng Giang )

a. Mở bài:

– Giới thiệu chung về bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

– Bài thơ của Huy Cận vừa thể hiện được vẻ đẹp cổ điển, vừa mang tinh thần hiện đại, xứng đáng là một bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

b. Thân bài:

Liên quan: Sơ đồ tư duy Tràng Giang ngắn gọn đầy đủ

– “Tràng giang” là một bài thơ có vẻ đẹp cổ điển. Vẻ đẹp này thể hiện ở nhiều phương diện:

+ Thể thơ (bảy chữ) chủ yếu với cách ngắt nhịp quen thuộc, tạo nên sự cân đối hài hòa.

+ Sự nhạy cảm của tác giả với cảnh tượng thiên nhiên bát ngát, không gian vô tận, hướng tới thời gian vĩnh hằng.

+ Cách thức miêu tả những bức tranh thiên nhiên (chỉ miêu tả một vài nét đơn sơ, chủ yếu ghi lại hồn cốt của tạo vật). + Thi liệu.

+ Âm điệu chủ đạo của bài thơ.

+ Nỗi buồn của tác giả.

– Cách vận dụng sáng tạo lối diễn đạt và các ý có trong thơ cổ (chẳng hạn như bài thơ Đăng cao của Đỗ Phủ,Hoàng Hạc lâu Thôi Hiệu…

– Tràng giang cũng là bài thơ thể hiện tinh thần hiện đại: + Vận dụng thể thơ bảy chữ.

+ Cách sử dụng thi liệu (bên cạnh thi liệu cũ, có Thôi Hiệu,…). + Vẻ đẹp trang nhã, thanh cao thoát ra toàn thi liệu mới).

+ Cách cảm nhận sự vật, khiến “cái buồn vời vợi dàn ra cho đến tận hư vô” (Xuân Diệu).

-> Vì thế, Tràng giang đúng là bài thơ vừa cổ điển vừa hiện đại.

c. Kết bài.

– Đánh giá chung về bài thơ. Khẳng định ý kiến đúng khi đánh giá về bài thơ.

Giáo án bài Tràng Giang

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-07-24 23:20:06.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*