Cách làm dạng bài cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học

cách làm dạng bài cảm nhận chi tiết trong tác phẩm

Cách làm dạng bài cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học

Xin chào mọi người! noel thì càng ngày càng tới gần và việc học tập cũng càng ngày càng khó khăn và căng thẳng. Đặc biệt là môn văn, bạn không thể nào mỗi khi có đề bài nào cũng lại lên internet để tìm bài mẫu được. Vậy nên hôm nay Hocvan12 sẽ gửi đến cho bạn một công thức rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: Cách làm dạng bài cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học

Nhưng trước tin mình muốn nhấn mạnh cho mọi người hiểu rõ về dạng bài này, có thể dạng bài này mọi cũng gặp quá nhiều rồi và nó cũng chính là dạng bài trọng tâm của cách ra đề năm nay. Mọi người có thể thấy dạng bài này cũng xuất hiện trong bộ đề minh họa của bộ (không phải ngẫu nhiên bộ lại cho đề minh họa sớm như vậy, một phần là để trấn an dư luận, một phần cũng là lấy đó làm sườn cho cách ra đề năm nay).

Vậy nên học cách làm dạng bài này đồng nghĩa với việc bạn đã sắm cho mình một chiếc phao cứu sinh. Hãy bắt đầu khám phá công thức làm dạng bài cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học cùng Hocvan12 nào!

Khái quát về dạng đề cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học

Dạng đề cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm là dạng đề hướng tới các chi tiết tiêu biểu của một tác phẩm để từ đó khám phá ra vẻ đẹp, ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm (chi tiết ấy phải là chi tiết tiêu biểu, có tính khát quát trong tác phẩm)

Xem Thêm: Phân tích bài thơ Việt Bắc: Từ đơn giản đến nâng cao – đầy đủ mọi chi tiết.

Đây là dạng bài tương đối khó với học sinh. Trong sách giáo khoa lớp 12 chưa có bài nào hướng dẫn cụ thể cách làm bài và dàn ý cho dạng đề cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm. Vì thế để học sinh làm tốt được những bài làm văn dạng như trên quả thực là điều rất khó khăn.

Thực tế trong những năm qua, có rất nhiều đề thi liên quan đến việc phân tích/ cảm nhận/ so sánh chi tiết trong tác phẩm. Có thể điểm qua các đề thi của vài năm gần đây như:

Đề 1 (Đề thi Tốt nghiệp năm 2010-2011).
Trong đoạn cuối truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”  của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?

Đề 2 (Đề thi Đại học khối C 2011- 2012).
Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, việc Mị nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ diễn ra trong hoàn cảnh nào? sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị?

Đề 2: (Đề thi Đại học khối C năm 2012) Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh “Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua”. (Ngữ văn 11. Tập 1, NXB GDVN 2011. Tr 115.) Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”. (Ngữ văn 11. Tập 2, NXB GDVN 2011. Tr 32.) Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những hình ảnh kết thúc trên.

cách làm dạng bài cảm nhận chi tiết trong tác phẩm

Và mới đây nhất đó là đề minh họa kì thi THPT QG 2023. Đó là những đề bài mẫu cho dạng bài này. Quả thật để làm tốt dạng bài này là một điều không phải dễ dàng.

Xem Thêm:Bài Giảng Online: Phân Tích Bài Thơ Sóng – Tưởng Dễ Nhưng Khó Không Tưởng

Cách làm dạng bài cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học

Để làm tốt dạng bài cảm nhận/ phân tích chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong tác phẩm đòi hỏi bạn cần phải nhớ dàn bài chi tiết và các bước làm sau:

Mở bài:

Giống như mọi dạng bài khác thì đầu tiên chúng ta cần giới thiệu chi tiết và vấn đề cần bàn luận. Với dạng đề về chi tiết có thể dẫn dắt từ sự thành công của tác phẩm được làm nên từ những chi tiết “đắt”, từ đó mà dẫn dắt đến chi tiết cần bàn luận.

Thân bài:

Giới thiệu chi tiết về tác phẩm

Đây là bước bản và bản làm hoàn toàn giống như các dạng đề khác

Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương (truyện ngắn)

Ở phần này bạn cần nêu được vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn học: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, gợi hình, gợi cảm ra sao,  chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện như thế nào?

