Dàn ý phân tích Tây Tiến ngắn gọn hay nhất
1.Vài nét về tác giả
- Quang Dũng( 1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài,hồn thơ Quang Dũng vừa tinh nghịch,vừa tinh tế mang vẻ đẹp hào hoa,phóng khoáng đậm chất lãng mạn.
- Các tác phẩm chính: Rừng biển quê hương (1957), Mây đầu ô (1986) , Mùa hoa gạo ( 1950)…
Liên quan: Sơ đồ tư duy Tây Tiến ngắn gọn dễ hiểu
2 . Dàn ý phân tích Tây Tiến
- 1947, Quang Dũng gia nhập đoàn quân Tây Tiến. 1948, ông chuyển sang đơn vị khác. Một ngày tại Phù Lưu Chanh, tác giả bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm kháng chiến cùng đồng đội ở đơn vị cũ trong những tháng năm gian khổ ở miền biên cương Tây Bắc. Nỗi nhớ ấy cứ dần lớn lên trong con người của Quang Dũng,những xúc cảm chân thành đã bật lên thành những vần thơ “ Tây Tiến”.Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô ( 1986) .
Dàn ý tây tiến khổ 1:
Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng của người lính bộ đội cụ Hồ hiện lên rõ nét trong khổ thơ đầu.
+ 2 câu thơ đầu đoạn : Việc sử dụng điệp từ “nhớ” ,cách gieo vần “ơi” ,từ ngữ “ chơi vơi” kết hợp với hình ảnh sông Mã ,rừng núi cùng các địa danh đã gợi ra cuộc hành quân của người lính Tây Tiến giữa rừng núi vừa hùng vĩ ,vừa thơ mộng trữa tình
+ 4 câu tiếp: sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân đầy hiểm nguy,khắc nghiệt
+ 2 câu thơ cuối đoạn mang theo một nỗi nhớ đong đầy vợ những con người Tây Bắc hồn hậu,những tấm lòng thơm thảo đã gắn bó một thời qua từ ngữ” nhớ ôi” đây tha thiết.
- Bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn,chất họa kết hợp với chất nhạc,khổ thơ dựng lại con đường hành quân giữa núi rừng hiểm trở,hùng vĩ.
Đọc thêm: Giáo Án bài Tây Tiến định hướng phát triển năng lực
Dàn ý Khổ 2,3 diễn tả cảnh đêm liên hoan lửa trại và khung cảnh trên vùng sông nước Tây Bắc
+ Cảnh đêm liên hoan lửa trại : cùng với ánh sáng,âm thanh,con người ở khổ 2 đã vẽ ra một bức tranh đêm lửa trại rực rỡ sắc màu,rộn rã âm thanh và ấm áp tình quân nhân.
+ Khung cảnh chia tay chiều Châu Mộc trên sông nước Tây Bắc đầy bịn rịn: “ có thấy” ,” có nhớ” vợ hình ảnh thiên nhiên: “ hồn lau”,”hoa đong đưa”.
- Ghi tạc nỗi nhớ của người lính Tây Tiến- một nỗi nhớ da diết chan chứa tìng.
Dàn ý khổ 3 bài Tây Tiến
Hình tượng người lính Tây Tiến khắc họa chân thực trong 2 khổ cuối
+ Vẻ đẹp ngoại hình lẫm liệt,dữ dội: hình ảnh” đoàn binh không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” , “mắt trừng” => những người lính Tây Tiến phải trải qua những gian khổ nghiệt ngã nơi chiến trường,thế nhưng vẫn hiện lên hùng dũng,hiên ngang như vị chúa tể rừng xanh.
+ Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn,hào hoa: sau những giờ hành quân nhọc nhằn,họ tìm về vầng sáng lung linh trong kí ức- những thiếu nữ Hà thành duyên dáng.
Liên quan: Mở bài kết bài bài thơ Tây Tiến chinh phục mọi giám khảo
+ Vẻ đẹp bi tráng : Mang tâm thế” chẳng tiếc trời xanh” không hề né tránh cái chết,từ ngữ Hán Việt: “ biên cương,viễn xứ,chiến trường,độc hành,áo bào” => tráng lệ hóa sự hi sinh, khiến những cái chết trở nên thiêng liêng,những câu thơ bi mà không lụy,giảm bớt đi sự đau buồn
+ Tình cảm gắn bó với núi rừng Tây Tiến: “ hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.
**** Từ những trải nghiệm đau thương của cuộc đời người chiến sĩ trong những năm tháng bom rơi đạn nổ,Quang Dũng đã dựng lên một bức tượng đài uy nghi,sừng sững về những chàng trai “ mang gươm giữ nước” : anh hùng bất khuất trong chiến đấu, lãng mạn yêu đời trong cuộc sống nhọc nhằn. Đồng thời dấy lên nỗi nhớ thiết tha khẳng định kỉ niệm của một thời hi sinh máu lửa nhưng hào sảng mãi trở thành bất tử ****
Liên quan: Đề bài Tây Tiến theo hướng mới năm 2023
Originally posted 2019-12-04 09:24:31.
Để lại một phản hồi