Xem Sau: Phân Tích Chi Tiết Bài Thơ Tây Tiến

Dẫn dắt cụ thể hoàn cảnh dẫn đến chi tiết

Tất cả các chi tiết đều được xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nhất là các chi tiết quan trọng thường xuất hiện trong một hoàn cảnh (tình huống đặc biệt)

Tóm tắt các sự việc phần trước đó để dẫn đến chi tiết cần bàn luận bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 dòng (Chú ý dẫn dắt ngắn gọn, chọn những sự việc then chốt có liên quan chặt chẽ đến mạch vận động của tác phẩm và có ý nghĩa trực tiếp đến chi tiết bàn luận. Tránh lan man). Cụ thể:

-Chi tiết ấy thuộc phần nào của tác phẩm.
-Tình huống dẫn đến chi tiết.
-Đưa ra cụ thể hình ảnh, chi tiết cần phân tích.

Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết

Cách làm dạng bài cảm nhận về chi tiết trong tác phẩm văn học

Đây là phần quan trọng nhất và thường rất khó bởi dung lượng chi tiết thì thật ít lại đòi hỏi các bạn phải suy luận, phân tích có chiều sâu. Bạn phải có kiến thức và kĩ năng thật tốt. Muốn vậy, bạn cần nắm chắc nội dung của tác phẩm từ đó phải biết phát huy trí tưởng tượng phong phú, phát huy trường liên tưởng. Bản chất của văn chương là sự sáng tạo nên cần có sự cảm nhận phong phú sáng tạo song cũng cần phải bám vào mạch truyện, vào các yếu tố liên quan để hiểu về chi tiết cũng như hiểu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Phải gắn chi tiết ấy vào chỉnh thể của tác phẩm và phong cách của nhà văn.

Xem thêm: Sơ Đồ Tư Duy: Phân Tích Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông ? (Trích)

Phân tích nội dung

a/ Phải thấy rõ chi tiết ấy nói về điều gì?

Cần cắt nghĩa rành rọt về chi tiết đó. Phải đặt trong từng tình huống cụ thể để hiểu sâu nội dung, ý nghĩa. Ví dụ như chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ” phải đặt vào hoàn cảnh A Phủ là một chàng trai rất gan bướng không dễ gì anh sẽ khóc nên chi tiết này có thể thấy nó đã thể hiện nỗi đau đớn, tủi cực đến tận cùng của nhân vật.

Hoặc phải đặt vào hoàn cảnh xã hội để hiểu ý nghĩa của chi tiết. Tiếp tục cũng với chi tiết “giọt nước mắt của A Phủ”  phải thấy được hoàn cảnh của người nông dân miền núi dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến lúc bấy giờ. Bọn địa chủ, phong kiến luôn đè nén con người khiến họ phải chịu bao cảnh ngang trái, bất công.

b/ Đi sâu vào các từ ngữ quan trọng đó chính là chìa khóa giúp bạn

Trong cách “chi tiết đắt”, các nhà văn thường đặc tả qua một số từ ngữ then chốt để làm nổi bật tư tưởng. Có những từ ngữ gợi giá trị tạo hình như từ ngữ trong chi tiết về giọt nước mắt của bà cụ Tứ “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt- Kim Lân) hay hình ảnh mười đầu ngón tay Tnú bị bốc cháy “Một ngón tay Tnú bốc cháy. hai ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh, mười ngón tay bây giờ đã trở thành mười ngọn đuốc”.

Có những từ ngữ làm nổi bật những xúc cảm như trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao khi nhà văn nói về thái độ của Hoàng với người nông dân “Nỗi khinh bỉ của anh phì ra cả ngoài nét mặt theo cái bĩu môi dài thườn thượt, mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối”. Chỉ khi bạn biết chú ý vào các từ ngữ then chốt có sức gợi thì khi đó  mới làm nổi bật nội dung cụ thể của chi tiết và cảm xúc của người viết đó chính là chìa khóa để bạn viết được một bài văn hay.

Đừng Quên: Hot! Công bố đề thi thử THPT QG 2023 môn Ngữ Văn – Sẽ không còn học tủ học lệch được nữa

c/ Phân tích ý nghĩa gợi ra từ chi tiết đó

Đây là một phẩn mở vậy nên ngoài những ý chính, quan trọng thì hãy tự do sáng tạo những lớp ý nghĩa bạn cảm thấy đúng, hợp với cố truyện. Điều đó sẽ làm tăng sức hấp dẫn cảu bài viết.

Mình sẽ tiếp tục lấy ví dụ về hình ảnh ngọn lửa trên mười đầu ngón tay của Tnú:
-Ngọn lửa bốc cháy trên mười đầu ngón tay của Tnú như thể hiện nỗi đau đớn tận cùng của Tnú và cũng là nỗi đau của toàn dân tộc khi kẻ thù sang xâm lược.

Nhà văn đã miêu tả “Một ngón tay Tnu bốc cháy, hai ngón, ba ngón…”. Ngôn ngữ giàu sức tạo hình để ta hình dung ra hình ảnh những ngón tay Tnú cứ bén dẫn, bén dần lần lần một ngón, hai ngón…Nhà văn lại nói thêm: Không có gì đượm bằng cây xà nu. Lửa bắt rất nhanh, mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Ngọn lửa ấy lan thật nhanh và ngay trong chốc lát mười ngón tay ấy đã bùng lên bốc cháy…Nỗi đau như đến tận cùng. Đau đớn cực độ khi Tnú không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay mà anh cảm thấy lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng, máu anh mặn chát ở đầu lưỡi, răng anh đã cắn nát môi anh rồi.

Xem thêm:Soạn Bài Bằng Sơ Đồ Tư Duy: Hóa Dài Thành Ngắn: Người Lái Đò Sông Đà (Trích)

Lúc này nỗi đau ấy không chỉ ở mười đầu ngón tay nữa mà ngọn lửa ấy như thiêu đốt toàn cơ thể anh, anh đang cố kìm nén nỗi đau. Đó còn là hình ảnh tố cáo tội ác tày trời của giặc Mĩ, chúng đã tàn sát hủy diệt cuộc sống của nhân dân ta. Chúng còn giết bà Nhan, anh Xút, anh Quyết và bao nhiêu người dân vô tội khác nữa.

Chúng đã biến cây xà nu vốn thân thuộc gần gũi, vốn là bạn của mọi nhà giờ đây lại thiêu đốt nhân dân. Dưới sự tàn bạo của chúng tất cả đều trở nên đáng sợ (Liên hệ với tội ác của giặc Minh ở thế kỉ XV):
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn 
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
                                  “Bình Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi

cách làm dạng bài cảm nhận chi tiết trong tác phẩm

-Ngọn lửa ngùn ngụt bốc cháy cũng là ngọn lửa của lòng căm thù trong mỗi người dân Việt Nam. Bọn thằng Dục thiêu đốt mười đầu ngón tay của Tnú là để uy hiếp tinh thần của nhân dân. Chúng đe dọa người dân “xem hãy coi bàn tay thằng Tnú”, chúng muốn người dân Tây Nguyên nhìn vào đó mà sợ, mà không dám đấu tranh nhưng ngược lại nhìn vào đó họ không sợ hãi bọn giặc mà chỉ thấy thương cho Tnú và căm giận sục sôi với quân thù và họ sẽ đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù tàn ác, trả thù cho những người dân đã chịu đau thương và đã hi sinh.

Liên quan: Nắm giữ nghị luận văn học trong tay chỉ bằng một nốt nhạc

Mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Nguyễn Trung Thành ví ngọn lửa ấy như những ngọn đuốc bởi ngọn đuốc vốn thật gần gũi với buôn làng Tây Nguyên, nó soi sáng trong đêm tối nơi núi rừng. Và ngọn đuốc thường có ý nghĩa nói về ý nghĩa soi đường, tinh thần đấu tranh. Lúc này mười ngọn đuốc ấy kết thành một bó đuốc rực sáng để khích lệ và cổ vũ tinh thần đấu tranh. Đặc biệt bó đuốc ấy như ánh sáng soi đường cho cả dân làng đứng lên đấu tranh (Liên hệ vơi trái tim Đan cô). Ngọn lửa ấy cũng đã báo hiệu cuộc Đồng Khởi của người dân Tây Nguyên, họ cùng nhất loạt đứng lên đấu tranh và chiến thắng. 

d/ phải có sự so sánh, liên hệ với các chi tiết khác trong tác phẩm cũng như ở các tác phẩm khác.

Các chi tiết trong tác phẩm bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các chi tiết khác. Khi tìm hiểu chi tiết, hình ảnh nào đó ta đặt nó trong mối liên hệ với các chi tiết khác trong tác phẩm để thấy một mạch thống nhất. Hay khi liên hệ với các chi tiết trong các tác phẩm khác thì lại để thấy được sự kế thừa cũng như sự sáng tạo trong sáng tác văn chương.

Như khi phân tích về giọt nước mắt của A Phủ có thể liên hệ với giọt nước mắt của Hộ trong “Đời thừa”. Nam Cao đã miêu tả giọt nước mắt của nhân vật Hộ “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh người ta bóp mạnh”. “Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc”.

cảm nhận chi tiết trong tác phẩm

Hay nước mắt của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên “Hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt”. Ở đây đều là giọt nước mắt của những người đàn ông đau khổ nhưng có hoàn cảnh và số phận khác nhau. Nếu như giọt nước mắt của Chí Phèo là sự cảm động khi được Thị Nở chăm sóc, giọt nước mắt của Hộ là ân hận khi nhận ra hành động thô bạo của mình với vợ con thì giọt nước mắt của A Phủ lại là nỗi đau đớn, tủi cực của người nông dân khi bị áp bức.

 Liên quan:  Nghị luận xã hội sao? Thật đơn giản với BẢO BỐI này.

Cũng cùng cách thức so sánh liên hệ ấy khi nói về giọt nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân ta có thể liên hệ đến câu thơ:
 “Tuổi già hạt lệ như sươnng
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”
Khóc Dương khuê”- Nguyễn khuyến.

e/ Phân tích nghệ thuật xây dựng chi tiết (gắn với nét đặc trưng trong phong cách của nhà văn)

-Bút pháp miêu tả như bút pháp hiện thực (chi tiết kết thúc truyện Chí Phèo), bút pháp lãng mạn cách mạng (chi tiết kết thúc truyện “Vợ nhặt”), bút pháp của khuynh hướng sử thi (chi tiết về hình ảnh rừng xà nu cuối tác phẩm “Rừng xà nu”)
-Nét đặc trưng trong ngôn ngữ: Ngôn ngữ giản dị như trong tác phẩm của Kim Lân, ngôn ngữ hào hùng tráng lệ như trong “Rừng xà nu”, ngôn ngữ đậm màu sắc triết lí như trong tác phẩm của Nam Cao…, ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ trong “Những đứa con trong gia đinh” Nguyễn Thi…

f/ Đánh giá ý nghĩa của chi tiết đó trong hệ thống toàn bộ tác phẩm.
Chi tiết quan trọng ấy làm cho mạch truyện trở nên thống nhất và giữ vai trò chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Thể hiện rõ phong cách của tác giả.

Kết Bài

Tổng kết lại vấn đề, khái quát lại vẻ đẹp, ý nghĩa của chi tiết ấy, tác dụng của chi tiết ấy đối với tác phẩm.

Xem sau: Đếm 1, 2, 3, 4, 5 để lấy lại hứng thú học tập

Những chi tiết đặc sắc trong tác phẩm lớp 11- 12

Phía trên là công thức hoàn chỉnh cho dạng bài cảm nhận chi tiết trong tác phẩm, nó khá đầy đủ và chi tiết mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dạng bài quan trọng này và có thể làm tốt nó.

Ngoài ra Hocvan12 sẽ cung cấp cho bạn một số chi tiết đặc sắc trong các tác phẩm 11-12, đây là những chi tiết quan trọng và có thể trở thành một đề bài bất cứ lúc nào. Vậy nên hãy chú ý kĩ đến những chi tiết này.

Đừng bỏ qua: Nhớ kĩ cách làm 10 câu hỏi này bạn sẽ cân được mọi bài đọc hiểu(Phần 1)

-Tác phẩm “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam cần lưu ý đặc biệt các chi tiết,  hình ảnh: ngọn đèn con của chị Tí, đoàn tàu đi qua phố huyện vào mỗi đêm.
-Tác phẩm “Chí Phèo” – Nam Cao cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Bát cháo hành của Thị Nở, giọt nước mắt của Chí Phèo, cái lò gạch bỏ không….
-Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài cần chú ý chi tiết, hình ảnh : Tiếng sáo đêm xuân, giọt nước mắt của A Phủ……
-Tác phẩm “Vợ nhặt”- Kim Lân cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Bát bánh đúc, nồi cháo cám (chè khoán), đoàn người phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ …….
-Tác phẩm “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành cần chú ý chi tiết, hình ảnh: Lời nói của cụ Mết “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”, bàn tay Tnú, rừng xà nu bạt ngàn (cuối tác phẩm)………
-Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”- Nguyễn Thi cần chú ý chi tiết, hình ảnh: cuốn sổ gia đình, lời khen của chú Năm với Việt và Chiến, chị em Việt và Chiến khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm……
-Chiếc thuyền ngoài xa : chú ý chi tiết bức ảnh nghệ thuật.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng hocvan12. Nếu thấy bài viết này hay hãy chia sẻ nó đến cho bạn bè của bạn cùng biết nha. Lưu ý: để nắm tốt dạng bài cảm nhận chi tiết trong tác phẩm văn học đòi hỏi bạn phải nắm chắc kiến thức và có sự liên hệ mở rộng.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2018-12-20 16:26:37.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*